Các hình thức hợp tác song phƣơng

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 46 - 51)

Để phục vụ lợi ích quốc gia và những lợi ích chung, chính phủ hai nƣớc Hoa Kỳ và Mêhicô đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác song phƣơng. Có những cơ chế mới đƣợc thành lập từ sau năm 1992 nhƣng cũng có cơ chế đƣợc thành

CRS-45 RS-45

bao gồm: 1) Các cuộc hội đàm định kỳ cấp Tổng thống; 2) Các cuộc họp thƣờng niên của các ủy ban song phƣơng cấp bộ; 3) Các hội nghị thƣờng niên của các đoàn đại biểu quốc hội thuộc Nhóm Liên nghị viện Hoa Kỳ - Mêhicô; 4) Các cơ quan thƣơng mại ba bên trong khuôn khổ của NAFTA; 5) Phiên họp toàn thể của các quan chức cao cấp thực thi pháp luật và các cuộc họp định kỳ của Bộ trƣởng Tƣ pháp hai nƣớc; 6) Các cuộc họp ba bên của chƣơng trình Đối tác vì sự Thịnh vƣợng và An ninh ở Bắc Mỹ.

Các cuộc hội đàm định kỳ cấp tổng thống đƣợc coi là cơ chế hợp tác quan trọng nhất. Các cuộc hội đàm này nhằm tạo cơ hội cho tổng thống của Hoa Kỳ và Mêhicô trực tiếp thảo luận về nhiều vấn đề song phƣơng giữa hai nƣớc. Các cuộc gặp gỡ này có thể dƣới hình thức các chuyến thăm chính thức hoặc các cuộc gặp bên lề những sự kiện quốc tế lớn. Cơ chế này chính thức đƣợc thực hiện từ tháng 2-2001, khi đó Tổng thống Mỹ G. W. Bush và Tổng thống Mêhicô Vincente Fox gặp nhau tại Guanajuato, Mêhicô, bàn về vấn đề nhập cƣ giữa hai nƣớc. Cũng trong năm 2001, hai vị nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ và Mêhicô đã có những cuộc gặp khác nhau. Tháng 4, Tổng thống Bush và Tổng thống Fox gặp nhau ở Quebec, Canada, nhân dịp Hội nghị Thƣợng đỉnh các nƣớc châu Mỹ cùng thảo luận về những vấn đề của hai nƣớc. Đầu tháng 5, hai Tổng thống lại gặp nhau ở Washington D.C. trong chuyến thăm không chính thức của Tổng thống Fox. Tháng 9, Tổng thống Fox quay trở lại Wasshington D.C trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nƣớc khi mà vấn đề lao động nhập cƣ đang nóng bỏng trên chính trƣờng Mỹ. Sau sự kiện nƣớc Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, đích thân Tổng thống Fox đã đến New York để bày tỏ tình đoàn kết với ngƣời Mỹ. Tháng 3-2002, hai Tổng thống lại gặp nhau ở Hội nghị về Tài trợ Phát triển ở Monterrey, Mêhicô, sau đó họ có những thảo luận riêng rẽ bên lề của Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC tại Los Cabos, Mêhicô trong tháng 10 cùng năm. Trong cuộc gặp đúng một năm sau bên lề Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan, hai vị nguyên thủ đã tái khẳng định các cuộc đối thoại giữa hai nƣớc về vấn đề nhập cƣ. Năm 2004 chứng kiến các cuộc tiếp xúc

CRS-46 RS-46

khác nhau của hai Tổng thống. Trong tháng Giêng, ông Bush và ông Fox gặp nhau ở Hội nghị Thƣợng đỉnh Đặc biệt của các nƣớc châu Mỹ ở Monterrey, Mêhicô. Tháng 3 họ gặp nhau ở trang trại của ông Bush ở Crawford, Texas, bàn về đề nghị của Tổng thống Bush về vấn đề nhập cƣ đƣợc đƣa ra trong cuộc gặp lần trƣớc giữa hai vị nguyên thủ. Tháng 11, họ gặp nhau bên lề cuộc Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC ở Santiago, Chile. Đây cũng là thời điểm ông Bush vừa đƣợc bầu lại trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Tại cuộc gặp, hai bên tiếp tục trao đổi về vấn đề nhập cƣ. Tháng 3-2005, hai vị Tổng thống cùng với Thủ tƣớng Canada tham dự hội nghị ba bên trong khuôn khổ của chƣơng trình Đối tác vì Thịnh vƣợng và An ninh ở Bắc Mỹ. Nhƣ vậy chỉ trong vòng 5 năm hai vị Tổng thống đã liên tiếp gặp gỡ để trực tiếp trao đổi các vấn đề song phƣơng trong quan hệ giữa hai nƣớc. Điều này cho thấy bắt đầu từ chính quyền G. W. Bush, cả Hoa Kỳ và Mêhicô đều coi trọng hơn đối với cơ chế đối thoại song phƣơng cấp tổng thống.

