Giới thiệu chung về Công ty SETA:CINQ Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 36 - 44)

Ngày thành lập: 6/2007

Số lượng nhân viên hiện tại: 159 (tháng 5/2013)

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 3D Creative Center, Đường Duy Tân, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

SETA:CINQ Vietnam là công ty gia công và xuất khẩu phần mềm có 100 % vốn nước ngoài, là Công ty trực thuộc tập đoàn SETA International có trụ sở đặt tại New Port Beach, USA. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực như:

- Xuất khẩu gia công phần mềm cho các khách hàng tại thị trường Âu – Mỹ và Nhật Bản.

- Cung cấp giải pháp công nghệ thông tin chất lượng quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến CNTT như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế Website, Đào tạo tin học, Tư vấn CNTT.

Công ty SETA:CINQ Việt Nam được xây dựng từ năm 2007, tiền đề xuất phát từ một nhóm người trẻ tuổi, nhiệt huyết, với quyết tâm khởi nghiệp trong lĩnh vực mà mình say mê là lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty ban đầu lấy tên là IPV (Ideal Parter In Vietnam), làm gia công phần mềm với thị trường chính ban đầu mới là thị trường Mỹ và Châu Âu. Đến năm 2009, khi chính thức trở thành một thành viên của công ty SETA International của Mỹ, công ty đã chính thức đổi tên thành SETA:CINQ và duy trì tên gọi này cho đến hiện tại. Việc mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản cũng bắt đầu từ thời gian này. Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về gia công phần mềm cho cả hai thị trường Âu Mỹ và thị trường Nhật Bản là tương đối cân bằng, mảng thị trường Nhật Bản đang có xu hướng bứt phát mạnh mẽ, phát triển rất nhanh bắt đầu từ nửa cuối năm 2011.

3.1.1. Cơ cấu tổ chức

CÔNG TY

US Division Japan Division Các đội phát triển Đội QA Các đội phát triển Đội QA

Phòng hành chính, nhân sự Phòng quản trị hệ thống Các nhóm phát triển Các nhóm phát triển Các nhóm QA Các nhóm QA Ban Giám Đốc

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty SETA:CINQ

Tổ chức công ty chia thành các bộ phận sau:

- Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc điều hành cùng các Trưởng bộ phận,

đây là bộ phận quản lý cao nhất, có trách nhiệm trong mọi quyết định chiến lược liên quan đến hoạt động của công ty. Tìm kiếm, thương lượng với các đối tác, khách hàng. Ban Giám đốc cũng có nhiệm vụ thường xuyên làm việc với ban Giám đốc của công ty mẹ cũng như các công ty chi nhánh của công ty SETA International nhằm thống nhất về quản lý, chiến lược phát triển.

- Phòng hành chính, nhân sự: lo các vấn đề về Hành chính, Nhân sự, Kế

toán, Tài chính của công ty, trong đó có hai nhiệm vụ khá quan trọng là về Nhân sự (quảng bá thông tin về công ty, tìm kiếm và phát triển nhân sự của công ty), và Tài chính kế toán (quản lý tài chính của công ty).

- Phòng quản trị hệ thống: đây là bộ phận quản lý cơ sở vật chất của toàn

công ty bao gồm hệ thống máy móc, thiết bị, hệ thống mạng, phòng máy chủ (Server), hỗ trợ về kỹ thuật, máy móc khi có yêu cầu từ phía mọi thành viên công ty.

- Hai bộ phận lao động chính làm việc với hai thị trường khác nhau gọi là US Division (bộ phận làm cho thị trường Âu Mỹ) và Japan Division (bộ phận làm

cho thị trường Nhật Bản). Mỗi bộ phận thì lại có hai đội là:

- Đội phát triển (Development): với nhân sự là các kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ

thực hiện xây dựng, phát triển các sản phẩm/ dịch vụ về phần mềm của các dự án.

