Điều trị phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K (Trang 27 - 30)

* Lịch sử [20,51,59,72]:

Trong lịch sử điều trị UTGT bằng phẫu thuật, Galen (160-200 tr−ớc công nguyên) đã mổ các tr−ờng hợp u tuyến giáp và ghi nhận có biến chứng

liệt dây thần kinh quặt ng−ợc. Albucais (950 tr−ớc công nguyên) ở ả Rập, là ng−ời đầu tiên cắt tuyến giáp thành công, tuy nhiên sự thành công này chỉ xảy ra trong muôn một vì hầu hết các bệnh nhân này chắc chắn sẽ bị tử vong vì xuất huyết và nhiễm trùng.

Năm 1791 Deasault bắt đầu thực hiện cắt tuyến giáp, đến năm 1870 báo cáo 70 tr−ờng hợp với tỉ lệ tử vong 41%. Cũng vì phẫu thuật tuyến giáp quá nguy hiểm, đến nỗi năm 1850 Viện Hàn Lâm y học Pháp đã cấm mổ tuyến giáp. Năm 1886 Samuel, một phẫu thuật viên ở Philadelphia đã cho rằng không thể nào có thể cắt bỏ tuyến giáp trong khi nó đang ở tình trạng nở lớn. Nếu phẫu thuật viên nào thực hiện cuộc mổ này, bệnh nhân sẽ bị nhiều biến chứng, mà trầm trọng nhất là chảy máu và dẫn đến tử vong.

Năm 1877 Billroth ở Vienna đã thực hiện cắt tuyến giáp, tỉ lệ tử vong giảm xuống còn 8% nhờ các tiến bộ về gây mê, ph−ơng pháp vô trùng và kĩ thuật cầm máu đ−ợc áp dụng. Ông cũng nêu ra các biến chứng liệt dây thần kinh hồi quy thanh quản và tổn th−ơng tuyến cận giáp

Tuy nhiên nổi bật hơn là Theo der Kocher, giáo s− về phẫu thuật ở Berne (Thuỵ Sĩ) là ng−ời tiên phong trong phẫu thuật tuyến giáp. Năm 1887 ông đã hoàn chỉnh kỹ thuật mổ tuyến giáp bằng việc đ−a ra nguyên tắc mổ tỉ mỉ, bảo tồn dây thần kinh quặt ng−ợc, tuyến cận giáp và xác định rằng cắt tuyến giáp toàn bộ sẽ gây ra suy giáp. Để tránh biến chứng này, ông khuyên nên cắt tuyến giáp gần toàn bọ. Cho đến năm 1917 ông đã thực hiện đ−ợc khoảng hơn 4000 tr−ờng hợp với tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp. Với những đóng góp quý giá này, Kocher đã xứng đáng nhận giải th−ởng Nobel vào năm 1909.

ở Hoa Kỳ, Halsted đã phát triển kỹ thuật cắt giáp của mình sau nhiều cơ hội tiếp xúc với Kocher.

* Các phơng pháp phẫu thuật và chỉ định:

+ Các ph−ơng pháp: Có nhiều ph−ơng pháp phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào loại mô bệnh học, vị trí u, kích th−ớc u, số l−ợng u, tuổi và tình trạng di căn, cũng nh− nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao (tuổi > 45, kích th−ớc u > 4cm, vỏ bao bị xâm lấn, nhiều ổ, mô bệnh học thể tuỷ) và nhóm nguy cơ thấp (tuổi < 45, kích th−ớc u < 1cm, ch−a xâm lấn vỏ bao, một ổ, mô bệnh học thể nhú, thể nang).

- Lấy u tuyến giáp đơn thuần: Không đ−ợc áp dụng vì th−ờng không lấy đủ rìa mô lành xung quanh.

- Cắt thùy giáp có u: Đây là phẫu thuật tối thiểu trong ung th− tuyến giáp, đ−ợc áp dụng với u có kích th−ớc nhỏ.

- Cắt tuyến giáp gần toàn bộ - Cắt tuyến giáp toàn bộ

Kết quả sống thêm giữa các ph−ơng pháp phẫu thuật có thể là giống nhau, sự khác nhau là tỉ lệ tái phát tại chỗ, biến chứng của phẫu thuật và sự thuận lợi cho việc theo dõi tái phát , di căn xa [53].

* Chỉ định:

- Ung th− thể nhú [7, 33, 51, 60]:

+ Cắt thùy giáp đ−ợc áp dụng khi u nhỏ khoảng 1 cm, bệnh nhân có nguy cơ thấp. Có thể cắt tuyến giáp gần toàn bộ và vét hạch cổ chọn lọc.

+ Cắt tuyến giáp toàn bộ hiện nay đ−ợc ủng hộ vì loại ung th− này tìm thấy ở cả hai thuỳ từ 60-86% và 5-10% tái phát xảy ra ở thuỳ giáp đối bên khi phẫu thuật cắt một thùy giáp. Hơn nữa ph−ơng pháp này tạo thuận lợi cho việc điều trị bổ trợ bằng I131 theo dõi sau điều trị bằng định l−ợng Thyroglobulin. Nghiên cứu ở Mayo Clinic với 1685 bệnh nhân, tỉ lệ tái phát sau cắt thùy giáp

là 22% so với 8% đ−ợc cắt tuyến giáp toàn bộ, nh−ng không khác nhau về tỉ lệ sống thêm.

- Ung th− thể nang: Trong tr−ờng hợp này nên tiến hành cắt tuyến giáp toàn bộ, không phải vì bị ung th− xâm lấn mà tạo ra sự suy giáp tạm thời để bất kỳ tế bào ung th− nào còn sót lại trong cơ thể sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi I131 [7].

- Ung th− thể tuỷ: Với loại ung th− này, tỉ lệ xâm lấn hai bên cao và th−ờng có di căn hạch vùng từ giai đoạn sớm. Do đó ph−ơng pháp điều trị là cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ [7].

- Ung th− tế bào Hurthle: Tỉ lệ ung th− ở hai thuỳ cao khoảng 10% và tái phát tới 50% các tr−ờng hợp, do đó nên cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ [7].

- Ung th− thể không biệt hoá: Phẫu thuật chỉ định cho những u nhỏ, còn khả năng phẫu thuật. Tuy nhiên hầu hết loại này đều không còn khả năng phẫu thuật ở thời điểm chẩn đoán, có chăng chỉ là mở khí quản để duy trì đ−ờng thở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K (Trang 27 - 30)