- Các chính sách về thuế chỉ được quy định và có giá trị pháp lý trong các văn bản pháp luật về thuế, không nên qui định trong các văn bản pháp lu ậ khác
3.2.6. Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.
tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.
Công tác chống gian lận thuế là nhiệm vụ của cơ quan thuế nhưng không chỉ riêng cơ quan thuế; gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được tất cả các tổ chức chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng đông đảo quần chúng tham gia. Để công tác chống hành vi gian lận thuế đạt hiệu quả tốt cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tổ chức, cụ thể là:
- Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể hoặc phá sản.
Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế, thực tế hiện nay việc quản lý các đối tượng này còn lỏng lẻo, nhiều đối tượng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, nghỉ, bỏ kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp; do không được quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Với những đối tượng này đã phát sinh và tiểm ẩn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật thuế; cụ thể là, khi các đối tượng này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số thuế còn nợ ngân sách sẽ không được thanh toán, không thực hiện quyết toán thuế khi giải thể, phá sản, số hóa đơn mà doanh nghiệp chưa dùng có thể được đưa ra thị trường cho các doanh nghiệp khác sử dụng bất hợp pháp để gian lận thuế, v.v..
Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của luật pháp như cưỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.
- Phối hợp trong tuyên truyền giáo dục.
Công tác tuyên truyền đối tượng nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong chống gian lận thuế. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin đại chúng phải phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền đến người dân, để nhân dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuế, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện chống các hành vi gian lận thuế.
- Phối hợp trong điều tra chống gian lận.
Các hành vi gian lận thuế là các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong đó có nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nếu không làm tốt công tác điều tra thì việc chống hành vi vi phạm thuế sẽ rất hạn chế. Để thực hiện tốt công tác điều tra phải có các cơ quan chuyên môn điều tra, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và
cơ quan điều tra là quan trọng và vô cùng cần thiết, có tác dụng kết luận các hành vi gian lận và trừng trị, răn đe.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ thực trạng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm tại chương 2, chương 3 của luận văn đã vạch ra những nhiệm vụ, phương hướng và những giải pháp cơ bản chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong công tác thu thuế trên địa bàn Thị xã Tây Ninh, các giải pháp cơ bản tại chương 3 mang tính khả thi cao , nếu thực hiện tốt sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước , ổn định tình hình kinh tế xã hội tại địa phương.
KÊT LUẬN
Cùng với sự đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước, hệ thống thuế ngày càng được xây dựng hoàn thiện theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế, qua nghiên cứu lý luận về chính sách thuế và thực tiễn công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Thị xã Tây Ninh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, thuế là một bộ phận quan trọng của tài chính quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ được thực hiện và phát huy một cách đầy đủ khi có được bộ máy quản lý thuế hợp lý, có tính hiệu quả cao, phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước.
Công tác quản lý thuế là một công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sự tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển qua nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, đối với Thị xã Tây Ninh, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Thị ủy, HĐND và UBND, công tác thuế đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà đạt mức tăng trưởng tương đối cao, bước đầu có được tích lũy ngân sách để đầu tư tái phát triển sản xuất mở rộng, từng bước thúc đẩy tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng phát triển chung.
Thứ ba, trong thời gian qua, cùng với quá trình cải cách hệ thống thuế cả nước, công tác quản lý thuế của ngành thuế Thị xã Tây Ninh đã có nhiều cố gắng đổi mới, tổ chức lao động, tổ chức nhân sự, quy trình nghiệp vụ đạt được những thành tích đáng kể. Số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách của địa phương và cả nước, từng bước đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, dành một phần thích đáng
cho việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển vững chắc nền kinh tế địa phương.
Thứ 4, qua phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế ở địa phương, luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, đó là các giải pháp đồng bộ về chính sách thuế, về quản lý thuế, hành chính thuế nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế, tạo điều kiện mở rộng sản xuất để tăng thu nhập cho nền kinh tế, từ đó quản lý tốt nguồn thu. Trong đó, giải pháp hiện đại hoá, tin học hoá quản lý thu thuế, nâng cao chất lượng nguồn lực và giải pháp cải cách hệ thống hạch toán, thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp tình thế cấp bách. Đồng thời luận văn cũng đã đề cập đến các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra như: chỉ đạo của HĐND và UBND Thị xã , chỉ đạo của cục Thuế, sự phối kết hợp của các Ban, ngành chức năng, v.v... Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, công tác dịch vụ phục vụ đối tượng nộp thuế cũng cần hết sức quan tâm, chú trọng.