Hiệu lực phòng trừ nhện đỏ nâu khi phối trộn dầu khoáng với thuốc hóa học tại Ba Vì – Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 71 - 76)

hóa học tại Ba Vì – Hà Nội.

Trong sản xuất chè nhu cầu sản xuất các sản phẩm chè an toàn ngày càng cao và là xu hướng tất yếu. Đặc biệt do đặc thù cây chè cho thu hoạch sản phẩm liên tục trong năm, trong khi đó lại thường xuyên bị các loài dịch hại, trong đó nhện đỏ nâu là một dịch hại quan trọng, nên việc sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật là không thể tránh khỏi. Theo đó ngày càng có nhiều những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và thảo mộc được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất.

Bảng 3.18. Hiệu lực trừ nhện đỏ nâu hại chè khi phối trộn thuốc Comite 73EC với dầu khoáng DC-Tronplus (Ba Vì, 2011)

Công thức

Mật độ nhện trƣớc

phun (con/lá)

Hiệu lực của thuốc sau phun (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày

CT1 8,2 41,5 b 64,2 75,4 b 70,2 b CT2 9,5 43,0 b 69,2 83,0 ab 79,0 ab CT3 8,4 56,3 a 74,1 87,2 ab 83,6 ab CT4 11,0 58,5 a 79,9 93,3 a 91,1 b CT5 (Đ/C) 7,8 - - - - LSD0,5 10,1 22,1 12,0 13,9 Ghi chú:

Công thức 1: 0,5% (2l/ha) Dầu khoáng DC-Tronplus 98,8EC

Công thức 2: 0,5% (2l/ha) Dầu DC-Tronplus 98,8EC + 20% (0,14l/ha) Comite 73EC Công thức 3: 0,5% (2l/ha) Dầu DC- Tronplus 98,8EC + 40% (0,28l/ha) Comite 73EC Công thức 4: 0,5% (2l/ha) Dầu DC- Tronplus 98,8EC + 60% (0,42l/ha)Comite 73EC Công thức 5:Đối chứng không phun

Tuy nhiên một trong những khó khăn trong việc ứng dụng các sản phẩm này là do hiệu lực của các loại thuốc này thường không cao được bằng các thuốc hóa học, mặt khác phần lớn các loại thuốc này không làm chết ngay sâu, nhện hại mà phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể nhận biết được hiệu lực của thuốc đối với sâu, nhện hại. Để vừa giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học đồng thời tăng hiệu lực của các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và thảo mộc thì việc phối trộn thuốc hóa học với các thuốc có nguồn gốc sinh học đang được quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu việc phối trộn thuốc hóa

học với thuốc thảo mộc trong việc phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì được trình bày trong bảng 3.18.

Dầu khoáng DC – TronPlus đã và đang được nghiên cứu sử dụng trong phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè ở hầu hết các vùng trồng chè trên cả nước. Tuy nhiên khi dùng riêng rẽ loại dầu khoáng cho hiệu lực không cao. Ví dụ tại Thái Nguyên thí nghiệm phòng trừ nhện đỏ nâu cho thấy khi sử dụng đơn lẻ dầu khoáng thì hiệu lực trừ nhện chỉ đạt cao nhất là 44,2% ở 7 ngày sau phun. Kết quả so sánh tại vùng chè Ba Vì cũng cho thấy khi sử dụng riêng rẽ thì dầu khoáng DC-Tronplus 98,8EC có hiệu lực không cao, sau 3 ngày chỉ đạt trên 41%, hiệu lực đạt cao nhất ở 14 ngày sau phun nhưng cũng chỉ đạt 70,2%. Trong khi các công thức có phối trộn thuốc Comite 73EC với tỷ lệ phối trộn khác nhau thì hiệu lực trừ nhện đều tăng cao hơn, đặc biệt ở công thức 4 với tỷ lệ phối trộn với 60% thuốc Comite 73EC có hiệu lực trừ nhện đạt cao nhất, 93,3% ở 7 ngày sau phun, đến 14 ngày sau phun hiệu lực vẫn đạt 91,1%.

