3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng trồng chè Ba Vì . - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc TP.Hà Nội), có diện tích tự nhiên là 42.804,37ha trong đó có 27.390,53ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp bao gồm:
- 11.777,01ha đất trồng cây hàng năm - 5.613ha đất trồng cây lâu năm
- 10.754,62ha đất trồng cây lâm nghiệp
Trên địa bàn huyện hình thành 3 vùng tự nhiên: - Vùng đồi núi có diện tích tự nhiên là 19.932ha - Vùng đồi gò có diện tích đất tự nhiên là 11.573ha - Vùng ven đê có diện tích đất tự nhiên là 11.299ha Về thổ nhưỡng
Có 18 loại đất, trong đó có 3.000ha đất tơi xốp, dễ thoát nước hình thành trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, mica, măcma … có màu nâu, vàng, đen phân bố ở độ cao trên 100m, pH từ 4 – 5,5; tầng dày trên 70cm. Đây là diện tích đất phù hợp với sản xuất chè.
Về khí hậu:
Ba Vì nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc. Điều kiện thời tiết khí hậu gồm cả vùng núi lẫn vùng đồng bằng. Theo số liệu thống kê nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Ba Vì tổng
lượng mưa trong năm 1.700-1.800mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã xuất hiện cơn mưa giông, kèm theo sấm chớp gió lốc và mưa đá xuất hiện cả gió Lào khô nóng. Cuối tháng 9 đầu tháng 10 lượng mưa giảm đáng kể. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Về dân số và lao động:
Tổng số toàn huyện có 250.000 người, trong độ tuổi lao động có 127.000 người, trong đó lao động nông nghiệp có 110.476 người, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông.
Bình quân đất nông nghiệp ở vùng núi là 1.049m2/người, vùng đồi gò là 727m2/người, vùng ven đê là 492m2/người.
- Hiện trạng sản xuất chè ở huyện Ba Vì.
Với lợi thế đất đai, khí hậu thuận lợi để cây chè phát triển, nhiều năm nay huyện Ba Vì đã tập trung quy hoạch, khai thác nguồn đất đai, thổ nhưỡng ở các xã miền núi như Ba Trại, Tản Lĩnh... để phát triển vùng trồng chè và kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chè xuất khẩu nên đã từng bước đưa cây chè trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của huyện. Hiện toàn huyện Ba Vì đã hình thành một vùng sản xuất chè tại các xã miền núi và đồi gò. Đến nay, diện tích chè toàn huyện gần 1.600ha (số liệu năm 2009), năng suất bình quân đạt 7,6 tấn/ha, tổng sản lượng chè búp tươi đạt 12.631 tấn. Đặc biệt, một số diện tích thâm canh tốt đạt 15-16 tấn chè búp tươi/ha. Toàn huyện có khoảng 1.700 máy sao chè, 645 máy vò chè, sản lượng chè búp khô tự chế biến đạt 780 tấn, ngoài ra còn có 9 làng nghề, 6 nhà máy thu mua và chế biến chè công nghiệp. Sản lượng chè búp khô chế biến đã đạt khoảng 2.174 tấn. Sản lượng chè xuất khẩu ra nước ngoài chiếm khoảng 50-60%, chủ yếu là các nước: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Anh, Trung Đông... với các sản phẩm chè xanh và chè đen.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè tại huyện Ba Vì (năm 2006)
Tên địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tấn) Sản lượng (tấn) Diện tích có khả năng mở rộng (ha) Khánh Thượng 14,6 4,6 67,2 - Minh Quang 98,7 3,8 375,0 - Ba Trại 448,0 7,3 3270,4 15 Tản Lĩnh 55,4 6,5 360,6 - Vân Hòa 25,0 6,5 162,5 150 Yên Bài 56,9 9,4 533,6 31 Ba Vì 60,0 5,4 324,0 10 Cẩm Lĩnh 50,0 5,0 250,0 20 NT Sông Đà 166,5 5,0 832,5 15 NT Việt Mông 267,3 13,5 3605,8 42 TTDVCGNLN 68,0 52,4 356,2 - TTGC rừng 8,62 7,3 63,09 - Sơn Đà 10,0 6,0 60,0 - Thụy An 10,0 4,4 44,0 - Trung tâm gà 20,0 5,5 110,0 3 TT Tinh ĐV 10,0 5,0 50,0 - NT Suối Hai 6,2 6,7 40,2 - Cam Thượng 2,0 6,0 12,0 10 Vật Lại 4,0 4,9 19,6 10
