0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực trạng công tác phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI NHỆN ĐỎ NÂU HẠI CHÈ (OLIGONYCHUS COFFEAE NIETNER) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI BA VÌ HÀ NỘI (Trang 42 -50 )

3.1.3.1. Nhận thức của người dân về nhện đỏ nâu hại chè và các biện pháp phòng trừ đã và đang được áp dụng tại Ba Vì.

Mặc dù còn thiếu những nghiên cứu chính qui cũng như công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chè tại Ba Vì còn thiếu nhưng với khoảng thời gian cây chè có mặt trong hệ thống sản xuất nông nghiệp tại đây cũng giúp cho bà con nông dân tích lũy những kinh nghiệm nhất định trong quá trình sản xuất chè. Qua điều tra thực địa cộng với phỏng vấn trực tiếp người nông dân trồng chè tại đây về công tác phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5 và 3.6.

Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy đa số người nông dân có kinh nghiệm trong việc nhận biết sự có mặt của nhện đỏ trên vườn chè thông qua việc quan sát lá chè. Riêng ở hai xã Minh Quang và Yên Bài chỉ có 50% số người được hỏi cho biết là họ có thể nhận biết được sự có mặt của nhện đỏ trên vườn chè còn lại thì hầu hết không quan tâm đến sự có mặt của nhện đỏ mà chỉ quan tâm đến các loài sâu bệnh hại trực tiếp trên phần búp non. Có sự khác biệt này có thể là do xã Ba Trại có truyền thống trồng chè lâu đời, là vùng chè nổi

tiếng nhất và có chất lượng chè cao nhất trong toàn huyện, chính vì vậy mà người dân quan tâm hơn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây chè.

Bảng 3.6. Nhận thức của ngƣời nông dân về nhện đỏ hại chè tại một số xã trồng chè chính tại Ba Vì(2011)

Điểm điều tra Diện tích (ha) Tỷ lệ ngƣời có thể nhận biết rõ nhện đỏ (%) Tỷ lệ ngƣời coi nhện đỏ là dịch hại quan trọng (%) Ba Trại 448 90,0 100 NT Sông Đà 166,5 80,0 100 NT Việt Mông 267,3 80,0 100 Minh Quang 98,7 50,0 70 Yên Bài 56,9 50,0 70

(Ghi chú: diện tích chè trích theo “Kết quả điều tra diện tích, sản lượng chè năm 2006”- UBND huyện Ba Vì).

Ngược lại tại các xã Minh Quang và Yên Bài người dân chủ yếu trồng chè một cách tự phát, chưa chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh còn hạn chế. Hầu hết người dân trồng chè ở đây không để ý đến sự có mặt của nhện đỏ trên vườn chè và cũng không chú ý phòng trừ riêng nhện đỏ mà chỉ phun thuốc trừ nhện kết hợp với các đợt phun phòng trừ rầy xanh hoặc bọ cánh tơ. Theo họ nhện đỏ chỉ gây hại ở các lá già và lá bánh tẻ chứ không hại trực tiếp đến phần búp non do đó không ảnh hưởng lớn đến năng suất. Cũng theo những hộ này thì chỉ có rầy xanh, bọ cánh tơ và bọ xít muỗi là ảnh hưởng lớn đến năng suất nên họ chỉ tập trung phòng trừ các loài này mà ít quan tâm đến việc phòng trừ nhện đỏ.

Nông trường Sông Đà và Nông trường Việt Mông là những điển hình sản xuất chè của huyện Ba Vì. Do có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nên mặc dù đã giao khoán diện tích cho các hộ nông dân nhưng công tác quản lý kỹ thuật vẫn được đảm bảo, nhờ đó trình độ sản xuất chè của người dân cũng cao hơn và có nhận thức rõ ràng hơn về sự phát sinh phát triển của các sâu bệnh hại nói chung và nhện đỏ nâu nói riêng cũng như hiểu được tác hại của chúng để tiến hành phòng trừ kịp thời.

Tuy nhiên thực tế cho thấy nhện đỏ nâu cũng như các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm khác trên cây chè đều rất cần được quan tâm theo dõi và tiến hành các biện pháp phòng trừ kịp thời. Chính vì nhận thức chưa rõ hết tác hại của loài dịch hại nhỏ bé này mà kết quả điều tra việc áp dụng các biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu tại Ba Vì trong bảng 3.7 đã cho thấy sự khác biệt trong công tác phòng trừ nhện đỏ nâu tại các điểm điều tra.

