Phân tích môi trƣờng cạnh tranh

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược cho công ty tnhh lê phan - nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 50)

6. Bố cục của luận văn

2.3 Phân tích môi trƣờng cạnh tranh

2.3.1 Các sản phẩm thay thế mới

Sản xuất bê tông là ngành sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp. Các sản phẩm thay thế chính là các sản

phẩm được cung cấp ở mức độ công nghệ cao hơn đáp ứng một mức chất lượng tốt hơn.

- Bê tông thương phẩm truyền thống có thể được thay thế bởi bê tông chất lượng cao (bê tông ít toả nhiệt, bê tông cường độ sớm, bê tông không co ngót).

- Bê tông nhựa nóng được thay thế bởi bê tông xi măng nhằm hạn chế khí CO2 thải ra và có độ bền hơn (bê tông xanh thân thiện với môi trường).

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn được thay thế bởi công nghệ bê tông dự ứng lực. Bê tông xanh thân thiện với môi trường thay thế bê tông nhựa nóng đó là việc sử dụng bê-tông xi-măng để xây dựng đường giao thông đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện, nhất là trên các trục đường giao thông chính và đường cao tốc. Ở Việt Nam chỉ thực hiện ở các tuyến đường nông thôn nhưng hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc thì vẫn chưa thực sự được áp dụng phổ biến loại vật liệu này. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chuyển dần sang làm đường bằng bê tông xi măng, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích việc sử dụng xi măng trong xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ thay cho nhựa đường đang phải nhập khẩu, qua đó kích cầu tiêu thụ xi măng nội địa, [13, trang 1]. Nên việc thay thế sản phẩm nhựa nóng bằng bê tông xi măng chất lượng cao để làm đường giao thông vẫn được coi là rất có triển vọng.

Các sản phẩm thay thế này là những sản phẩm tất yếu sẽ được đưa ra thị trường trong nay mai để cung cấp cho khách hàng. Vì thế, các sản phẩm thay thế mới này gây nên áp lực lớn đối với các sản phẩm truyền thống mà công ty Lê Phan đang cung cấp dù chất lượng tốt nhất.

2.3.2 Áp lực khách hàng hiện hữu

Sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các công trình xây dựng, sự phát triển kinh tế, các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện, đường sá, trường học, cầu cống, sự triển khai các dự án đầu tư, nhu cầu về nhà ở và thu nhập của dân cư.

- Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp thi công xây dựng, đây là nhóm khách hàng có số lượng mua lớn thường là các công ty, tổ chức như Công ty Đầu tư và phát triển nhà ở, Công ty xây dựng Đồng Nai, Công ty xây dựng Nhơn

Thành, Công ty Gicogi 16.5, Dic Cửu Long… Việc mua sản phẩm của loại khách hàng này thường phụ thuộc vào các công trình họ thi công cho các chủ đầu tư bao gồm: chủ đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn khác do Nhà nước làm chủ đầu tư; chủ đầu tư công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu viện trợ vốn ODA hoặc vốn vay các tổ chức tín dụng quốc tế; các hình thức BOT, BTO và BT; chủ đầu tư thuộc vốn đầu tư tư nhân là loại khách hàng có quy mô nhỏ nhưng tiềm năng rất lớn.

- Ngoài ra dân cư cũng là khách hàng tiềm năng mà công ty cần quan tâm, dân cư thì ít biết đến công ty Lê Phan cũng như sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Do đó, cần có biện pháp để đưa thông tin tới dân cư một cách có hiệu quả.

Đối với khách hàng hiện tại, áp lực từ phía họ rất lớn đối với công ty trong việc cung cấp sản phẩm vì họ có thể sẳn sàng chuyển sang nhà cung cấp khác với nhiều lý do như giá cả, chất lượng và dịch vụ.

