Những đề xuất về hƣớng cải thiện quan hệ Việt Mỹ

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 89 - 97)

35 Roy Melbourne, National Cultures and Foreign affairs,

3.1.3Những đề xuất về hƣớng cải thiện quan hệ Việt Mỹ

Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta là “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi” và “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Chính vì vậy Việt Nam sẵn sàng tạo cơ hội và nỗ lực tăng cường hội nhập tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế để bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về Việt Nam. Để tăng cường sự hiểu biết quan hệ hai nước nói chung và lĩnh vực ngoại giao văn hóa nói riêng, không có cách nào khác là chúng ta phải khiến nước Mỹ và người dân Mỹ hiểu biết rõ hơn về Việt Nam, một đất nước với những con người thân thiện, yêu chuộng hòa bình và sẵn

sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.

Muốn vậy thì một trong những nhiệm vụ trước tiên là phải tăng cường sự

hiểu biết của nhân dân và chính quyền Mỹ về Việt Nam.

Điều này sẽ hết sức cần thiết trong bối cảnh, Việt Nam vẫn được xếp vào danh sách các nước trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của Mỹ. Ngày 14-10-2007, ông Michalak, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, phát biểu trước cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những ưu tiên của ông tại Việt Nam. Trong buổi nói chuyện của mình, ông Michalak có nói: "Hãy tưởng tượng, trong vòng 20 năm nữa,

chúng ta sẽ thấy không chỉ tiền của chúng ta đầu tư tại Việt Nam tăng lên mà có thể chúng ta sẽ thấy 75% thành phần chính phủ Việt Nam tốt nghiệp tại Mỹ", và không hề giấu giếm mục đích "sẽ có lợi cho Việt Nam phát triển và đi đến dân chủ hơn". Đây là lần đầu tiên Mỹ

chính thức công khai chiến lược diễn biến hòa bình tại Việt Nam thông qua lời phát biểu của ông Đại sứ.

Việc tăng cường các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hoá, kinh tế, giáo dục,… sẽ là một hướng đi đúng đắn trong việc giúp bạn hiểu hơn về Việt Nam và hạn chế những luận điệu tuyên truyền sai lạc về tình hình thực tế tại Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để chúng ta tìm kiếm sự ủng hộ từ phía những người dân tiến bộ Mỹ trước những âm mưu phá hoại của những kẻ thù địch.

Về những lĩnh vực khác, trong quan hệ đã bình thường giữa hai nhà nước bất kỳ nào cũng sẽ không tránh khỏi nảy sinh những vấn đề này hay vấn đề khác cần phải xử lý. Nếu hai bên luôn coi trọng lợi ích lớn

và căn bản của quan hệ giữa hai quốc gia , trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, thì bất kỳ vấn đề khác biệt nào cũng có thể giải quyết được, dù nhạy cảm hay phức tạp đến đâu. Để đạt mục tiêu đó, cần gia tăng đối thoại thẳng thắn nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đạt được những thoả thuận chung, đảm bảo đôi bên cùng lợi.

Tựu trung lại có thể nói, 30 năm qua, với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” chúng ta đã chuyển quan hệ hai nước từ chỗ là thù nghịch sang giai đoạn phát triển bình thường, đạt những bước tiến không chỉ về chính trị- ngoại giao mà cả về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học-kỹ thuật, giáo dục- đào tạo cũng như trong lĩnh vực quốc phòng. Việc bình thường hoá hoàn toàn quan hệ là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, và đóng góp quan trọng vào củng cố hoà bình và phát triển ở khu vực.

Nhận thức về vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc thiết lập chiến lược lâu dài cho chính sách ngoại giao văn hóa. Chiều 15/10/2008, hội thảo quốc gia về ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững, do Bộ Ngoại giao và Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO phối hợp tổ chức, đã thu hút đông đảo các cán bộ trong và ngoài ngành Ngoại giao, các nhà nghiên cứu lịch sử, ngoại giao, văn hóa tham dự.

