- Chi Cục Thuế
B ảng 2.2 Thu NSNN so với dự toán pháp lệnh xét theo sắc thuế 2007 – 2012 2007 2008 2009
2.3.2. Nguyên nhân:
Một là, chính sách vẫn còn nhiều bất cập
Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện chưa sâu sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh vào Ngân sách Nhà nước như các khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất đai, nhà cửa và một số khoản thu nhập khác của tổ chức, cá nhân...
Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế .
Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.
Hai là, môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế.
Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế- chính trị- xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủđể nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn hạn chế thể hiện:
Trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộđể hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh... đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế.
Ba là, việc tổ chức triển khai quản lý thuế của cơ quan thuế và năng lực, trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế
Cơ quan thuế thiếu thông tin về chính sách kinh tế vĩ mô giữa các ngành, các cấp. Thiếu sự linh hoạt, tương thích với sự thay đổi bổ sung của các chính sách pháp luật về thuế khi vận động cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong khi các doanh nghiệp luôn đi trước trong thời kỳ bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ;
Việc tuyên truyền hướng dẫn đối tượng nộp thuế chưa được tiến hành thường xuyên, ngành thuế đã phối hợp với một số phương tiện thông tin như báo, đài nhằm tuyên truyền các luật thuế, song rất hạn chế.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế.
Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ; Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.
Song song với điều đó là việc số lượng các doanh nghiệp dân doanhngày một gia tăng cả về khối lượng và quy mô vốn đầu tư, trong khi nguồn nhân lực và các công cụ hỗ trợ tin học hoá không đáp ứng được cũng tạo ra một khối lượng không nhỏ các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thuế hiện nay vẫn chưa thực
sự được giải quyết như việc phân tích đánh giá rủi ro xây dựng mức độ cảnh báo hành vi vi phạm về thuế của đối tượng nộp thuế vẫn còn hạn chế;
Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế . Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.
Số lượng các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức cho cán bộ thuế chưa được nhiều và thường xuyên;
Chương trình bồi dưỡng, tập huấn còn mang nặng tính phổ biến các văn bản chính sách chế độ, không có nội dung chuyên sâu, phổ biến trao đổi kinh nghiệm, nên tác dụng không cao;
Trung tâm đào tạo của Tổng cục thuế tuy đã được thành lập song chưa được tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ. Đội ngũ cán bộ hiện có còn hạn chế về năng lực, trình độ giảng dạy và thực tiễn.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ hầu hết chưa được đào tạo các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụđể đáp ứng được yêu cầu của cơ chế giám sát.
Bốn là, tiêu chuẩn đểđánh giá hiệu quả quản lý thuế chưa được xây dựng.
Đến nay, cơ quan thuế vẫn chưa xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý của cả bộ máy và từng đơn vị trực thuộc. Hiệu quả quản lý thu thuế được đánh giá vẫn chỉ sử dụng các tiêu chuẩn chung về mối tương quan giữa kết quả thu được (đầu ra) là tối đa so với chi phí thực hiện kết quả đó (đầu vào) là tối thiểu, như tiêu chuẩn đánh giá: hiệu quả tối đa với mức chi phí các nguồn lực nhất định; hiệu quả nhất định với mức chi phí các nguồn lực tối thiểu.
Các tiêu chuẩn cụ thể về hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đăng ký thuế, xử lý tờ khai, thanh tra đối tượng nộp thuế và cung cấp dịch vụ đối tượng nộp thuế ... chưa được nghiên cứu, xây dựng và ban hành để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Năm là, ý thức chấp hành pháp luật về thuế và nhận thức của người nộp thuế chưa cao.
Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
Trước hết người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc theo thông báo của cơ quan thuế.
Một số doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngân sách Nhà nước.
Sáu là, sự phối kết hợp trong thực hiện pháp luật về thuế của các cơ
quan chức năng và tổ chức có liên quan còn chưa chặt chẽ và còn nhiều khe hở.
Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (như cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chưa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối nhiệm vụ thu ngân sách.
Bảy là, công tác dự báo thu thuế chưa chính xác
- Tổ chức nắm thông tin của cơ quan thuế về các chỉ tiêu phát triển kinh tế không đầy đủ, kịp thời và chưa khoa học. Công tác tổ chức thu thập các số liệu thống kê về đối tượng nộp thuế còn yếu, các chỉ tiêu kinh tế-thu ngân sách của đối tượng chưa được cập nhật đầy đủ và kịp thời. Hơn nữa, lại chưa có một trung tâm xử lý dữ liệu để phân tích, kiểm tra, phân loại các số liệu thu thập được theo các tiêu thức nhất định nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận phân tích dự báo thu.
- Chậm đổi mới về phương pháp phân tích dự báo thu. Đến nay, chúng ta vẫn sử dụng phương pháp tính dự toán thu đã lạc hậu, việc dự toán đầu ra, gián tiếp, chủ yếu vẫn là xác định một số chỉ số kinh tế, như: thu nhập, doanh thu... từ đó, dự báo cho thu năm sau. Phương pháp này chỉ phù hợp với nền kinh tế tương đối ổn định, một nền kinh tế trong trạng thái tĩnh, không thể áp dụng cho một nền kinh tế phong phú, đa dạng và đang phát triển, biến đọng không ngừng.