Cty Chinh Nhân 58,0 1,7 100,0 -
Tổng toàn huyện 1.439 7,3 10.636
Bảng 3.3. Kết quả điều tra tình hình sản xuất hai giống chè chính là Trung du và PH1 trên địa bàn huyện Ba Vì (2006)
Tên địa phương Giống chè Trung du Giống chè PH1 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Khánh Thượng 14,6 46,0 67,2 Minh Quang 95,7 38,0 363,0 3,1 60,0 18,6 Ba Trại 419,5 73,0 3058,7 27,7 71,0 196,6 Tản Lĩnh 55,4 65,0 353,6 - - - Vân Hòa 10,0 65,3 65,0 15,0 75,0 276,0 Yên Bài - - - 56,9 93,7 533,0 Ba Vì 35,0 57,5 204,4 25,0 30,0 75,0 Cẩm Lĩnh 30,0 66,0 198,0 20,0 60,0 120,0 NT Sông Đà 129,3 44,0 525,0 37,5 68,0 255,6 NT Việt Mông 33,37 63,6 213 234,5 134,0 3103,0 TT DVCG NLN 48,8 49,3 241,0 19,3 60,0 115,4 TTG cây rừng - - - 8,6 73,0 63,0 Sơn Đà 10,0 52,0 52,0 Thụy An 10,0 44,0 44,0 TT gà - - - 20,0 55,0 110,0 TT Tinh ĐV 10,0 50,0 50,0 NT suối hai 6,0 67,0 40,2 Cam Thượng - - - 2,0 60,0 12,0 Vật Lại 4,0 49,0 19,6 Toàn Huyện 913,7 60,0 5494,7 467,3 104,0 4877,8
Về cơ cấu giống, trên địa bàn huyện Ba Vì chủ yếu trồng giống chè Trung du lá nhỏ với diện tích 913,7ha, chiếm trên 63,5% tổng diện trồng chè trong toàn huyện, giống PH1 có diện tích là 436ha, chiếm 30,3% tổng diện tích; diện tích còn lại rất nhỏ 6,2% trồng một số giống mới chất lượng cao như Ôlong, Kim Tuyên.
Về kỹ thuật canh tác, hầu hết các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Ba Vì đều trồng chè theo kinh nghiệm truyền thống, người này truyền miệng cho người khác, ít theo đúng qui trình trồng và chăm sóc cây chè. Đa số sử dụng phân hóa học, không sử dụng phân hữu cơ, sử dụng thuốc hóa học tràn lan, kiến thức về việc sử dụng thuốc an toàn trên cây chè hầu như chưa được quan tâm. Chính vì vậy trong các năm khi có dịch nhện nhỏ nói chung, nhện đỏ nâu nói riêng phát sinh với mật độ cao, người sản xuất chủ yếu dựa vào thuốc trừ sâu để phun, số lần và liều lượng thường cao và nhiều khi không đúng thuốc. Điều đó đã dẫn đến không hiệu quả, mật độ nhện năm sau cao hơn năm trước.
Nhìn chung thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Ba Vì còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tốt như người dân ở các vùng sản xuất chè nổi tiếng khác như Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng…. Đặc biệt công tác phòng trừ sâu bệnh hại còn rất nhiều hạn chế, hầu hết là phòng trừ theo hiểu biết của từng cá nhân hộ gia đình, chưa mang tính khoa học, chưa đạt hiệu quả cao và chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.1.2.2. Mức độ gây hại của nhện đỏ nâu tại vùng chè Ba Vì – Hà Nội.
* Tác hại của hai loài nhện nhỏ gây hại trên chè tại vùng chè Ba Vì.
Qua kết quả điều tra thành phần nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì cho thấy mặc dù có sự phát sinh gây hại của 2 loài nhện trên vườn chè tại Ba Vì nhưng mức độ gây hại của chúng hoàn toàn khác nhau. Đi sâu đánh giá mức độ tác
hại của hai loài nhện này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của loài nhện đỏ nâu tại đây.