Do có những sự khác biệt về trình độ canh tác và nhận thức về tác hại của nhện đỏ đối với cây chè giữa các điểm điều tra nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ cũng có sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên có một điểm chung ở tất cả các điểm điều tra là trên 90% số người được hỏi cho biết đã và đang coi thuốc hóa học là biện pháp ưu tiên hàng đầu để trừ nhện. Đây là một điều hết sức nguy hiểm vì nhện đỏ là một trong những đối tượng có khả năng hình thành tính kháng thuốc khá cao. Mặt khác việc để lại dư lượng thuốc hóa học trong sản phẩm chè ở Việt Nam vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

Ở các điểm có trình độ thâm canh cao là xã Ba Trại, Nông trường Sông Đà, Nông trường Việt Mông hầu hết các hộ trồng chè có nhận thức đầy đủ về nhện đỏ nâu nên chỉ có 10% người được hỏi trả lời là chỉ phun thuốc trừ nhện khi thấy bị hại nặng, còn lại 90% là quan tâm và áp dụng các biện pháp phòng trừ. Đặc biệt ở Ba Trại có đến 35% số người được hỏi đang dần áp dụng hệ

thống phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đúng và đầy đủ nhất là trong việc sử dụng thuốc hóa học. Riêng ở nông trường Sông Đà và Việt Mông thì biện pháp canh tác được áp dụng khá nhiều với tỷ lệ 65 – 75%. Các biện pháp cụ thể được áp dụng chủ yếu là bón phân đầy đủ, cân đối; vệ sinh vườn chè; đốn đau và hái chừa hợp lý theo từng vụ.

Bảng 3.7. Các biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu đã và đang đƣợc áp dụng tại Ba Vì (2011)

Điểm điều tra

Tỷ lệ ngƣời đã và đang áp dụng các biện pháp (%)

Biện pháp hóa học Biện pháp canh tác Biện pháp IPM Ba Trại 95 35 35 NT Sông Đà 90 65 25 NT Việt Mông 90 75 30 Minh Quang 100 20 0 Yên Bài 100 25 0

Ở 2 xã có diện tích chè khá lớn nhưng trình độ thâm canh còn hạn chế, hiểu biết chưa đúng đắn về nhện đỏ nâu và 100% cho biết là đã sử dụng thuốc hóa học để phun trừ nhện nhưng chủ yếu là phun kết hợp luôn với các thuốc trừ rầy nâu và bọ cánh tơ. Ở đây cũng chưa có ai tiếp cận hay quan tâm đến phòng trừ tổng hợp IPM cho nhện đỏ nâu còn các biện pháp canh tác thì có một số ít có quan tâm nhưng chủ yếu là việc bón phân và vệ sinh vườn chè.

Theo các tác giả như Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Thái Thắng thì việc trồng cây che bóng trên vườn chè sẽ giúp làm giảm đáng kể sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy việc

trồng cây che bóng hợp lý để hạn chế nhện đỏ vẫn chưa thực sự được quan tâm ở tất cả các điểm điều tra. Phần lớn các vườn chè đều có cây che bóng nhưng mật độ cây che bóng và loại cây che bóng không khoa học. Đây là một biện pháp quan trọng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM đối với nhện đỏ. Chính vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như xây dựng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp đối với nhện đỏ tại đây.

3.1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ nhện đỏ hại chè tại Ba Vì.

Như phần trên đây đã cho thấy có đến trên 90% số người được hỏi đã và đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ với mức độ, cách thức sử dụng khác nhau ở từng điểm điều tra. Kết quả bảng 3.8 cho thấy chủng loại thuốc trừ sâu hại chè được sử dụng tại vùng chè Ba Vì khá phong phú. Tổng số có 17 tên thương phẩm thuộc 15 nhóm hoạt chất khác nhau. Trong đó có đến 13/17 loại thuốc là thuốc hóa học, chỉ có 4 loại thuốc có nguồn gốc sinh học và thảo mộc.

Đặc biệt có khá nhiều loại thuốc không được đăng ký sử dụng cho các dịch hại trên chè hoặc không nằm trong danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng trên chè. Nguyên nhân là do kiến thức về sử dụng thuốc trừ sâu nói chung và thuốc trừ sâu trên chè nói riêng của một bộ phận lớn người trồng chè và ngay cả những người bán thuốc ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật còn rất hạn chế và không được quan tâm. Khi phát hiện có sâu hại hoặc khi cần phun theo định kỳ thì chủ yếu mua thuốc theo sự tư vấn của các đại lý bán lẻ trên địa bàn nên thường xuyên sử dụng thuốc không đúng chủng loại. Chình vì vậy mà hiệu quả sử dụng thuốc trong phòng trừ nhện nhỏ hại chè nói chung, nhện đỏ nâu nói riêng kém hiệu quả, tăng đầu tư cho sản xuất

và là nguyên nhân quan trọng góp phần tái phát quần thể và hình thành tính chống thuốc của nhện hại chè.

Bảng 3.8. Chủng loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng trên chè tại vùng chè Ba Vì (năm 2010 – 2011).

Nhóm thuốc Tên thương

phẩm Tên hoạt chất Nhóm chế phẩm

Thuốc trừ nhện

Ortus Fenpyroximate Hóa học

Pegasus Diafenthiuron Hóa học

Comite Propargite Hóa học

SK Enspray Petroleum Spray Oil Thảo mộc

Thuốc trừ sâu khác

Midan Imidacloprid Hóa học.