Chủ trì hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng hội thảo lần này là một cuộc hội ngộ lớn nhằm tập trung trí tuệ và tâm huyết của các nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, các nhà văn hóa lớn có uy tín, các doanh nghiệp thành đạt và các cơ

quan truyền thông để cùng xác định rõ hơn vai trò và nội hàm của ngoại giao văn hóa trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó ngành ngoại giao đã xác định năm 2009 là năm Ngoại giao Văn hóa, do đó hội thảo lần này sẽ là “nốt nhạc dạo đầu cho bản giao hưởng Ngoại giao Văn hóa của năm 2009”, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho biết. Theo nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, bối cảnh lịch sử đang thay đổi như sự xuất hiện các công cụ giao lưu văn hóa mới (Internet), xu hướng ngoại giao văn hóa của thế kỷ 21... đòi hỏi Việt Nam phải làm mới và chấn hưng lĩnh vực này. Những thay đổi này bao gồm thực tế nước ta đã chuyển từ thời chiến sang thời bình, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của loài người có nhiều thay đổi, phương thức chuyển tải các giá trị văn hóa thay đổi...

Chúng ta tin tưởng rằng, quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai sẽ tiến triển tốt đẹp hơn và ngày càng giải toả được những hiểu lầm để tiến tới sự hợp tác bền chặt trên cơ sở lợi ích và sự tôn trọng lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Có thể nói ngoại giao văn hóa ngày càng chứng tỏ là một phương thức ngoại giao hiệu quả trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng hướng đến sự giải quyết bằng đối thoại hòa bình hơn là sử dụng các vũ khí quân sự.

Trên thế giới, hầu như các nước phát triển đã luôn chú trọng tới vấn đề ngoại giao văn hóa. Nhật Bản cũng đã làm cho cộng đồng biết tới một đất nước hoa anh đào hay là đất nước của những môn võ đạo thể hiện được những giá trị truyền thống tiết kiệm, kiên quyết, dứt khoát… Anh Quốc được biết đến là một quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới thông qua các Hội đồng Anh nhằm quảng bá hình ảnh giáo dục Anh và mở rộng hệ thống giáo dục ra nhiều nước khác. Hay như Hàn Quốc đã thông qua các bộ phim trữ tình lãng mạn để quảng bá các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm một cách tối ưu… Dường như mỗi nước, mỗi quốc gia đều tìm cách riêng để truyền bá và tiếp thu những nét văn hóa tiêu biểu lẫn nhau thông qua đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và bền vững nhất để có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị…

Mỹ tỏ ra là một quốc gia nhanh nhạy với ngoại giao văn hóa và trong lịch sử của mình ngoại giao văn hóa Mỹ đã gặt hái được khá nhiều thành công, để lại những bài học quý cho các quốc gia trên thế giới học tập. Có thể nói, ngoại giao văn hóa Mỹ luôn linh hoạt, mềm dẻo trong các điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của các giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ, trong giai đoạn Chiến tranh thế giới, ngoại giao văn hóa Mỹ thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngự chính sách bành

trướng của phát xít Đức ở Mỹ Latinh. Trong khi đó sang giai đoạn chiến tranh lạnh, ngoại giao văn hóa Mỹ đổi sang hướng “tấn công” văn hóa để cạnh tranh với sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô đang nổi lên với những hình thức tuyên truyền có sức lan tỏa mạnh. Sang đến giai đoạn hậu chiến tranh lạnh thì ngoại giao văn hóa chìm xuống để nhường đường cho những chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế, quân sự, nặng về đối nội hơn đối ngoại. Phải đến sự kiện 11/9 ngoại giao văn hóa mới trở lại ấn tượng với những hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm cải thiện hình ảnh Mỹ ở bên ngoài. Ngoại giao văn hóa Mỹ thời kỳ này mang tính hòa giải, xoa dịu. Ngoại giao văn hóa hứa hẹn sẽ được tăng cường hơn nữa trong thời kỳ tổng thống mới đắc cử Barack Obama khi những chính sách của ông này tỏ ra mềm dẻo và được thế giới kỳ vọng sẽ khiến nước Mỹ xích gần lại với phần còn lại của thế giới với một hình ảnh ôn hòa hơn. Ngoại giao văn hóa Mỹ có sự điều chỉnh và thay đổi về phương thức và mục tiêu trong từng giai đoạn, kéo theo những đặc tính đặc thù cho từng giai đoạn đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, đặc trưng văn hóa Mỹ thành công và khác biệt nhất là do văn hóa đại chúng. Có quan điểm cho rằng văn hóa Mỹ là nồi hầm nhừ hay salat bowl (bát salat), nếu phải nghiêng về ý kiến nào thì tôi nghĩ “salat bowl” thể hiện đúng tính chất của văn hóa Mỹ hơn. Nó thể hiện rằng đó là một nền văn hóa đa dạng nhưng không bị lẫn lộn vào nhau mà mỗi yếu tố trong đó đều vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Quan trọng hơn, văn hóa đại chúng Mỹ đơn giản, không cầu kỳ, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thẩm thấu, phù hợp với mọi đối tượng. Chính vì thế, văn

hóa đại chúng Mỹ khi được sử dụng là công cụ của ngoại giao văn hóa, đặc biệt trong việc tuyên truyền các giá trị văn hóa Mỹ, đã nhanh chóng phổ biến và bắt rễ sâu tại mọi nơi nó đi qua. Người ta có thể phản đối nó, khó chịu với sự tồn tại và lan rộng của nó nhưng người ta vẫn dùng nó và không ngăn cản được sự phát triển của nó. Thành công của văn hóa đại chúng Mỹ là nó khiến người ta cảm thấy gần gũi khi tiếp cận, cho dù trước đó cũng có những nền văn hóa khác đưa ra được những sản phẩm mà nó đưa ra, nhưng vẫn không thể nào để lại ấn tượng. Ngoại giao văn hóa Mỹ sở dĩ dễ thuyết phục được những đối tượng mà nó hướng tới bởi đã sử dụng văn hóa đại chúng như một nền tảng để tuyên truyền và cho thấy tính thiết thực, dễ tiếp cận, dễ áp dụng của nó. Trên cơ sở thẩm thấu văn hóa, những tiếp cận trong những lĩnh vực khác cũng dễ dàng hơn và sự ràng buộc về nền tảng kinh tế, chính trị từ từ cũng trở nên dễ thâm nhập và lún sâu dần. Đó cũng là quá trình và bài học có thể rút ra từ chặng đường hoạt động của ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kỳ lịch sử.

Ở nước ta, mặc dù cho tới một số năm gần đây, khái niệm ngoại giao văn hóa mới được sử dụng rộng rãi song trên thực tế ngoại giao Văn hóa đã có lịch sử phát triển lâu đời xuất phát từ đặc trưng văn hóa hàng năm lịch sử của dân tộc và từ nhu cầu xây dựng và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị với các quốc gia láng giềng. Ngoại giao văn hóa “có vai trò hết sức quan trọng vì nó vừa là nền tảng tinh thần vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam; nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thể chính

sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại”45.

Với luận văn này, người viết mong rằng sẽ cung cấp được một cái nhìn khái quát nhất về ngoại giao văn hóa Mỹ và quan hệ ngoại giao văn hóa giữa Mỹ và Việt Nam nói riêng. Do giới hạn vể thời gian, khuôn khổ luận văn và sự hạn chế về năng lực, luận văn chỉ dừng lại ở những phân tích, tổng hợp chung nhất và đi sâu vào những vấn đề theo tác giả là nổi bật nhất của ngoại giao văn hóa Mỹ. Chính vì vậy công trình nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót cần sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.

Ngoại giao văn hóa nói chung và ngoại giao văn hóa Mỹ nói riêng là một địa hạt nghiên cứu đầy thú vị và hữu ích. Nghiên cứu ngoại giao văn hóa có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những định hướng đúng đắn cho chiến lược ngoại giao của quốc gia. Đây là một mảnh đất nghiên cứu mới mẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ được đầu tư nghiên cứu ở phạm vi và quy mô lớn hơn không chỉ ở trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong tương lai gần.

45

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 89 - 97)