Phƣơng pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 25 - 29)

2.3.1.- Nội dung 2.2.1- Điều tra thành phần nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì – Hà

Nội, đánh giá mức độ gây hại của nhện đỏ nâu (Oligonychus cofeae Nietner) trên một số giống chè và thực trạng công tác phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì.

- Điều tra thành phần nhện nhỏ hại chè.

Việc điều tra xác định thành phần nhện hại và mức độ phát sinh gây hại của nhện đỏ theo các giai đoạn sinh trưởng của cây được tiến hành theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại của Viện Bảo vệ thực vật (1999). việc định loại thành phần nhện hại chè nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Viện Bảo vệ thực vật

Điều tra theo 5 điểm chéo góc, ở mỗi điểm điều tra trên 2m dài theo hàng chè, quan sát bằng mắt thường kết hợp dùng kính lúp cầm tay, đếm số lượng cây bị nhện nhỏ hại. Có thể định loại trực tiếp hoặc lấy mẫu và bảo quản mẫu rồi gửi về phòng côn trùng – Viện Bảo vệ thực vật để giám định các loài chưa biết.

Mức độ phổ biến của các loài nhện được tính thông qua tần suất xuất hiện của loài đó trong quá trình điều tra, được tính như sau:

Tổng số điểm điều tra có loài nhện A

Tần suất xuất hiện = x 100 loài nhện A (%) Tổng số điểm điều tra

Dùng dấu + để biểu thị mức độ phổ biến: + < 25% số cây có nhện (ít phổ biến) ++ > 25 đến 50% cây có nhện (phổ biến) +++ > 50% cây có nhện (rất phổ biến)

- Đánh giá mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trên chè tại Ba Vì.

Chọn các vườn chè đại diện cho các giống chè, mỗi giống chọn từ 3 - 5 vườn, trên mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại. Trên mỗi điểm điều tra trên 5 cây hoặc trên 2m dài theo hàng chè, tiến hành hái ngẫu nhiên 20 lá. Cho lá vào túi PE đem về cho vào tủ lạnh để khoảng 12 – 24h cho nhện không di chuyển, sau đó lấy lá và đếm số nhện trên các mẫu thu được dưới kính lúp độ phóng đại 16- 20 lần.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ nhện (con/lá)

- Đánh giá thực trạng công tác phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại địa bàn huyện Ba Vì.

Tiến hành điều tra thực địa, tham khảo số liệu từ địa phương kết hợp phỏng vấn trực tiếp người nông dân theo bộ câu hỏi soạn sẵn, ghi nhận và đánh giá các biện pháp phòng trừ mà người nông dân đã và đang sử dụng và hiệu quả của từng biện pháp.

2.3.2. – Nội dung 2.2.2- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của nhện đỏ, bao gồm: đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và gây hại, vòng đời nhện đỏ, bao gồm: đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và gây hại, vòng đời và khả năng sinh sản của nhện đỏ nâu.

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện đỏ nâu:

Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học chủ yếu của nhện đỏ được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu sinh học côn trùng của Viện BVTV (1999). Nhện đỏ được nuôi riêng rẽ từng cá thể bằng lá chè bánh tẻ lấy từ cây không phun thuốc. Thu thập ngẫu nhiên nhện cái trưởng thành ngoài vườn chè tự nhiên không phun thuốc, thả mỗi con vào một đĩa petri đựng lá cho đẻ trứng. Sau đó, chỉ để lại một trứng trên lá đặt trong đĩa petri có bông ẩm, theo dõi hai lần/ngày và ghi chép sự phát triển của nhện. Đĩa lá được thay hai ngày

một lần, nhện chuyển tuổi được ghi nhận thông qua đặc điểm lột xác. Khi nhện hoá trưởng thành, nhện trưởng thành được thả vào ghép đôi cho giao phối và theo dõi tình hình đẻ trứng của chúng. Đồng thời, ghi chép các đặc điểm hình thái của nhện ở các pha phát dục, các chỉ tiêu về nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí hàng ngày.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian các pha phát dục (ngày) - Tổng số trứng của một nhện cái (trứng) - Thời gian đẻ trứng của một nhện cái (ngày) - Đặc điểm hình thái các pha phát dục

Tất cả các pha phát triển của nhện đỏ nâu (trứng, ấu trùng, trưởng thành) đều được đưa lên kính lúp soi nổi có độ phóng đại 20 lần, có liên kết với camera chụp ảnh, miêu tả các đặc điểm hình thái của chúng theo giá trị định loại

- Nghiên cứu tập tính sinh sống của nhện đỏ nâu

Trên vườn chè chọn điểm điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, tại mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 20 cây, trên mỗi cây chia ra theo 3 tầng tán: tầng trên cùng, tầng giữa và tầng dưới cùng, mỗi tầng lầy 10 lá. Tiến hành lấy lá và đếm số lượng nhện như đã mô tả ở các phần trên.

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ nhện (con/lá)

2.3.3.- Nội dung 2.2.3- Tìm hiểu qui luật phát sinh của nhện đỏ nâu trên đồng

ruộng. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh phát triển của nhện đỏ nâu (Oligonychus cofeae N.).

- Điều tra diễn biến mật độ quần thể nhện đỏ nâu hại chè

Chọn các vườn chè đại diện cho các kiểu hình đất đai, tuổi cây, trình độ thâm canh và kỹ thuật canh tác. Mỗi kiểu hình chọn từ 3 - 5 vườn. Điều tra

mật độ nhện đỏ nâu 5 ngày/lần ở các vườn theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại. Tại mỗi điểm điều tra trên 5 cây hoặc trên 2m dài theo hàng chè, tiến hành hái ngẫu nhiên 20 lá. Cho lá vào túi PE đem về cho vào tủ lạnh để khoảng 12 – 24h cho nhện không di chuyển, sau đó lấy lá và đếm số nhện trên các mẫu thu được dưới kính lúp độ phóng đại 16- 20 lần, tính mật độ nhện trong từng thời điểm.

Mật độ nhện được tính bằng công thức: Tổng số nhện đếm được

Mật độ nhện = (con/ lá) Tổng số lá điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ nhện (con/lá)

- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh phát triển của nhện đỏ nâu hại chè

+ Ảnh hưởng của tuổi chè:

Chọn các nhóm vườn có tuổi cây khác nhau, mỗi tuổi cây chọn 3 vườn, trên mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc. Cách điều tra được tiến hành như đã trình bày chi tiết trong phần điều tra diễn biến.

+ Ảnh hưởng của cây che bóng:

Chọn các nhóm vườn có mật độ cây che bóng khác nhau, mỗi mật độ chọn 3 vườn có chế độ chăm sóc tương tự nhau và tiến hành điều tra như phần trên.

- Chỉ tiêu theo dõi: + Mật độ nhện (con/lá) + Tỷ lệ lá bị hại (%)

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 25 - 29)