Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tínhgiá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất bao bì pdf (Trang 111 - 114)

tại xí nghiệp sản xuất bao bì :

Với những kiến thức đã được trang bị ở trường và sau một thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng tại xí nghiệp, em xin được nêu một số nhận xét của mình về công tác kế toán trong phạm vi đề tài nghiên cứu như sau:

1. Ưu điểm:

Hiện nay, bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp, phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý xí nghiệp, đảm bảo công tác kế toán nói chung được tiến hành thuận tiện. Đặc biệt phòng TCKT của xí nghiệp đã được trang bị hệ thống máy vi tính do UNESCO và Tổng công ty Xây dựng Sông Đà cài đặt chương trình SAS theo hình thức nhật ký chung. Phần lớn công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính, giảm được số lượng ghi chép, tính toán. Kế toán tổng hợp chỉ việc cập nhật chứng từ gốc vào máy, máy tự luân chuyển số liệu đối với sổ sách có liên quan theo một quy trình thống nhất, khép kín, làm cho số liệu tính toán được thực hiện nhanh chóng, truy cập cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, nhất là đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.

Xí nghiệp đã vận dụng chế độ kế toán hiện hành hết sức nhạy bén, việc thay đổi một số tài khoản trong hệ thống tài khoản Việt Nam do có sự ra đời của 2 luật thuế mới là VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với chế độ kế toán ban hành, với điều kiện cụ thể của xí nghiệp. Do đó, công tác kế toán được đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ.

Mặc dù thời gian chính thức thành lập và đi vào hoạt động chưa nhiều song xí nghiệp đã lập được dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, các chi phí khác trong giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Điều này giúp xí nghiệp chủ động trong quản lý chi phí sản xuất, phát hiện kịp thời những khoản chi phí bất hợp lý, kém hiệu quả và có căn cứ.

Kế hoạch giá thành với vai trò là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính, là căn cứ quan trọng để tính mức hạ và tỷ lệ giá thành, từ đó giúp cho việc phân tích giá thành để xí nghiệp đề ra được những biện pháp thích hợp kịp thời trong sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành xuống mức thấp nhất, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ và mở rộng tái sản xuất.

Về việc xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở bước công nghệ cuối cùng (thành phẩm), kỳ tính giá thành theo tháng xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của xí nghiệp như vậy là hợp lý.

Tóm lại: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo tháng phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo xí nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp quản lý thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích cho xí nghiệp.

2. Một số hạn chế của xí nghiệp trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và tính giá thành sản phẩm

Bên cạnh những ưu điểm nói trên mà xí nghiệp đạt được về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành thì xí nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

* Về công tác tập hợp chi phí: Qua tìm hiểu công tác này ở xí nghiệp cho thấy xí nghiệp đã tập hợp được toàn bộ chi phí trong kỳ nhưng xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. Tại xí nghiệp đã tổ chức sản xuất tại 3 phân xưởng ở 3 địa điểm khác nhau, toàn bộ chi phí phát sinh được kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 154 mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng tổ đội sản xuất. Việc tập hợp như vậy đáp ứng được yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất là phải quản lý theo từng nơi phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí nhưng không đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ.

* Xí nghiệp xác định kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng tháng như vậy chỉ khi có những chi phí phát sinh trong tháng, những chi phí sản xuất được ghi nhận trong tháng mới được tập hợp và cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành.

* Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Việc áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn tại xí nghiệp theo phương pháp giản đơn đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, kịp thời song tính chính xác của kết quả không cao vì nó còn phụ thuộc vào tính chính xá của giá thành kế hoạch mà xí nghiệp đã lập nên. Việc xác định giá trị sản phẩm dở không chi tiết cho từng khoản mục sẽ gây khó khăn cho công tác đánh giá sản phẩm dở theo khoản mục.

* Hàng tháng xí nghiệp không tiến hành phân tích việc tính giá thành mà chỉ thực hiện vào cuối quý, lúc này chỉ tiêu giá thành và chi phí mới được phản ánh theo khoản mục trên báo cáo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất bao bì pdf (Trang 111 - 114)