2.3.3 Áp lực từ nhà cung cấp

Các nhà cung cấp của công ty bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệu (cát, đá, xi măng, nhựa đường, bột khoáng, sắt thép, phụ gia…)

Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như hàn Quốc, Đức, Mỹ, Nhật… họ là những người cung cấp độc quyền máy móc thiết bị. Do vậy công ty chịu sức ép từ phía họ rất lớn, họ thường xuyên nâng giá cao hơn giá thị trường hoặc giao những máy móc thiết bị không đủ chất lượng. Hơn nữa, do trình độ của cán bộ còn hạn chế về công tác nhập hàng, nên trong hợp đồng nhập khẩu các điều khoản chưa được chặt chẽ, chưa có điều kiện ràng buộc nhà cung cấp vì vậy công ty thường phải chịu thiệt thòi.

Hiện nay, công ty gặp khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng như cát, đá, phụ gia chất lượng cao để chế tạo bê tông, nguyên nhân từ trữ lượng các mỏ vật liệu hay chất lượng vật liệu tại các mỏ không đồng đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng. Về mặt lý thuyết, theo các tiêu chuẩn vật liệu và quy trình kỹ thuật có nhiều giải pháp pha trộn, chế bị để cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu trước khi đưa vào trộn, nhưng trên thực tế điều này rất khó thực hiện do nhiều yếu tố bất cập như: định mức tiêu hao, giá

thành vật liệu chế bị làm cho giá thành nguyên vật liệu đẩy lên cao. Do đó, các nhà cung cấp vật liệu xây dựng cát, đá, nhựa đường đạt yêu cầu tiêu chuẩn thường tạo sức ép là nâng giá vật liệu lên, hoặc chính quyền tại địa phương có mỏ vật liệu đạt yêu cầu thường tạo ra những thủ tục vướng mắc trong việc khai thác như hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch mỏ đá Hang Nai đã nằm trong tình thế này.

2.3.4 Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn

Đó là các doanh nghiệp mới ra đời tham gia vào ngành sản xuất bê tông chất lượng cao bao gồm cả công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần…Do sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Nhà nước có nhiều tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính, các doanh nghiệp sẽ được thành lập nhiều hơn nên sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất bê tông là một điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, công ty Lê Phan cần nắm bắt thông tin chặt chẽ và phát huy tốt năng lực cạnh tranh của mình.

Sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài ngành là các đơn vị thi công công trình tự sản xuất ra sản phẩm bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị về sản xuất tự cung cho mình, đây là những đối thủ rất đáng lo ngại vì họ có thể gia nhập vào thị trường cung cấp bê tông bất cứ lúc nào. Các công ty thi công có khả năng tự sản xuất như công ty TNHH Một thành viên Nhơn Thành, công ty Xây dựng Đồng Nai, công ty Gicogi 16.5…

Cùng với xu thế mới của hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng nhảy vào của các tập đoàn sản xuất bê tông nước ngoài lớn mạnh. Có thể nói đây là đối thủ rất mạnh về khả năng tài chính cũng như công nghệ.

Sự ngấm ngầm liên kết giữa các công ty sản xuất bê tông với nhau, chính vì vậy mà công ty cần chú ý, cần phải dự báo trước được thời điểm các đối thủ tiềm ẩn nhảy vào ngành nên cần cố gắng giữ vững thị phần.

2.3.5 Áp lực từ các nhà cạnh tranh hiện tại trong ngành

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và một số huyện giáp ranh thuộc tỉnh lân cận. Do vậy giới hạn các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất bê tông các loại tại địa bàn khu vực miền Đông nam bộ. Trong số doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm bê tông trên khu vực miền Đông nam bộ thì đối thủ cạnh tranh chính của công ty là: Công ty

Hociml, Công ty Cổ phần Cấu kiện bê tông Nhơn Trạch 2, Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ, Công ty Cổ phần DID Đồng Tiến…

Đó là các đơn vị sản xuất có bề dày về thời gian và kinh nghiệm sản xuất, trình độ công nghệ đi trước công ty Lê Phan. Các công ty này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc hiện đại; tăng cường đào tạo nâng cao quản trị kinh doanh để nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm; đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp, đây là thế lực cạnh tranh mạnh nhất. Mặc dù ra đời sau, nhưng Lê Phan đã chiếm lĩnh được thị phần tại địa bàn, để đảm bảo giữ vững được thị phần này đòi hỏi phải có chính sách hợp lý để thích ứng với giai đoạn cạnh tranh mới.

