Đánh giá sự phát triển của ngoại giao văn hóa và dự đoán xu hƣớng phát triển của ngoại giao văn hóa Mỹ dƣới thời tổng thống

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 65 - 70)

Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

2.3Đánh giá sự phát triển của ngoại giao văn hóa và dự đoán xu hƣớng phát triển của ngoại giao văn hóa Mỹ dƣới thời tổng thống

hƣớng phát triển của ngoại giao văn hóa Mỹ dƣới thời tổng thống Obama

Có thể nói ngoại giao văn hóa của Mỹ đã đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều chiến thắng ngoại giao của Mỹ trong lịch sử. Đặc biệt thành công trong những đóng góp cho diễn biến hòa bình và các chương trình mang tính hòa giải, ngoại giao văn hóa đã góp phần giúp Mỹ loại bỏ hoặc xoa dịu được nhiều thế lực thù địch và xây dựng nhiều hơn những “sân sau” và đồng minh của mình. Tuy nhiên, sự đầu tư cho ngoại giao văn hóa chưa được thích đáng như nó đáng được nhận. Thậm chí ngoại giao văn hóa chỉ được quan tâm khi Mỹ bị đặt vào tình thế khó, bế tắc mà quân sự và kinh tế tỏ ra không còn tiếng

nói hiệu quả. Trước sự kiện 11/9, người Mỹ cũng chưa từng đặt ra chiến lược phát triển lâu dài cho ngoại giao văn hóa. Ngân sách cho ngoại giao văn hóa luôn bị cắt giảm sau khi Mỹ đạt được mục đích của mình mà không hề có kế hoạch hay sự đầu tư dài hạn. Thậm chí các cơ quan lập ra để thực hiện nhiệm vụ ngoại giao văn hóa trong chiến tranh và tại những thời điểm cần tăng cường ngoại giao văn hóa sẽ bị giải thể hoặc sáp nhập với các cơ quan khác hoặc bị trả về cho Bộ ngoại giao… Sau sự kiện 11/9, có nhiều diễn biến cho thấy sự đầu tư, quan tâm trở lại cho ngoại giao văn hóa của chính phủ. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy sự chống đối gay gắt của thế giới Ả rập với Mỹ, sự quay lưng lại của các nước láng giềng Mỹ Latinh và uy tín của Mỹ ở thế giới phương Tây cũng ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân chính được cho là chính sách ngoại giao của chính quyền Bush vẫn hết sức cứng rắn và vì hậu quả nghiêm trọng mà các hành động đơn phương của Mỹ đã gây ra trước đó, những nỗ lực ngoại giao đang trở nên bế tắc và không thu được nhiều thành công. Trong khi đó uy tín của chính phủ trong mắt nhân dân cũng giảm sút chưa từng có. Sự đắc cử tống thống của Obama đã mang đến những thay đổi lớn lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử Mỹ (Ông là người da màu đầu tiên đắc của tổng thống Mỹ dù chỉ ra nhập chính trường từ năm 2004 và đã dành được sự ủng hộ áp đảo trước đối thủ Mc. Cain) và đặc biệt những chính sách và khẩu hiệu mà ông đưa ra “Change- we need” (Thay đổi- điều chúng ta cần) như mở ra một lối thoát cho người Mỹ và mang đến hi vọng cho hòa bình thế giới. Bởi lẽ chính hình Obama đã là một hình ảnh văn hóa đẹp, gây thiện cảm và cảm giác gần gũi

hơn với thế giới. Việc đắc cử của Obama cũng là một minh chứng sống động cho “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực và chứng tỏ cho những giá trị về dân chủ, nhân quyền mà Mỹ vẫn đang tuyên truyền và cổ súy toàn thế giới đi theo.

Nhìn vào những chính sách mà Obama đưa ra trong chiến dịch tranh cử của mình ta cũng thấy sự hi vọng cho sự phát triển có thể mang tính bước ngoặt của ngoại giao văn hóa Mỹ. Ông Obama đã thể hiện quan điểm của mình trong suốt chiến dịch tranh cử về vấn đề ngoại giao văn hóa khá rõ ràng và thể hiện hình ảnh của mình như “một người bảo vệ cho nghệ thuật và văn hóa”30. Ông đề cập đến ba vấn đề chính: Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, Mối quan tâm đến thu nhập của các nghệ sĩ, và vấn đề Trao đổi văn hóa. Những điều này sẽ không chỉ được thúc đẩy trong thời gian đất nước có chiến tranh như trước mà sẽ được tiếp tục phát triển với nền tảng bền vững sau chiến tranh. Đây được cho là điểm thay đổi lớn đối với sự phát triển của ngoại giao văn hóa. Bằng việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, người Mỹ sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết của nó. Tăng cường giáo dục nghệ thuật cũng là một hướng đi khả thi bằng việc mở rộng sự hợp tác công khai và riêng tư giữa các trường và các tổ chức nghệ thuật và bằng việc thành lập những tập đoàn nghệ sĩ (Artist corps) (bao gồm những nghệ sĩ trẻ được đào tạo để làm việc trong những trường học và cộng đồng có thu nhập thấp). Về phần các nghệ sĩ, ông Obama nói ông sẽ tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đối

30

Kevin V. Mulcahy (1999), Cultural Diplomacy and the Exchange programs: 1938-1978, the Journal of Arts Management, Law and Society, Vol 29, p.11

tương này ở mức có thể vì những nghệ sĩ đang thiệt thòi so với những người được thuê làm những công việc ổn định. Ông cũng thúc đẩy cho việc giảm thuế theo hướng công bằng hơn khi những nghệ sĩ tham gia làm từ thiện, hiến tế. Về ngoại giao văn hóa, ông Obama nói “nghệ sĩ có thể được huy động để giúp đối phó với cuộc chiến tư tưởng chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan”31

. Ông Bush đã bắt đầu triển khai theo hướng này nhưng lại coi nhẹ khía cạnh khác của quan hệ ngoại giao: vai trò của người đối thoại.

Sau sự kiện 11/9 visa vào Mỹ được kiểm soát chặt hơn và nhiều nghệ sĩ và sinh viên tài năng từng đến thăm Mỹ đã chuyển đến các nơi khác. Sự tương tác, giao lưu về văn hóa với người Mỹ cũng bị hạn chế. Obama có ý định quan tâm giải quyết vấn đề này bằng việc tổ chức tốt hơn quá trình cấp visa.

Nói chung Obama chứng tỏ sự cởi mở hơn với đối thoại quốc tế trong mọi khía cạnh, mọi vấn đề. Không chỉ thực hiện các chuyến thăm các quốc gia khác trong quá trình tranh cử, ông còn tuyên bố rằng ông sẵn sàng gặp gỡ những đồng minh và cả những kẻ thù của Mỹ. Trong lịch sử, ngoại giao văn hóa đã được quan tâm trong thời chiến và chỉ bị xao lãng trong thời bình. Có lẽ bởi hiệu quả của nó là giá trị tinh thần khó đong đếm bằng con số, kết quả hữu hình nên tạo khó khăn trong việc đầu tư hay tin tưởng vào vai trò của nó. Tuy nhiên, sau những thành công mà ngoại giao văn hóa chứng tỏ trong lịch sử ngắn ngủi của mình, thứ “ngôn ngữ của trái tim và tâm hồn” này đã đang chứng

31

Kevin V. Mulcahy (1999), Cultural Diplomacy and the Exchange programs: 1938-1978, the Journal of Arts Management, Law and Society, Vol 29, p.11

tỏ tầm quan trọng của mình trong chiến lược ngoại giao của Mỹ. Tổng thống Obama, một biểu tượng văn hóa mới của Mỹ, cho thấy ngoại giao văn hóa Mỹ sẽ có một tương lai phát triển mạnh mẽ hơn để nước Mỹ trở nên “ôn hòa” hơn và xích lại gần hơn với phần còn lại của thế giới.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 65 - 70)