- Đội QA (Quality Insurrance): là đội có nhiệm vụ kiểm định chất lượng các

sản phẩm mà đội phát triển tạo ra trước khi xuất hàng tới tay khách hàng.

Ở hai đội trên lại phân chia thành các nhóm nhỏ, làm việc với các khách hàng cụ thể, dự án cụ thể.

3.1.2. Cơ cấu nhân lực

3.1.2.1. Cơ cấu nhân lực theo các đơn vị

Tên đơn vị Số lượng (người)

Ban Giám Đốc 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đội phát triển 119

Các đội QA 30

Hành chính, nhân sự 5 Quản trị hệ thống 2

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nhân lực theo các đơn vị

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty 5/2013)

Phân bố nhân lực tại công ty tập trung chủ yếu vào hai đơn vị chính là đội phát triển (có nhiệm vụ sản xuất chính), đội kiểm tra chất lượng (đội QA). Các đơn vị khác là các đơn vị quản lý hoặc đơn vị hỗ trợ nên lượng người ít hơn rất nhiều. Về tỷ lệ giữa bộ phận phát triển và bộ phận QA hiện tại đang là xấp xỉ 1/4. Điều này chứng tỏ là QA còn khá thiếu. Vì theo tỉ lệ hiệu quả giữa QA và DEV, một QA chỉ nên phụ trách từ 2 đến 3 nhân viên phát triển, như thế thì mới đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả công việc.

3.1.2.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Giới tính Số lượng (người)

Nam 125

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty 5/2013)

Vì là doanh nghiệp làm về công nghệ, thuần kỹ thuật, nên số lượng nam giới chiếm tỷ lệ cao. Số lượng nam này cũng chủ yếu là lực lượng chính của đội phát triển, trực tiếp làm ra sản phẩm. Số lượng nhân viên nữ chủ yếu là những người làm ở bộ phận QA (kiểm định chất lượng), và ở bộ phận hành chính nhân sự. Đây là các công việc có phần nhẹ nhàng, chịu áp lực thấp hơn so với công việc phát triển.

Nhân sự tại công ty đa số là người rất trẻ, đa số là những người có kinh nghiệm làm việc dưới 10 năm, tỷ lệ dưới tuổi 30 khá cao, chiếm gần 70% nhân viên trong công ty, công ty không có ai có độ tuổi từ 40 trở lên. Tỷ lệ trẻ tuổi cao như vậy nên môi trường làm việc tại công ty khá trẻ trung, thoải mái. Tuy nhiên, những người trẻ còn ít kinh nghiệm làm việc và tinh thần ý thức trách nhiệm trong công việc có người còn chưa cao, nên việc quản lý, đào tạo và giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết.

3.1.2.3. Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn

Trình độ Số lượng

Đại học, trên đại học 127

Cao đẳng 3

Tốt nghiệp trung tâm đào tạo 29

(Trung tâm đào tạo: đây là các trung tâm chuyên đào tạo về công nghệ thông tin ví dụ như FPT Aptech…)

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty 5/2013)

Tỷ lệ về khả năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân sự:

Trình độ Tiếng Anh Tiếng Nhật

Cao cấp 16 13

Trung cấp 30 15

Sơ cấp 80 20

Bảng 3.1. Trình độ ngoại ngữ tại công ty

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty 5/2013)

(Cao cấp: có thể giao tiếp, làm việc trực tiếp với khách hàng nước ngoài

Trung cấp: chưa giao tiếp trực tiếp được với khách hàng, có thể đọc hiểu tài liệu, giao tiếp thông qua mail với khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ cấp: trình độ cơ bản, chưa giao tiếp hay đọc hiểu được tài liệu, phải tra cứu nhiều)

Là công ty làm về CNTT là một ngành cần tri thức cao, nên nhân viên làm việc tại công ty cũng có trình độ học vấn cao, đa số tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm đào tạo công nghệ. Về trình độ ngoại ngữ của nhân viên thì vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nhân viên biết và sử dụng tiếng Anh thì khá nhiều nhưng với tiếng Nhật thì đang còn rất ít. Số lượng người biết và giao tiếp được bằng tiếng Nhật mới chủ yếu tập trung ở bộ phận quản lý, các kỹ sư cầu nối (BSE). Bộ phận QA thì cũng chỉ dừng ở mức đọc, viết được tài liệu. Vì làm việc với khách hàng Âu, Mỹ, hay khách hàng Nhật Bản, là các thị trường yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, nên đòi hỏi công ty cũng có những chính sách cụ thể về việc tuyển dụng, cũng như

đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên, nhằm phục vụ cho công việc được đảm bảo.

3.1.3. Kết quả Kinh doanh của Công ty

Biều đồ 3.4. Kết quả Sản xuất kinh doanh của Công ty SETA:CINQ Việt Nam (Số liệu tháng 5/2013)

Về khách hàng hiện tại của công ty SETA:CINQ Việt Nam

Thị trường Số lượng khách hàng

Thị trường Âu Mỹ 12 Thị trường Nhật Bản 15

Hình 3.3. Các khách hàng đã làm việc tại thị trường Nhật Bản

(Nguồn: Website của Công ty: http://www.seta-international.com/)

SETA bắt đầu phát triển từ năm 2007 và ban đầu chủ yếu làm cho thị trường Âu Mỹ, khách hàng Nhật lúc đó chỉ có một khách hàng duy nhất, với phụ trách chỉ là một nhóm nhỏ vài thành viên. Bộ phận phát triển cho thị trường Nhật bản (Japan Division) chỉ thực sự chính thức hình thành từ tháng 6/2011, tuy nhiên kể từ đó tốc độ phát triển rất nhanh, số lượng khách hàng tăng đều qua các năm, và dự kiếns sẽ có xu hướng mở rộng, tăng nhanh hơn nữa. Số lượng khách hàng ở thị trường Mỹ cũng có thời điểm chững lại do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng trong năm 2013 đã dần khôi phục và tăng trở lại.

Biều đồ 3.5. Biểu đồ về sự phát triển khách hàng tại công ty SETA:CINQ Việt Nam (Số liệu tháng 5/2013)

SETA:CINQ là một công ty có quy mô bậc trung. Về thị phần trên thị trường thì công ty cũng chưa chiếm được các thị phần chính và quan trọng, tuy nhiên công ty cũng đã dần dần xây dựng được chỗ đứng, vị thế của mình. Việc cạnh tranh chủ yếu là với các công ty bậc trung và nhỏ khác. Công ty xác định trước tiên là làm việc với các khách hàng bậc trung, nhỏ. Tìm cơ hội để làm việc với các khách hàng lớn để nâng cao vị thế và uy tín của công ty. Việc cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn là rất khó nhưng với các doanh nghiệp về công nghệ, thì quy mô cũng chỉ là một yếu tố, yếu tố quan trọng nhất vẫn là trình độ nhân lực cũng như uy tín, vị thế về chất lượng sản phẩm.

Về khách hàng mục tiêu của công ty:

- Với thị trường Nhật Bản: Các khách hàng là các công ty làm dịch vụ tại Nhật Bản, trong đó tập trung vào các công ty làm về dịch vụ Web, thiết bị di động, dịch vụ mạng xã hội…

- Với thị trường Âu Mỹ: Tập trung vào một số khách hàng quan trọng hiện tại, mở rộng khách hàng mới tập trung vào một số thị trường mà các công ty Việt Nam còn chưa khai thác tại châu Âu như Ireland, bắc Âu.

Trong đó thị trường Nhật Bản đang được xác định là một thị trường chủ đạo, vì đang có nhu cầu rất lớn. Việc xác định này đặt ra cho bộ phận quản lý trong công ty có các chiến lược về marketing, cũng như chuẩn bị về nguồn nhân lực để đáp ứng được các kế hoạch trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 36 - 44)