XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAO KIM-SAOKIM PHARMA

Một phần của tài liệu Đề tài 'xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm sao kim đến năm 2020' (Trang 60 - 63)

PHẦN DƯỢC PHẨM SAO KIM-SAOKIM PHARMA 3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020, ngoài việc dựa vào nội lực và mong muốn chủ quan của công ty, SaoKim Pharma còn phải căn cứ vào các yếu tố môi trường bên ngoài như: Chiến lược phát triển của quốc gia, các chính sách phát triển ngành dược và những công trình nghiện cứu của ngành dược đến năm 2020.

Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc…

Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn có các quy định như GLP “thực hành tốt phòng thí nghiệm về văcxin và sinh phẩm”, GDP “ thực hành tốt về phân phối thuốc”, GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển. Những quy định này sẽ giúp tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Đây chính là tiền đề quan trọng để SaoKim Pharma định hướng phát triển bền vững đến năm 2020

3.2 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển công ty 3.2.1 Tầm nhìn 3.2.1 Tầm nhìn

Giữ vững vị thế công ty sản xuất, phân phối dược phẩm chất lượng cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu dược phẩm cho các tập đoàn dược phẩm trong nước và quốc tế. Trở thành tập đoàn Y-Dược hàng đầu trong nước.

3.2.2 Sứ mạng

- Áp dụng một cách hiệu quả những công nghệ bào chế dược phẩm mới nhất và tiên tiến nhất để sản xuất ra các dược phẩm thiết yếu – chất lượng cao để góp phần giảm giá thành phục vụ cho cộng đồng Việt Nam và khu vực.

-Tăng hiệu quả kinh tế xã hội thông qua phát triển ngành xuất khẩu dược phẩm và nguyên liệu ra thế giới.

- Cung cấp các dịch vụ y dược hàng đầu Việt Nam trong tương lai gần.

3.2.3 Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020

 Mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 4 tỉ viên(dạng viên và dạng bột) các loại/năm.

 Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khối ASEAN (Lào, Campuchia,..) và các nước Trung-Nam Phi

 Tham gia thị trường chứng khoán để quảng bá thương hiệu và thu hút thêm vốn đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn.

 Tối đa hóa giá trị công ty, tăng thu nhập cổ đông

3.3 Xây dựng ma trận SWOT

Từ các ma trận các yêu tố bên trong IFE và ma trận các yếu tố bên ngoài EFE, ma trận cạnh tranh theo theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, chúng ta sẽ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những nguy cơ của công ty CP Dược phẩm SaoKim, đây chính là cơ sở để xây dựng ma trận SWOT cho SaoKim Pharma và thông qua kết hợp điểm mạnh (S) với các cơ hội (O), các nguy cơ (T) để hình thành các chiến lược kinh doanh nhóm SO, ST. Kết hợp điểm yếu (W) của công ty với các cơ hội (O), các nguy cơ (T) để hình thành các chiến lược kinh doanh nhóm WO và WT.

- Chiến lược kinh doanh nhóm S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty.

- Chiến lược kinh doanh nhóm W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.

- Chiến lược kinh doanh nhóm S-T xác định những thách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.

- Chiến lược kinh doanh nhóm W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn chặn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

- Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào tốt nhất. Vì thế, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.

Qua bảng 3.1 dưới đây, ta thấy SaoKim Pharma có 10 điểm mạnh (S), 6 điểm yếu (W), điề này chứng tỏ SaoKim Pharma là một công ty có nội lực mạnh. Về các yếu tố bên ngoài thì có 7 yếu tố cơ hội (O), và 9 yếu tố là nguy cơ (T) đối với SaoKim Pharma, điều này chứng tỏ SaoKim Pharma cho thấy nguy cơ rât nhiều so với cơ hội, và công ty SaoKim Pharma cần nổ lực hơn nữa để hạn chế nguy cơ và tận dụng cơ hội kinh doanh.

Bảng 3.1 Ma trận SWOT

S W W

O T T

Các cơ hội (O) Những đe dọa (T)

1-Luật pháp-Chính trị ổn định

1-Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước

2-Sự phát triển khoa học kỹ thuật

-Công nghệ sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2-Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao

3-Chính phủ có các chính sách phát

triển ngành dược phẩm nước nhà

3-Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt

4-Nhu cầu về dược phẩm chất lương

tăng cao 4-Tác động gia nhập WTO

5-Nông dân áp dụng khoa học kỹ

thuật vào việc trồng nguyên liệu

5-Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh

6-Thu nhập quốc dân tăng

6-Diện tích đất trồng nguyên liệu

ngày càng bi thu hẹp 7-Chính sách bảo hộ ngành dược

phẩm của nhà nước 7-Nguồn lao động

8-Sự phát triển của ngành dược

trong và ngoài nước

9-Thị hiếu của người tiêu dùng

Các điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

1-Hoạt động bán hàng

1-Chiến lược phát triển sản phẩm

1- Chiến lược cạnh tranh bằng khác

2-Chất lượng sản phẩm

theo hướng đa dạng hóa sản

phẩm biệt hóa sản phẩm

3-Thương hiệu của công ty :S1, S2, S4, S5, S7, O4, O5, O6 S2, S3, S4, S5, S7, T2, T3, T9

4-Năng lực tài chính

5-Trình độ chuyên môn của nhân

viên

6-Năng lực sản xuất

7-Công nghệ chế biến sản phẩm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài 'xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm sao kim đến năm 2020' (Trang 60 - 63)