Các cuộc họp thƣờng niên của các ủy ban song phƣơng cấp bộ trên thực tế đã đƣợc thiết lập từ năm 1981. Các cuộc họp này đƣợc tổ chức hàng năm, luân phiên giữa hai nƣớc. Các cuộc họp có những nội dung cụ thể thuộc nhiều chủ đề khác nhau do các Nhóm Công tác chuẩn bị và đƣa ra để bàn thảo. Thành viên của các nhóm bao gồm quan chức của hai nƣớc thuộc các Bộ và các cơ quan của chính phủ. Những nhóm vấn đề mà Các nhóm Công tác chuẩn bị cho các cuộc họp bao gồm chính sách đối ngoại, các vấn đề lãnh sự và nhập cƣ, hợp tác biên giới và an ninh nội địa, thực thi pháp luật và chống buôn lậu ma túy, thƣơng mại và nông nghiệp, lao động, giáo dục, môi trƣờng, vấn đề nhà cửa, giao thông, năng lƣợng, và những nội dung thuộc chƣơng trình Đối tác vì Thịnh vƣợng và An ninh ở Bắc Mỹ. Chẳng hạn cuộc họp của các ủy ban song phƣơng cấp bộ tháng 11-2004, nội dung chính là xem xét những vấn đề về an ninh biên giới và hợp tác phòng chống ma túy. Cuộc họp có sự tham dự của Ngoại trƣởng Mỹ Collin Powell. Tại cuộc họp, quan chức hai nƣớc đã đánh giá kết quả hợp tác giữa Hoa Kỳ và Mêhicô trong các vấn đề này, đồng thời xem xét những biện

CRS-47 RS-47

pháp trong các vấn đề có liên quan để giúp giải quyết triệt để những vấn đề về an ninh biên giới cũng nhƣ chống buôn lậu ma túy. Những vấn đề đƣợc coi là có liên quan nhƣ hỗ trợ phát triển các vùng nông thôn, bảo vệ môi trƣờng, cải thiện điều kiện giáo dục ở Mêhicô.[42] Nhƣ vậy, các cuộc họp hàng năm của các ủy ban song phƣơng cấp bộ là một hình thức hợp tác thƣờng xuyên để giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan đến lợi ích an ninh, xã hội, và kinh tế của hai nƣớc.

Các hội nghị thƣờng niên của các đoàn đại biểu quốc hội thuộc Nhóm Liên nghị viện Hoa Kỳ - Mêhicô đƣợc bắt đầu khá sớm từ năm 1961. Tại các cuộc gặp này, các nhà lập pháp của Hoa Kỳ và Mêhicô cùng thảo luận các vấn đề có liên quan đến an ninh chung của hai nƣớc. Chẳng hạn tại cuộc gặp tháng 6-2005 ở Newport, bang Rhode Island của Mỹ, các nghị sĩ hai nƣớc thảo luận về các vấn đề nhập cƣ và an ninh, thƣơng mại và tính cạnh tranh, việc xét xử tội phạm, và những vấn đề thuộc chƣơng trình Đối tác vì Thịnh vƣợng và An ninh ở Bắc Mỹ. Các đại biểu Mexico đã nêu vai trò tích cực của lao động nhập cƣ ngƣời Mêhicô đối với cả kinh tế Hoa Kỳ và Mêhicô. Do đó, họ thúc giục phía Hoa Kỳ phải thực hiện những cải cách về chính sách nhập cƣ để hỗ trợ lao động nhập cƣ ngƣời Mêhicô và cũng là để hỗ trợ nền kinh tế Mêhicô. Trong khi đó các đại biểu của Hoa Kỳ lại đề nghị phía Mêhicô phải thực hiện các chƣơng trình phát triển nông thôn và nông nghiệp để tạo nhiều việc làm hơn cho lao động Mêhicô ngay tại đất nƣớc của họ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng kêu gọi Mêhicô phải kiểm soát biên giới chặt chẽ để ngăn cản dòng ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Với hình thức đối thoại trực tiếp và thƣờng xuyên nhƣ vậy, các nghị sĩ của cả Hoa Kỳ và Mêhicô cùng có điều kiện để hiểu rõ những vấn đề chung của hai nƣớc, từ đó tác động tới việc hoạch định chính sách của nghị viện nƣớc mình, góp phần làm cho sự hợp tác giữa hai nƣớc hiệu quả hơn.

