Một số kiến nghị giảm rủi ro trong MHTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro khi mua hàng qua mạng (Trang 65 - 67)

Tùy vào mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố rủi ro tác động đến ý định sử dụng dịch vụ MHTT, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm gợi ý các nhà cung cấp dịch vụ bán hàng điện tử trực tuyến có thể cải tiến và phục vụ ngƣời sử dụng tốt hơn.

Kiến nghị về vấn đề rủi ro tài chính:

- Để khách hàng an tâm không phải lo lắng về giá cả của sản phẩm điện tử, các

nhà bán hàng điện tử trực tuyến nên bán hàng với giá cả cạnh tranh với hàng hóa đƣợc bán ở các cửa hàng, có nguồn cung cấp hàng ổn định để đảm bảo giá tốt nhất cho khách hàng.

- Giữ chữ “tín” với khách hàng trong việc giao hàng khi khách hàng đã thanh

toán tiền, không để khách hàng phải lo lắng về việc mình đã thanh toán nhƣng không nhận đƣợc hàng. Các nhà bán hàng trực tuyến nên có email hoặc tin nhắn phản hổi đến khách hàng, xác nhận chúng tôi sẽ giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định để khách hàng an tâm.

- Khách hàng lo lắng về việc họ đã bỏ tiền ra chi trả nhƣng sản phẩm nhận đƣợc không tốt hoặc hƣ hỏng nên các doanh nghiệp cần thiết cung cấp hàng hóa có chất lƣợng tốt. Đặc biệt là đối với hàng điện tử, ngƣời tiêu dùng dễ bị tác động bằng trực quan thị giác, họ dễ nhận ra chất lƣợng sản phẩm không tƣơng xứng với số tiền mình đã bỏ ra nên vấn đề chất lƣợng sản phẩm nên đƣợc chú trọng.

- Cần quy định rõ ràng, dễ hiểu về các chi phí có thể phát sinh để ngƣời tiêu

dùng cảm thấy an tâm khi mua hàng điện tử trực tuyến trên trang web của doanh nghiệp. Các chi phí vận chuyển hoặc chi phí đổi trả sản phẩm, phí đóng gói hàng hóa phát sinh, bảo hành, giải quyết khiếu nại khiếu kiện phải đƣợc quy định một cách dễ hiểu, dễ thao tác, hợp lý và hợp pháp trong website bán hàng.

Kiến nghị về vấn đề rủi ro thông tin cá nhân:

- Có chính sách đảm bảo thông tin cá nhân cho ngƣời tham gia giao dịch trực

tuyến bằng cách thiết kế trang web an toàn, tránh bị hacker xâm nhập lấy cắp thông tin của khách hàng.

- Có chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhƣ đảm bảo sự bảo mật thông tin, ngăn ngừa khả năng bị mất cắp tài khoản, cũng nhƣ thƣờng xuyên khuyến cáo ngƣời sử dụng biết cách để tự bảo vệ mình.

- Website của doanh nghiệp cần phải đƣợc gắn dấu hiệu “website an toàn” để

khách hàng thấy an tâm. Ở Việt Nam hiện nay có 2 chƣơng trình nhƣ vậy là Safe web và Ngân lƣợng đảm bảo của Ví điện tử nganluong.vn. Khách hàng cần nhận thức đƣợc là họ sẽ có quyền đƣợc bảo vệ thông tin cá nhân mà họ đã lƣu lại trong suốt quá trình giao dịch trực tuyến hay đƣợc giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện trong trƣờng hợp có tranh chấp xảy ra. Về chứng nhận uy tín trust mark thì theo báo cáo của CyberSource và Truste thì các website tăng đƣợc doanh số 15-30% sau khi trang bị trust mark, khách hàng sẵn sàng mua đắt hơn 5% tại các website có trust mark so với những trang web không có chứng nhận này. Trust mark giúp khách hàng yên tâm và có thêm động lực mua sắm, đặc biệt có ích với các doanh nghiệp nhỏ khi cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn hơn.

Kiến nghị về vấn đề rủi ro thanh toán:

- Để giảm việc khách hàng lo lắng về việc thanh toán cho một trang web ảo,

không có thật thì các website bán hàng điện tử bắt buộc phải tiến hành thủ tục hành chính thông báo, đăng ký với Bộ Công Thƣơng tại địa chỉ www.online.gov.vn. Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các website thƣơng mại điện tử phải công bố rõ ràng về thông tin chủ thể website bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, email, hoặc một phƣơng thức liên hệ trực tuyến khác, giấy phép đăng ký kinh doanh, số ngày cấp. Đây có thể là một cách giúp ngƣời tiêu dùng xác định về "nhân thân" của website đó.

- Doanh nghiệp nên liên hệ với những đơn vị trực thuộc Hiệp hội Thƣơng mại

điện tử Việt Nam nhƣ Safe web, Ngân lƣợng đảm bảo để có chuyên gia thƣơng mại điện tử đến tận trụ sở doanh nghiệp thẩm định website, khảo sát về hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và gắn nhãn chứng thực uy tín nếu đủ điều kiện.

- Tại bƣớc thanh toán, doanh nghiệp nên sử dụng bên thứ ba trung gian. Điều

nghiệp bán hàng. Doanh nghiệp nên liên hệ qua các ví điện tử đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động.

- Bên cạnh hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ tín dụng, doanh nghiệp có thể triển khai song song hình thức thanh toán bằng tiền mặt trao tay, chuyển khoản ngân hàng nếu nhƣ khách hàng có nhu cầu. Điều này giúp doanh nghiệp vẫn bán đƣợc hàng và tăng cơ hội mở rộng đối tƣợng giao dịch.

- Ngoài ra, doanh nghiệp nên nghiên cứu về thói quen của ngƣời tiêu dùng Việt Nam là họ thích sử dụng hình thức thanh toán nào để triển khai hình thức thanh toán trên trang web thƣơng mại của mình phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro khi mua hàng qua mạng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)