2.3.5.1 Thị phần các công ty nắm giữ trên địa bàn

Bảng 2.2: Thị phần sản xuất bê tông của các doanh nghiệp S

tt Tên doanh nghiệp

Thị phần %

Bê tông thƣơng phẩm

Bê tông

nhựa nóng tông các loại Cấu iện bê

1 Công ty TNHH Lê Phan-Nhơn

Trạch 22,8 43,5 2,10

2 Công ty Hociml 10,6 0 12,8

3 Công ty CP Cấu kiện bê tông Nhơn

Trạch 2 25,8 0 20,1

4 Công ty Cổ phần DID Đồng Tiến 9,8 0 23,7

5 Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ 18,3 0 15,5

6 Công ty Cổ phần Phát triển Cường

Thuận IDICO 10,5 35,2 15,6

7 Khác 2,2 21,3 10,2

(Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình sản xuất bê tông năm 2012 trên địa bàn)

Nhận xét: Công ty Lê Phan chiếm thị phần lớn nhất trong mảng cung cấp bê tông nhựa nóng và bê tông thương phẩm.

Về sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn thì công ty Lê Phan chiếm thị phần thấp nhất với lý do có ít mẫu mã vì công ty chỉ tập trung cho sản xuất bê tông nhựa nóng và bê tông thương phẩm.

Bảng 2.3: Chiến lƣợc của các doanh nghiệp dẫn đầu thị trƣờng Stt Nhà cung cấp

sản phẩm Chiến lƣợc trên thị trƣờng

1 Công ty

Holcim

- Phát triển bền vững như một thành phần cốt lõi với phương thức tạo ra giá trị kinh tế gắn liền với những hoạt động về lĩnh vực môi trường và xã hội.

- Sản phẩm đa dạng, phù hợp với từng đặc tính của các hạng mục, sản phẩm ổn định và đồng nhất về chất lượng.

2

Công ty Cổ phần Cấu kiện bê tông Nhơn Trạch 2

- Luôn quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, chỉnh trang đô thị và xây dựng hạ tầng cho xã hội.

- Liên kết với các nhà đầu tư khác, không ngừng phát triển, gây dựng thương hiệu và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

- Làm tốt công tác nộp ngân sách, công tác xã hội từ thiện.

3

Công ty Cổ

phần DID

Đồng Tiến

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

- Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và xây dựng văn hoá công ty.

- Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng đa dạng hoá sản phẩm.

4

Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ

- Phát triển vị thế 1 trong 3 tập đoàn sản xuất bê tông lớn nhất, đa ngành nghề với sản xuất cấu kiện bê tông là chủ đạo và dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho sản phẩm chủ đạo.

- Đầu tư vào ngành nghề mới có lợi nhuận cao, phát triển bền vững, phấn đấu xây dựng Phan Vũ là thương hiệu mạnh.

5

Công ty Cổ phần Phát triển Cường Thuận IDICO

- Củng cố và phát triển dòng sản phẩm cống thoát nước quay ép, rung ép và bê tông nhựa nóng chảy.

- Tập trung đầu tư khép kín quy trình công nghệ sản xuất từ nguyên liệu thô đầu vào cho đến sản phẩm hoàn chỉnh phân phối và cung cấp dịch vụ khách hàng.

- Phát triển theo mô hình tập đoàn đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác kinh doanh có tiềm năng.

