Các giả thuyết H1, H2, H3, H4 nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa việc nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ. Cụ thể nhƣ sau:
Rủi ro tài chính:
Trong mô hình Jacoby và Kaplan đƣa ra năm 1972, rủi ro tài chính có ảnh hƣởng tiêu cực đến hành vi mua sắm trực tuyến. Trong nghiên cứu này là rủi ro liên quan đến tiền bạc, chi phí của ngƣời tiêu dùng có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến. Từ đó, có thể giả thuyết rằng:
Giả thuyết H1: Rủi ro tài chính có tác động âm (-) lên hành vi mua sắm điện tử trực tuyến của người tiêu dùng.
Rủi ro sản phẩm:
Rủi ro sản phẩm là rủi ro khi sản phẩm thực không đúng nhƣ suy nghĩ ban đầu khi xem qua trên mạng, các rủi ro liên quan đến vận chuyển giao hàng, bảo hành sản phẩm.
Theo mô hình của Jacoby và Kaplan (1972) và Hong Youl Ha (2002) đã đề cập đến việc ngƣời tiêu dùng cảm nhận đƣợc rủi ro vật lý của sản phẩm khi mua sắm trực tuyến.
Giả thuyết H2: Rủi ro sản phẩm có tác động âm (-) lên hành vi mua sắm điện tử trực tuyến của người tiêu dùng.
Rủi ro thông tin cá nhân:
Bhimani (1996), Swaminathan và cộng sự (1999), Rose và cộng sự (1999) cũng đã đề cập đến việc ngƣời tiêu dùng nhận thấy rằng việc mua hàng qua mạng sẽ gặp rủi ro về lộ thông tin cá nhân nhƣ mất account.
Giả thuyết H3: Rủi ro thông tin cá nhân có tác động âm (-) lên hành vi mua sắm điện tử trực tuyến của người tiêu dùng.
Rủi ro thanh toán:
Rủi ro thanh toán đƣợc định nghĩa là các rủi ro liên quan đến thanh toán trong giao dịch trƣc tuyến (tiền chuyển không nhận đƣợc, thanh toán bị trục trặc). Theo nghiên cứu của Bhimani (1996), Swaminathan et al. (1999), Rose et al. (1999) và các cộng sự, rủi ro thanh toán có ảnh hƣởng tiêu cực đến hành vi mua sắm trực tuyến. Do đó, có thể đƣa ra giả thuyết:
Giả thuyết H4: Rủi ro thanh toán có tác động âm (-) lên hành vi mua sắm điện tử trực tuyến của người tiêu dùng.
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 này đã giới thiệu các định nghĩa về mua hàng qua mạng cũng như các phương thức thanh toán, giao nhận và hệ thống được các vấn đề lý thuyết liên quan đến các rủi ro khi mua sắm điện tử trực tuyến. Trên cơ sở đó, chương này đã đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến ý định thay đổi thái độ sử dụng dịch vụ MHTT. Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ MHTT. Mô hình gồm có 4 nhóm yếu tố rủi ro tác động âm lên ý định sử dụng dịch vụ MHTT là: Rủi ro tài chính, Rủi ro sản phẩm, Rủi ro thông tin cá nhân, Rủi ro thanh toán.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 3.1: