3. Tỷ suất sinh lợi Tỷ suất lợi nhuận
2.2.3.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số, môi trường tự nhiên, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh.
Dưới đây là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty CP Dược Phẩm Sao Kim được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành.
Nhận xét:Qua các mức phân loại trên cho thấy cách thức mà trong đó các chiến lược của công ty ứng phó với mỗi nhân tố, với mức 4 là phản ứng tốt nhất, mức 3 và mức 2 là hai mứa trung bình, mức 1 là kém. Như vậy, với tổng số điểm quan trọng là 2,52 cho thấy công ty CP Dược phẩm SaoKim tận dụng cơ hội và tối thiểu hóa nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ở mức gần trung bình.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng vẫn còn thời hạn để hội nhập hoàn toàn, nhưng sau khi hết thời gian theo như cam kết của tiến trình hội nhập, khi có các công ty lớn mạnh sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với khả năng quản trị cao, năng lực marketing hùng mạnh sẽ là một thách thức lớn cho công ty SaoKim Pharma nói riêng và các công ty dược Việt Nam nói chung.
SaoKim Pharma cần củng cố và mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất thuốc, cũng như tận dụng tối đa các chính sách của chính phủ dành cho ngành dược trong nước như: hỗ trợ tài chính suất, cho vay lãi suất ưu đãi, miễn thuế nông nghiệp cho người dân,…
Bảng 2.6.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của SaoKim Pharma
Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Luật pháp-Chính trị ổn định 0.07 3 0.21
Sự phát triển khoa học kỹ thuật –Công
nghệ sinh học 0.07 3 0.21
Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước 0.06 2 0.12
Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng
cao 0.05 2 0.10
Chính phủ có các chính sách phát triển
ngành dược phẩm nước nhà 0.07 3 0.21
Nhu cầu về dược phẩm chất lương tăng
cao 0.07 3 0.21
Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào
việc trồng nguyên liệu 0.06 3 0.18
Thị trường cạnh tranh trong ngành gay
gắt 0.07 2 0.14
Tác động gia nhập WTO 0.06 2 0.12
Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh 0.06 2 0.12
Diện tích đất trồng nguyên liệu ngày
càng bi thu hẹp 0.05 2 0.10
Nguồn lao động 0.06 3 0.18
Thu nhập quốc dân tăng 0.06 3 0.18
Chính sách bảo hộ ngành dược phẩm của
nhà nước 0.06 3 0.18
Sự phát triển của ngành dược trong và
ngoài nước 0.06 2 0.12
Thị hiếu của người tiêu dùng 0.07 2 0.14
Tổng cộng 1.00 2.52
Nguồn : Điều tra của tác giả
Theo đánh giá của các chuyên gia, có 7 yếu tố thuộc cơ hội ( O) bên ngoài và 9 yếu tố được xem là mối đe dọa (T) của SaoKim Pharma, chúng ta phân tích các cơ hội đó như sau:
+ Các cơ hội (O):
Luật pháp-Chính trị ổn định: Là cơ hội tốt cho SaoKim Pharma hoạt động sản xuất kinh doanh và các đối tác trong và ngoài nước an tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam, để trở thành đối tác kinh doanh với SaoKim Pharma.
Sự phát triển khoa học kỹ thuật-công nghệ sinh học: Chính sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và nghiên cứu những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược nước nhà: Nước ta do phải chìm trong chiến tranh, ngành dược của chúng ta chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm gần đây, sự hỗ trợ và quan tâm của chính phủ giúp các công ty dược trong nước nói chung SaoKim Pharma nói riêng có được điều kiện thuận lợi, phát triển tạo ưu thế cạnh tranh giá với các hãng dược nhập khẩu. Chủ trương của Nhà nước là điều kiện tốt để các doanh nghiệp dược phát triển. Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên vật liệu trong nước, đây là cơ hội cho các công ty dược nước nhà.
Nhu cầu về dược phẩm chất lượng cao tăng: Ngày nay người dân đòi hỏi những sản phẩm dược bày bán trên thị trường không chỉ bắt mắt mà chất lượng cũng phải cao, họ thường chuộng sử dụng sản phẩm ngoại nhập, chính vì vậy đòi hỏi các công ty dược trong nước phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm: điều này thúc đẩy các công ty nhập mới máy móc, thiết bị qua đó các công ty có thể tạo ra sản phẩm chất lượng và cũng tạo lợi thế cạnh tranh với hàng nhập.
Nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào trồng nguyên liệu: Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, tổ chức huấn luyện, giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân được công ty SaoKim Pharma tổ chức thường xuyên góp phần giúp người dân trồng ra những cây nguyên liệu không chỉ có chất lượng mà tăng cả về số lượng và ách đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của công ty.
Thu nhập quốc dân tăng: Thu nhập của người dân tăng đồng nghĩa nhu cầu sử dụng thuốc có giá trị được người dân hết sức quan tâm, họ muốn đồng tiền bỏ ra phải nhận được những viên thuốc
tốt, chữa dứt bệnh nhanh,…Đây là cơ hội của công ty vì công ty đang đầu tư và sản xuất thuốc mang chất lượng, bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập về đa số là từ những quốc gia uy tín trên thế giới nên giá cả có hơi cao, với thu nhập tăng lên sẽ giúp người dân không khắt khe với giá cả nhiều nữa.
Chính sách bảo hộ ngành dược nước nhà:Chính phủ cố gắng bảo hộ ngành dược theo tiến trình giá nhập WTO có thể mà Việt Nam cam kết, chính điều này buộc các doanh nghiệp dược nước ngoài không thể sản xuất và tự phân phối tại thị trường trong nước, v ì v ậ y t h ị t r ư ờ n g c ạ n h t r a n h d ễ t h ở h ơ n c h o c á c d o a n h n g h i ệ p d ư ợ c n ư ớ c n h à . N hưng khi hết thời gian bảo hộ thì ngành dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của các tập đoàn dược lớn trên thế giới tràn vào thị trường Việt Nam.
+ Các mối đe dọa (T):
Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước: Mặc dù nguồn nguyên liệu trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các công ty dược, nhưng sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các công ty cũng diễn ra hết sức cạnh tranh. Bên cạnh đó với việc phát triển và đô thị hóa hiện nay của nước ta cũng làm diện tích đất của người dân phần nào bị thu hẹp.
Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao: Làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá thành sản xuất cũng làm ảnh hưỡng tới đầu tư vào sản xuât cây nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy của người dân.
Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt: mặc dù sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài chưa nhiều nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty dược trong nước là hết sức gay gắt. Công ty Dược Hậu Giang nổi lên như là anh cả, và nhiều công ty cố phần khác lên sàn giao dịch tạo uy thế cho riêng mình như Dược Hà Tây, Dược Cửu Long, Dược Viễn Đông,.. đây là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của SaoKim Pharma.
Tác động gia nhập WTO: Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để các công ty có điều kiện giao lưu hợp tác mở rộng thị trường ra thế giới, nhưng do ngành dược là ngành còn non yếu nên việc gia nhập WTO của nước nhà tuy có giúp các công ty dược thuận lợi hơn trong việc tiếp cận công nghệ máy móc hiện đại của các quốc giá như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,..nhưng nguy cơ thì cũng cực kỳ lớn: khi hết hạn bảo hộ các tập đoàn dược lớn trên thế giới sẽ nhảy ngay vào thị trường Việt Nam, với hơn 87 triệu dân đây chính là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn đa quốc gia, và thực tế trong những năm gần đây họ đã và đang dục dịch tiến hành nghiên cứu về thị trường Việt Nam và chỉ chờ thời cơ đến là hành động.
Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh: Do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, chính vì vậy đã làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào bị đẩy lên cao, điều này đã làm tăng chi phí và giá thành sẽ bị đẩy lên cao, tạo rất nhiều khó khăn cho công ty.
Diện tích đất trồng cây nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp: Diện tích đất ngày càng giảm là do nước ta đang phát triển, là nguyên nhân ra đời của các khu công nghiệp, khu dân cư cao tầng có cả diện tich đất sản xuất của người dân dẫn đến người dân phải thu hẹp diện tích trồng cây nguyên liệu cho các công ty điều này đe dọa đến nguyên liều đầu vào trong nước của công ty SaoKim Pharma.
Nguồn lao động: Mặc dù Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, nhưng ngành dược là ngành đặc thù và đòi hỏi các nhân viên của công ty phải có kiến thức chuyên sâu về ngành dược, trong khi Việt Nam lại đang thiếu hụt lao động cho ngành dược: toàn quốc đang có k h o ả n g h ơ n 1 4 0 0 0 dược sĩ đại học và trên đại học, 30000 dược sĩ trung học, 33000 dược tá. Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân. Một con số quá ít.Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác tuyển dụng của công ty.
Sự phát triển của ngành dược trong và ngoài nước: Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược trong và ngoài nước trong
những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho ngành dược. Một ngành có thể coi là thu về rất nhiều lợi nhuận và ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhất. Đây chính là mối đe dọa lớn nếu Sao Kim Pharma không có những chiến lược phát triển hợp lý để tồn tại và phát triển.
Thị hiếu của người tiêu dùng: Do người Việt Nam ưa dùng hàng ngoại hoặc hàng đã được quảng cáo ăn sâu vào tiềm thức nên việc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam là rất khó: ví dụ: đến tiệm là hỏi paradon, không có đi tiệm khác.