- Chi Cục Thuế
1.7. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế:
Để huy động một bộ phận GDP vào NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết, Nhà nước cần ban hành các chính sách thuế (Hệ thống chính sách thuế). Nhưng muốn đưa các chính sách thuế vào đời sống xã hội phải thông qua hệ thống quản lý thuế để tổ chức thực thi các chính sách thuế. Hệ thống quản lý thuế bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy,các quy trình quản lý về nghiệp vụ và lực lượng đội ngũ cán bộ công chức.
Giữa hai nội dung hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế luôn có mối quan hệ hữu cơ, hệ thống chính sách là cơ sở là tiền đề để hình thành hệ thống quản lý thuế và ngược lại hệ thống quản lý thuế là nơi tổ chức thực hiện các chính sách thuế là nơi đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống và từ đó phản ảnh những chính sách không phù hợp cần phải sửa đổi, phải bãi bỏ hay xây dựng ban hành chính sách mới. Có hệ thống chính sách thuế tốt nhưng không có bộ máy
quản lý tốt thì hiệu quả quản lý cũng không cao và ngược lại nếu có tổ chức bộ máy tốt nhưng không có hệ thông chính sách thuế hiệu quả, bao quát hết nguồn thu thì cũng không đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Trong thực tế người ta thường gọi hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế là Hệ thống thuế hay gọi tắt là công tác quản lý thuế.
Để đánh giá một hệ thống thuế được coi là tích cực, hiệu quả hay không phải là một công việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu xem xét các yêu cầu chung của sự phát triển nền kinh tế quốc dân, cũng như đòi hỏi một nền xã hội dân chủ trong việc xác lập một hệ thống thuế tích cực, phù hợp thì tất yếu phải đặt ra những tiêu thức cần thiết cho việc xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả. Adam Smit (1723- 1790) - người đặt nền móng cho khoa học tài chính trong tác phẩm nền tảng của mình “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của nhân loại” đã vạch ra 4 nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống thuế hợp lý đó là:
+ Thuế phải được huy động phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư. + Mức thuế và thời hạn thanh toán cần phải được xác định chính xác + Thời gian thu thuế cần phải được quy định thuận lợi đối với người nộp . + Các chi phí để tổ chức thu nộp thuế cần phải thấp nhất.
Trên cơ sở các nguyên tắc kể trên, các nhà kinh tế học hiện đại đã hoàn chỉnh, bổ sung nó và khái quát hóa thành những tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thuế tích cực, hiệu quả. Từ đó các tiêu chuẩn đó trở thành kim chỉ nam trong việc xây dựng hệ thống thuế các quốc gia có nền kinh tế theo định hướng thị trường đó là: Hệ thống thuế phải đảm bảo công bằng, minh bạch, thuận lợi và hiệu quả .
- Tính công bằng (về mặt xã hội tính công bằng còn mang ý nghĩa về đạo
đức-pháp luật) : Tính công bằng là đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải được thực hiện trước hết đối với sự phân chia gánh nặng của thuế khóa. Có công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mới động viên các thành viên hăng hái hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững được thể chế chính trị.
- Tính chính xác (hay còn gọi là tính minh bạch) : Một hệ thống thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch, trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế.
Theo quan điểm này, trên thực tế thu nhập cá nhân là loại thuế minh bạch rõ ràng, còn thuế thu nhập công ty là loại thuế tồi, bởi vì người nộp thuế là công ty song người chịu thuế cuối cùng là các cổ đông và họ không biết rõ phần thuế mà mình phải chịu bao nhiêu.
Nói chung hệ thống thuế không chính xác, rõ ràng và minh bạch sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tính thuận tiện: Tính thuận tiện thể hiện sự dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản ly và khả năng thích ứng một cách dễ dàng của hệ thống thuế với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi .
Nếu hệ thống thuế dễ có khả năng thích ứng thì mới phát huy được chức năng điều chỉnh của nó. Hệ thống thu nhập là hệ thống có khả năng điều chỉnh tự động với sự biến đổi của hoàn cảnh kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng thì thu nhập tăng lên và từ đó số thuế đang thu trên thu nhập sẽ tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm thì số thuế thu nhập sẽ giảm. Đôi khi tính chất điều chỉnh tự động này không có tác động mạnh đối với sự biến đổi nền kinh tế, bắt buộc các Chính phủ phải chủđộng điều chỉnh các loại thuế và thuế suất. Song sự điều chỉnh này chỉ có tác dụng tích cực khi thời điểm điều chỉnh phù hợp với thời điểm thay đổi hiện trạng của nền kinh tế. Để đảm bảo được yêu cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đã định, trong việc xây dựng hệ thống thuế cơ quan lập pháp chỉấn định khung thuế suất, việc tăng giảm thuế suất cụ thể thuộc về cơ quan hành pháp. Có như vậy, mới đảm bảo cho hệ thống thuế thích ứng với hoàn cảnh kinh tế.
- Tính hiệu quả : hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xét trên các mặt sau đây :
Xét trên phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của Chính phủ bao giờ cũng ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội và chịu sự chi phối của hai tác nhân có xu hướng vận động không đồng nhất là : Nhà nước và các lực lượng thị trường.
Sự phân bổ nguồn lực dưới tác động của thị trường thường dựa trên yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, còn sự phân bổ các nguồn lực dưới tác động của Nhà nước thường dựa trên yêu cầu của xã hội và yêu cầu của quản lý, điều chỉnh theo chức năng của Nhà nước. Nói chung sự phân bổ nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường thường đạt được tính hiệu quả cao. Tuy nhiên do động cơ chủ yếu là lợi nhuận nên xét ở tầm vĩ mô, việc phân bổ nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường, trong nhiều trường hợp không hoàn toàn mang lại hiệu quả chung cho nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, tất yếu cần phải có sự kết hợp và can thiệp của các hệ thống phân bổ nguồn lực của Nhà nước, trong đó có công cụ thuế để điều chỉnh các xu hướng vận động khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế thị trường.
Như vậy tính hiệu quả kinh tế của thuế phải được xem xét trên hai góc độ: giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực vốn đã đạt được hiệu quả dưới tác động của lực lượng thị trường; tăng cường vai trò của thuếđối với việc phân bổ nguồn lực chưa đạt được hiệu quả.
Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất.
Điều đó thể hiện ở chỗ, tổng số thuế thu được nhiều nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất. Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là các khoản chi phí trực tiếp quản l ý của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh chịu. Tính hiệu quả của thu thuế thể hiện: thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí trực tiếp của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp của người nộp thuế là thấp nhất.
Các khoản chi phí trên gọi là phí hành chính và sự tăng hay giảm các khoản chi phí này phụ thuộc vào:
+ Tính phức tạp hay đơn giản của hệ thống chính sách thuế.
+ Số lượng và mức độ phân biệt của thuế suất đối với đối tượng nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế.
+ Sự lựa chọn các loại thuế : Nói chung các loại thuế có cơ sở tính thuế phức tạp, yêu cầu quản l ý cao thường có chi phí hành chính lớn.
+ Hệ thống quản lý thuế: Nôi dung cơ bản của hệ thống quản lý thuế bao gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan từ trung ương đến địa phương hình thành một bộ khung cho toàn bộ guồng máy hoạt động, xây dựng hệ thống các quy định, quy trình quản lý về nghiệp vụ và về quan hệ giữa các bộ phận, các cơ quan trong toàn bộ máy và xây dựng một đội ngũ lực lượng cán bộ đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kiến thức lý luận và kiến thức khoa học kỹ thuật. Cả 3 nội dung đó phải thống nhất chặt chẽ, không chồng chéo, trùng lắp. Đây là yếu tố quan trọng mang tính chủ quan của con người do đó thường ảnh hưởng đến chi phí hành chính thuế làm giảm thiểu tính hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản. Mặt khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng, thuận lợi.
Thứ ba, hiệu quả xã hội cao nhất: Đảm bảo giải quyết tối ưu các chính sách xã hội.Điều này thường được thể hiện trong các chính sách thuế do nhà nước ban hành.