(Nguồn: trang Web của các công ty )

2.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Lê Phan

Qua tham khảo ý kiến chuyên gia cùng với các phân tích đánh giá ở trên, ta xem xét ma trận hình ảnh cạnh tranh của Lê Phan tại thị trường Đồng Nai để có thể nhận diện được vị thế của Lê Phan:

Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh với các công ty cùng ngành Yếu tố thành công Mức độ quan tr ng Công ty TNHH Lê Phan-Nhơn Trạch Công ty CP Cấu iện Bê

tông Nhơn Trạch 2 Công ty CP Bê tông Phan Vũ Hạng Điểm quan tr ng Hạng Điểm quan tr ng Hạng Điểm quan tr ng Thị Phần 0,05 3 0,15 3 0,15 2 0,10 Uy tín của công ty 0,05 4 0,20 4 0,20 3 0,15 Chất lượng sản phẩm 0,15 3 0,45 3 0,45 2 0,30 Đa dạng về sản phẩm 0,10 2 0,20 4 0,40 4 0,40 Năng lực sản xuất 0,10 4 0,40 4 0,40 2 0,20 Giá cả cạnh tranh 0,15 3 0,45 3 0,45 2 0,30 Hoạt động marketing 0,10 1 0,10 4 0,40 3 0,30 Đội ngũ cán bộ công nhân viên 0,05 2 0,10 3 0,15 3 0,15 Khả năng tài chính 0,10 3 0,30 2 0,20 2 0,20 Khả năng đáp ứng tiến độ 0,15 4 0,60 3 0,45 3 0,45 Tổng số 1,00 2,95 3,25 2,55

(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát từ các chuyên gia và xây dựng đánh giá)

Nhận xét: Từ kết quả của ma trận trên, ta nhận thấy yếu tố chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và khả năng đáp ứng tiến độ là 03 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty với mức độ quan trọng là 0,15. Tiếp theo là các yếu tố đa dạng về sản phẩm, năng lực sản xuất và hoạt động marketing ... Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh với số điểm của công ty Lê Phan là 2,95 cho thấy sức cạnh tranh còn yếu so với công ty Cổ phần Cấu kiện Bê tông Nhơn Trạch 2 là 3,25.

2.3.7 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE

Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia: tác giả đã lấy ý kiến, đánh giá của các chuyên gia có am hiểu, nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất bê tông để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố bên ngoài và cho điểm phân loại đánh

giá mức độ phản ứng của công ty Lê Phan đối với các yếu tố bên ngoài, nhằm cung cấp số liệu phục vụ xây dựng ma trận EFE như sau:

Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài S

T T

Các yếu tố bên ngoài Mức độ

quan tr ng

Phân

loại Số điểm quan tr ng

1 Dự báo nhu cầu về bê tông cho xây dựng ngày

càng gia tăng. 0,10 4 0,40

2 Chính phủ có các chính sách phát triển hạ

tầng cơ sở và đô thị hóa. 0,10 4 0,40

3 Thị trường cung cấp bê tông chất lượng cao

rất lớn. 0,05 3 0,15

4 Xu hướng chuyển giao công nghệ ngày càng

cao trong lĩnh vực sản xuất bê tông. 0,10 3 0,30

5 Cơ hội hợp tác với các đối tác nhằm tăng

cường giá trị của công ty. 0,05 4 0,20

6 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị hiện

tại trong cùng lĩnh vực. 0,20 2 0,40

7 Sự ra đời của một số doanh nghiệp cung cấp

bê tông chất lượng kỹ thuật cao. 0,05 2 0,10

8 Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng và tiến

độ cung cấp sản phẩm. 0,20 2 0,40

9 Nguồn nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp và

giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng 0,05 2 0,10

10 Tình hình phát triển kinh tế chậm lại ảnh

hưởng đến mức doanh thu. 0,10 2 0,20

Tổng điểm 1,00 2,65

(Nguồn: tác giả điều tra khảo sát từ các chuyên gia tra và xây dựng đánh giá)

Nhận xét: Số điểm quan trọng các yếu tố bên ngoài tổng cộng là 2,65 cao hơn mức trung bình là 2,50 cho thấy khả năng phản ứng của công ty TNHH Lê Phan - Nhơn Trạch trước các đe doạ và cơ hội bên ngoài ở mức khá. Vì vậy các kế

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược cho công ty tnhh lê phan - nhơn trạch đến năm 2020 (Trang 50)