Patox Cartap (min 97%) Hóa học

Sokotin Aradirachtin nguồn gốc sinh học

Penalty Acetamiprid Hóa học

Mopride Acetamiprid Hóa học

Actara Thiamethoxam Hóa học

Bamber Chlopyritos Hóa học

AC- Plan Emametinbenzoat nguồn gốc sinh học Kuraba B. thuringensis (var.

kurstaki) + Abamectin

Sinh học + nguồn gốc sinh học

Tung song Nereistoxyn Hóa học

Padan Cartap Hóa học

Trebon Entofenprox Hóa học

Ofatox Fenitrothion +

Trichlofon Hóa học

Riêng thuốc trừ nhện chỉ có 4 loại, chiếm 23% tổng số các thuốc trừ bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè, trong đó chỉ có 1 loại là có nguồn gốc thảo mộc còn lại là thuốc hóa học.

Điều tra cách thức sử dụng cũng cho thấy những hạn chế nhất định. Phần lớn người nông dân phun thuốc nhện một cách bừa bãi, thiếu tính khoa học, không dựa trên ngưỡng gây hại kinh tế mà chủ yếu phun kết hợp với các thuốc trừ sâu khác.

Việc lựa chọn loại thuốc cũng không khoa học, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các đại lý bán lẻ trên thị trường, có khi phun liên tục chỉ 1 loại thuốc mà chưa thực hiện việc sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến nguy cơ gây hại đến số lượng các loài thiên địch của nhện đỏ đồng thời có thể hình thành tính kháng thuốc ở nhện đỏ.

Ngoài những hạn chế trong việc lựa chọn sử dụng loại thuốc, kết quả điều tra ở bảng 3.9 còn cho thấy mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè tại một số điểm trồng chè chủ yếu tại Ba Vì là quá nhiều và không đảm bảo qui tắc 4 đúng. Theo kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nói chung tại Ba Vì có sự khác biệt khá lớn ở các điểm trồng chè, số lần phun thuốc trong năm dao động từ 9,2 lần đến 16,2 lần. Hai xã Minh Quang và Yên Bài có số lần phun thuốc cao nhất, lần lượt là 15,0 và 16,2 lần/năm. Nguyên nhân sử dụng nhiều thuốc là do ở hai xã này phần lớn người được hỏi đều trả lời là họ ít điều tra thực tế sâu bệnh hại trên vườn mà chỉ phun thuốc theo định kỳ, thường là sau mỗi đợt thu hái là họ phun luôn, phun kết hợp 1 - 2 loại thuốc trừ sâu cùng với thuốc kích thích sinh trưởng. Ở 2 xã này qua quan sát thực tế cho thấy đa phần người nông dân để đọt chè ra dài và dùng liềm cắt hàng loạt chứ không hái bằng tay hay bằng máy theo cách thông thường. Việc sử dụng thuốc tại đây cũng hết sức tùy tiện, không đảm bảo nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt là đúng thời điểm và đúng liều lượng. Đây là một điều hết sức nguy hiểm, dẫn đến vườn chè nhanh bị suy kiệt, giảm năng suất đồng thời chất lượng chè cũng không đảm bảo, đặc biệt là vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè khô

Bảng 3.9. Số lần phun thuốc và cách thức sử dụng thuốc tại Ba Vì (2011)

Điểm điều tra Số lần phun thuốc (lần/năm)

Tỷ lệ ngƣời phun theo các cách (%) Phun thuốc

theo định kỳ

Phun thuốc theo kết quả điều tra,

quan sát Phun thuốc theo 4 đúng Ba Trại 9,2 33,3 66,7 76,7 NT Sông Đà 12,2 40,0 60,0 70,0 NT Việt Mông 10,3 30,0 70,0 66,7 Minh Quang 15,0 63,3 36,7 40,0 Yên Bài 16,2 76,6 23,4 33,3

Đối với xã Ba Trại, là điểm mà cây chè sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất ở Ba Vì, người trồng chè rất quan tâm chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ và thu hái chè. Mặt khác người trồng chè ở đây rất quan tâm đến việc sản xuất chè sạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, kết quả là hiện nay sản phẩm chè Ba Trại đã và đang được nhiều người biết đến. Chính vì vậy số lần sử dụng thuốc và tỷ lệ phun định kỳ là thấp nhất trong các điểm điều tra. Việc sử dụng thuốc cũng được chú trọng theo nguyên tắc 4 đúng với 76,7% người được hỏi cho biết họ luôn cố gắng để đảm bảo nguyên tắc này.

Qua các kết quả trên cho thấy việc phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè tại vùng chè Ba Vì còn rất nhiều bất cập, chưa có hiệu quả và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, thiếu an toàn với môi trường. Do vậy rất cần có những nghiên cứu ứng dụng để làm cơ sở khuyến cáo cho người nông dân. Đây chình là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu tại Ba Vì để có thể đề xuất được biện pháp phóng chống nhện đỏ nâu hiệu quả giúp sản xuất giảm việc sử dụng hóa chất độc hại và an toàn với con người và sản phẩm


Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI NHỆN ĐỎ NÂU HẠI CHÈ (OLIGONYCHUS COFFEAE NIETNER) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI BA VÌ HÀ NỘI (Trang 42 -50 )

×