Mục tiêu và phạm vi hoạt động

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược cho công ty tnhh lê phan - nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 45)

6. Bố cục của luận văn

2.1.4 Mục tiêu và phạm vi hoạt động

Thông qua việc cung cấp các loại bê tông thương phẩm có giá bán cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, phục vụ nhanh chóng và nhiệt tình. Công ty luôn tìm kiếm sự an toàn, sự đổi mới nhằm gia tăng giá trị hữu hình và vô hình của công ty.

Trải qua gần 1 thập niên hoạt động, công ty Lê Phan hiện được biết đến như là một trong những nhà sản xuất và cung ứng bê tông có uy tín trong tỉnh Đồng Nai, đồng thời cũng là một công ty thi công trải cán nhựa nóng mạnh trên địa bàn Đồng Nai và các huyện giáp ranh thuộc tỉnh lân cận. Công ty có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp bê tông cho các công trình đạt chất lượng cao tạo uy tín với các khách hàng.

2.2 Phân tích môi trƣờng v mô

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang phát triển và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và công ty Lê Phan nói riêng đang từng bước tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh ấy. Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp công ty trả lời câu hỏi: Công ty đang đối diện với những vấn đề gì? Có nhiều vấn đề về môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, những yếu tố chính cần quan tâm là yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, các yếu tố tự nhiên…

2.2.1 Yếu tố về inh tế xã hội

Tổng sản phẩm quốc nội: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2007 đến năm 2012 thể hiện qua bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

%GDP 8,48 6,16 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhận xét: Theo bảng số liệu 2.1 cho thấy trong 6 năm qua (2007-2012), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên GDP có biểu hiện suy giảm dần qua các năm, bình quân 6,28 %/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mặc dù nền kinh tế thế

giới có nhiều biến động sụt giảm. Khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối vào Việt Nam, cụ thể nhiều dự án đang trì hoãn hoặc giãn tiến độ. Nhưng thực tế Việt Nam vẫn có những lợi thế cơ bản để thu hút FDI như giá nhân công rẻ tương đối so với các quốc gia trong khu vực, hơn nữa Việt Nam còn có các nguồn lực tự nhiên dồi dào.

Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, theo đó nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng lớn, đây là nhân tố tác động tích cực đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng trong đó có sản xuất bê tông.

3- Chính sách tiền tệ

Trước năm 2010, chính sách tài khoá thường là nới lỏng với bội chi ngân sách nhà nước kéo dài, mức bội chi hàng năm khoảng 5% GDP. Những bất lợi từ sụt giảm của kinh tế thế giới kéo theo sự sụt giảm mạnh trong nước vào năm 2011 - 2012, cùng với chính sách thắt chặt tài khoá đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Năm 2012 và đầu năm 2013 kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.

Hiện nay Nhà nước ta đang quán triệt quan điểm tái cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế với những hình thức đầu tư khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Dự báo năm 2013 tình hình kinh tế tăng nhẹ trở lại thông qua việc tung ra các gói “giải cứu” và trong những năm tới vốn đầu tư xã hội dự báo sẽ tăng trưởng trở lại.

Lãi suất ngân hàng

Xu thế biến đổi của lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Những năm gần đây, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cao, năm 2012 lãi suất ngân hàng mặc dù đã được điều chỉnh giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay để thi công các công trình.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành giảm lãi suất tín dụng ngay trong những tháng đầu năm 2013, tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay. Như vậy vốn tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế, đẩy mạnh cho vay mua nhà xã

hội, nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại với mức lãi suất thấp và ổn định, điều này mở ra tia sáng mới cho ngành sản xuất bê tông.

Tiếp đó tỷ giá ổn định trong suốt năm 2012 cũng tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cân đối ngoại tệ.

4- Tình hình lạm phát

Tỷ lệ lạm phát trong những năm gần đây đã tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể sự biến động giá thị trường vào các năm 2007, 2008 diễn ra sự tăng đột biến về giá nguyên liệu đầu vào trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2010 lạm phát tăng trở lại và đến năm 2011 tăng đột biến 18,13%, đến năm 2012 chỉ số giá chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, đây là thành công lớn nhất thể hiện trong suốt năm 2012 và thành công này làm cho nền kinh tế vĩ mô ổn định trong năm qua. Riêng trong những tháng đầu năm 2013 lạm phát mục tiêu tuy đã bị đe doạ nhưng vẫn có thể hoàn thành được nếu định hướng ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát tiếp tục được bám sát trong thời gian tới, ta có thể nhìn qua biểu đồ 2.1 dưới đây:

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 2.1: Chỉ số lạm phát từ năm 2007 đến năm 2012 2.2.2 Yếu tố về chính trị và pháp luật

Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, điều này có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết được lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, có tác động mạnh đến tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội. Điều đó cũng đã tác động thúc đẩy công ty triển khai các chiến lược dài hạn.

Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới qua việc mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau thời gian gia nhập ASEAN, WTO…Việt Nam đã có được môi trường kinh doanh trong khu vực tốt hơn, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên được cải thiện và nâng cao hơn.

2.2.3 Chính sách phát triển ngành xây dựng ảnh hƣởng tích cực đến ngành sản xuất bê tông tại địa phƣơng sản xuất bê tông tại địa phƣơng

Vốn đầu tư dành cho ngành xây dựng tăng theo từng năm, Chính phủ đã có nhiều chính sách cho phát triển hạ tầng cơ sở đến năm 2030. Tuy nhiên, do công ty Lê Phan là doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông phục vụ cho ngành xây dựng thuộc thị trường miền Đông nam bộ mà là chủ yếu tại Tỉnh Đồng Nai nên luận văn chỉ phân tích nhu cầu đầu tư, quy hoạch xây dựng phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch các khu công nghiệp tại tỉnh và các huyện giáp ranh thuộc tỉnh lân cận.