Như vậy bên cạnh việc sử dụng luân phiên các loại thuốc như là Pegasus, Ababeter, Sokupi và ABT 2WP, ngoài ra cũng có thể sử dụng công thức phối trộn DC – TronPlus 0,5% (2l/ha) + 60% (0,42l/ha) thuốc Comite 73EC để phòng trừ nhện theo hướng hiệu quả và an toàn đối với môi sinh.

Chƣơng IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1.Kết luận

1. Đã thu thập và xác định được 2 loài nhện nhỏ gây hại trên chè tại vùng trồng chè Ba Vì – Hà Nội, đó là nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner) và nhện sọc trắng (Calacarus carinatus Green). Nhện đỏ nâu là loài gây hại quan trọng trên cây chè nói chung, đặc biệt là ở Ba Vì với trên 90% tổng diện tích là trồng các giống được đánh giá là có mức độ nhiễm nhện cao như Trung Du và PH1.

2. Ở Ba Vì người trồng chè chủ yếu sử dụng thuốc hóa học để phun phòng trừ nhện với một số ít chủng loại là thuốc trừ nhện, rất ít thuốc thảo mộc, sinh học, nhiều trong số đó là thuốc trừ sâu và không được đăng ký sử dụng trừ nhện hại chè, người dân chưa quan tâm đến việc sử dụng luân phiên các thuốc với nhau. Số lần phun thuốc ở các điểm trồng chè trọng điểm của Ba Vì dao động từ 9 đến 16 lần/năm, tỷ lệ phun định kỳ còn cao, một số điểm lên đến trên 75% và hầu hết là phun tự do, không theo qui tắc 4 đúng.

3. Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khả năng sinh sản của nhện đỏ nâu hại chè. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, dưới 200C thời gian trứng kéo dài 5,9 ngày; ấu trùng 13,5 ngày; tiền đẻ trứng 2,2 ngày; vòng đời 21,4 ngày và tổng số trứng là 94,2 trứng/ 1 nhện cái. Ở điều kiện nhiệt độ 20 – 250C thời gian trứng kéo dài 4,8 ngày; ấu trùng 11,5 ngày; tiền đẻ trứng 1,4 ngày; vòng đời 17,9 ngày và tổng số trứng là 107 trứng/ 1 nhện cái. Ở điều kiện nhiệt độ 25 – 300C thời gian trứng kéo dài 3,4 ngày; ấu trùng 7,2 ngày; tiền đẻ trứng 1,2 ngày; vòng đời 21,4 ngày và tổng số trứng là 89,4 trứng/ 1 nhện cái.

4. Nhện đỏ tập trung sinh sống và gây hại ở các tầng lá phía trên của tán chè, các lá phía dưới mật độ nhện rất ít, chỉ khoảng 1 con/lá. Tuổi chè và cây che bóng trên vườn chè đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu. Tuổi chè càng cao thì mức độ gây hại của nhện đỏ nâu càng cao, đặc biệt là các vườn chè trên 10 tuổi. Vườn chè có cây che bóng càng dày thì mật độ nhện càng giảm.

5. Thuốc có hiệu lực cao trong phòng trừ nhện đỏ nâu là thuốc Sokupi 0.36AS (với liều lượng 0,8l/ha), Pegasus 500SC (với liều lượng 0,7l/ha)và Ababetter 1.8EC (với liều lượng 0,4l/ha). Sử dụng dầu khoáng DC – TronPlus riêng lẻ cho hiệu lực không cao bằng việc phối trộn với thuốc hóa học Comite 73EC, tỷ lệ phối trộn cho hiệu quả cao nhất là DC- TronPlus 0,5% (2,0l/ha)+ 60% (0,42l/ha) Comite 73EC.

4.2. Đề nghị:

1. Tiếp tục nghiên cứu phát triển các biện pháp canh tác, áp dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc đồng thời xây dựng các mô hình quản lý tổng hợp IPM trong phòng trừ nhện đỏ hại chè tại Ba Vì.

2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào vùng chè Ba Vì để phòng chống nhện đỏ nâu, giảm việc sử dụng thuốc hóa học độc hại, bảo đảm có sản phẩm an toàn đáp ứng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 71 - 76)