Bảng 3.4. Mức độ gây hại của hai loài nhện nhỏ trên chè tại Ba Vì – Hà Nội (11/2010 -6/2011) Kỳ điều tra Mức độ phổ biến Mật độ (con/lá) Nhện đỏ nâu Nhện sọc trắng Nhện đỏ nâu Nhện sọc trắng 11/ 2010 ++ + 0,9 ± 0,42 0,2 ± 0,07 01/ 2011 ++ + 1,1 ± 0,38 0,2 ± 0,09 03/ 2011 +++ + 1,3 ± 0,31 0,2 ± 0,10 05/ 2011 +++ + 3,0 ± 0,79 0,2 ± 0,08 06/2011 +++ + 7,3 ±0,78 1,4 ± 0,07
Ghi chú: + < 25% số cây có nhện (ít phổ biến) ++ > 25 đến 50% cây có nhện (phổ biến) +++ > 50% cây có nhện (rất phổ biến)
Kết quả bảng 3.4 cho thấy ở tất cả các kỳ điều tra đều thấy sự xuất hiện của nhện đỏ nâu với tần suất bắt gặp rất cao trên 50%. Trong khi đó nhện sọc trắng cũng xuất hiện ở tất cả các kỳ điều tra nhưng tần suất xuất hiện rất thấp, dưới 25%. Cùng với tần suất xuất hiện cao, loài nhện đỏ nâu cũng có mật độ trên lá luôn cao hơn mật độ của loài nhện sọc trắng, đặc biệt trong kỳ cao điểm gây hại của loài nhện này vào tháng 6 với mật độ lên tới 7,3 con/lá. Trong khi đó loài nhện sọc trắng cũng chỉ có mật độ cao nhất là 1,4 con/lá.
Như vậy có thể nói rằng loài nhện đỏ nâu là loài gây hại có ý nghĩa kinh tế nhất tại vùng chè Ba Vì. Kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp người nông dân tại các xã trồng chè trọng điểm đã khẳng định rõ nhận xét này
Hình 3.2, 3.3. Triệu trứng gây hại của nhện đỏ gây hại trên vƣờn chè (7/2011)
* Mức độ gây hại của nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae N.) trên một số
giống chè chủ yếu tại Ba Vì.
Trên địa bàn huyện Ba Vì chủ yếu là trồng giống Trung du, tiếp đến là giống PH1, còn các giống khác như Ôlong, Phúc Vân Tiên…. chỉ được trồng rải rác với diện tích nhỏ. Hai giống Trung du và PH1 đã được nhiều tác giả như Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Thái Thắng, Đoàn Hùng Tiến… đánh giá là thuộc nhóm giống có mức nhiễm nhện cao. Điều này càng khẳng định vai trò của loài nhện đỏ nâu tại đây. Kết quả điều tra mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trên hai giống chè chính là Trung du và PH1 được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Mật độ nhện đỏ nâu trên hai giống chè Trung du và PH1 tại Ba Vì. (11/2010 -6/2011)
Kỳ điều tra Mật độ nhện (con/lá)
Giống trung du Giống PH1
11/ 2010 1,8 ± 0,12 2,1 ± 0,17
01/ 2011 2,1 ± 0,13 2,2 ± 0,18
3/ 2011 2,5 ± 0,18 2,7 ± 0,20
5/ 2011 5,3 ± 0,58 6,1 ± 0,81
6/ 2011 7,9 ± 0,56 8,5 ± 0,64
Đúng với nhận định của các tác giả trước đây, kết quả điều tra tại vùng chè Ba Vì cũng cho thấy mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trên 2 giống chè này đều khá cao, đặc biệt trong kỳ điều tra tháng 5/2011 trên cả 2 giống mật độ nhện lên đến 5,3 và 6,1 con/ lá. Ở mật độ này đã bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè búp và bắt đầu phải áp dụng các biện pháp phòng trừ. Cả hai giống này đều thuộc nhóm giống nhiễm nhện nặng, trong đó theo các kết quản nghiên cứu trước đây thì giống Trung du thường có mức nhiễm
cao hơn so với giống PH1. Tuy nhiên kết quả điều tra tại Ba Vì thì ngược lại, ở tất cả các kỳ điều tra trên giống PH1 mật độ nhện hại thường cao hơn so với giống Trung du.
Với trên 90% tổng diện tích trồng chè trong toàn huyện Ba Vì là sử dụng hai giống Trung du và PH1 thì nhện đỏ nâu thực sự là một tác nhân gây hại vô cùng quan trọng cho sản xuất chè tại đây. Chính vì vậy cần thiết phải quan tâm nghiên cứu và tìm các biện pháp thích hợp nhất để có thể phòng trừ một cách có hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn với môi trường.