Đông nam bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn đầu cả nước nổi bậc ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai là Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng, trong đó Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc Tỉnh Đồng Nai trong tương lai, huyện Long Thành và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai, [12, trang 1].

Nhiều dự án lớn đã được Chính phủ phê duyệt như quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối Thành Phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường

sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Ðồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành, [8,trang 1]. Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về việc xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 hướng phát triển đạt tiêu chí của đô thị loại II, [9,trang 1].

2.2.4 Yếu tố về tự nhiên

Yếu tố tự nhiên Việt Nam ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xét trên phạm vi toàn quốc thì nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, từ các loại khoáng sản được khai thác và sử dụng như: đá, cát, sỏi…đến các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch…Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản nước ta có đặc trưng là phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng Tây bắc, Đông bắc, Bắc trung bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, kế đến là vùng Nam trung bộ, Đông nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì rất hạn chế chỉ có cát.

Đặc biệt Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi về đá như mỏ đá Hoá An-Biên Hoà, Hang Nai - Nhơn Trạch. Hệ thống giao thông thuận tiện nên việc vận chuyển được thuận lợi. Nguồn nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và khu vực. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này do thiên nhiên mang lại nên ngày càng có thể khan hiếm và cạn kiệt, điều này dẫn đến giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao.

2.2.5 Yếu tố dân số - lao động

Dân số nước ta hiện nay hơn 88 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 77% tổng dân số. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, do vậy nhu cầu xây dựng nhà ở, khu chung cư hạ tầng cơ sở tăng theo. Cùng với việc phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, Đồng Nai có mật độ dân cư tập trung cao do thu hút nguồn lao động từ nơi khác đến lao động tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, Đồng Nai là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ nên tất yếu có nhiều dự án lớn được triển khai, điều này có tác động rõ nét đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54%, lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc khoảng 53%. Hiện nay mức độ thất nghiệp cao, đây là cơ hội cho doanh nghiệp có điều kiện tuyển chọn, thuê lao động có kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực và có kinh nghiệm để đáp ứng chiến lược của công ty đòi hỏi công ty phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

2.2.6 Yếu tố về ỹ thuật công nghệ

Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Với những tiến bộ mới về công nghệ bê tông của các nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đã làm chủ nhiều công nghệ thi công bê tông tiên tiến trong xây dựng. Sự ra đời của các thế hệ phụ gia hóa học và phụ gia khoáng mới làm cho tính năng của bê tông ngày càng được nâng cao và cải thiện. Cùng với tiến bộ của ngành chế tạo cơ khí, tự động hóa, công nghệ thi công bê tông tại Việt Nam đã đạt được các giới hạn mới về tính năng của bê tông và năng suất thi công.

Nhờ việc tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất bê tông nên trong trời gian qua đã góp phần cho công ty cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và tạo sức cạnh tranh trong kinh doanh.

Tóm lại: yếu tố môi trường vĩ mô có tác động chi phối chiến lược kinh doanh chẳng hạn như chính sách của Nhà nước ngày càng mở rộng đã khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất nước ta đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, mức độ đô thị hoá ngày càng cao, do đó nhu cầu cho xây dựng cũng tăng lên. Thu nhập tăng lên, cuộc sống đầy đủ hơn thì nhu cầu xây dựng những toà nhà cao lớn, các công trình công cộng đòi hỏi phải tăng lên. Điều này mở ra một cơ hội kinh doanh lớn cho công ty.

2.3 Phân tích môi trƣờng cạnh tranh 2.3.1 Các sản phẩm thay thế mới 2.3.1 Các sản phẩm thay thế mới

Sản xuất bê tông là ngành sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp. Các sản phẩm thay thế chính là các sản

phẩm được cung cấp ở mức độ công nghệ cao hơn đáp ứng một mức chất lượng tốt hơn.

- Bê tông thương phẩm truyền thống có thể được thay thế bởi bê tông chất lượng cao (bê tông ít toả nhiệt, bê tông cường độ sớm, bê tông không co ngót).

- Bê tông nhựa nóng được thay thế bởi bê tông xi măng nhằm hạn chế khí CO2 thải ra và có độ bền hơn (bê tông xanh thân thiện với môi trường).

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn được thay thế bởi công nghệ bê tông dự ứng lực. Bê tông xanh thân thiện với môi trường thay thế bê tông nhựa nóng đó là việc sử dụng bê-tông xi-măng để xây dựng đường giao thông đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện, nhất là trên các trục đường giao thông chính và đường cao tốc. Ở Việt Nam chỉ thực hiện ở các tuyến đường nông thôn nhưng hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc thì vẫn chưa thực sự được áp dụng phổ biến loại vật liệu này. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chuyển dần sang làm đường bằng bê tông xi măng, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích việc sử dụng xi măng trong xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ thay cho nhựa đường đang phải nhập khẩu, qua đó kích cầu tiêu thụ xi măng nội địa, [13, trang 1]. Nên việc thay thế sản phẩm nhựa nóng bằng bê tông xi măng chất lượng cao để làm đường giao thông vẫn được coi là rất có triển vọng.

Các sản phẩm thay thế này là những sản phẩm tất yếu sẽ được đưa ra thị trường trong nay mai để cung cấp cho khách hàng. Vì thế, các sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược cho công ty tnhh lê phan - nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)