Các cơ quan thƣơng mại ba bên trong khuôn khổ của NAFTA chính thức đi vào hoạt động kể từ khi Hiệp định NAFTA có hiệu lực năm 1994. Các cơ quan này tạo ra cơ chế hợp tác cho ba nƣớc thành viên của NAFTA trong những vấn đề có liên quan đến thƣơng mại. Các cơ quan này bao gồm: 1) Các ủy ban

CRS-48 RS-48

NAFTA, Ban thƣ ký và các Nhóm công tác, có nhiệm vụ chính là giải quyết những tranh chấp thƣơng mại và thúc đẩy hợp tác thƣơng mại nội khối; 2) Ủy ban Hợp tác về Môi trƣờng, với nhiệm vụ chính là thúc đẩy hợp tác bảo vệ môi trƣờng của ba nƣớc thành viên NAFTA cũng nhƣ đảm bảo việc thực thi tốt luật bảo vệ môi trƣờng; 3) Ủy ban Hợp tác lao động, có nhiệm vụ tăng cƣờng sự hợp tác lao động giữa ba nƣớc cũng nhƣ giải quyết những tranh chấp về lao động; 4) Nhóm công tác về Năng lƣợng Bắc Mỹ, chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề về năng lƣợng nhƣ cung cấp thông tin, hợp tác và mua bán năng lƣợng.

Phiên họp toàn thể của các quan chức cao cấp thực thi pháp luật và các cuộc họp định kỳ của Bộ trƣởng Tƣ pháp hai nƣớc phối hợp với Ủy ban song phƣơng cấp bộ chuyên trách về thực thi pháp luật và chống buôn lậu ma túy để giải quyết những vấn đề an ninh biên giới. Trong khuôn khổ của cơ chế hợp tác này, hai nƣớc đã thành lập một số cơ quan chuyên trách về biên giới và phối hợp cùng giải quyết các vấn đề biên giới. Chẳng hạn nhƣ Ủy ban về Nƣớc và Biên giới Quốc tế. Ủy ban này đƣợc thành lập trên tinh thần của các hiệp ƣớc năm 1889 và 1944 giữa Hoa Kỳ và Mêhicô để chịu trách nhiệm chung suốt dải biên giới trên đất liền giữa hai nƣớc. Năm 2005, Ủy ban này đã đƣa ra những khuyến nghị cho sự phát triển bền vững của lƣu vực sông Rio Grande trên biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. Một cơ quan chuyên trách khác là Ủy ban Hợp tác Môi trƣờng Biên giới. Ủy ban này đƣợc thành lập năm 1993, có nhiệm vụ xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng về môi trƣờng nhằm hỗ trợ các cộng đồng cƣ dân sinh sống ở biên giới hai nƣớc. Năm 2004, Ủy ban này đã đƣa ra một dự án hỗ trợ cho các cộng đồng ngƣời Mêhicô sống trong phạm vi cách biên giới tới 300km để bảo vệ một phạm vi môi trƣờng rộng lớn hơn. Từ năm 1993 đến năm 2006, Ủy ban này đã thực hiện 105 dự án trị giá 2,4 tỷ đô la Mỹ về cơ sở hạ tầng môi trƣờng cho cả Hoa Kỳ và Mêhicô.[42]

Các cuộc họp ba bên của chƣơng trình Đối tác vì sự Thịnh vƣợng và An ninh ở Bắc Mỹ là cơ chế hợp tác đƣợc chính thức thành lập ngày 23-3-2005. Trong khuôn khổ của cơ chế hợp tác này, các nhóm công tác thuộc cấp bộ

CRS-49 RS-49

trƣởng của hai nƣớc đƣợc thành lập để thƣờng xuyên trao đổi về các biện pháp tăng cƣờng an ninh và sự thịnh vƣợng chung giữa hai nƣớc. Về an ninh, nhóm công tác đƣa ra các biện pháp nhằm đối phó với các mối đe dọa cả từ trong và ngoài khu vực, các kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không và đƣờng biển, v.v. Về thịnh vƣợng, các nhóm công tác đƣa ra những đề xuất nhằm tăng cƣờng tính cạnh tranh của hàng hóa của khối NAFTA và nâng cao đời sống cho các nƣớc thành viên trong khối. Để đạt đƣợc những mục tiêu này các nhóm công tác phải có những kế hoạch phối hợp với các ban ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau của hai nƣớc.

Nhƣ vậy, Hoa Kỳ và Mêhicô đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác song phƣơng trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ chế hợp tác này chỉ thực sự đƣợc đẩy mạnh từ đầu nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống G. W. Bush và tập trung nhiều vào các vấn đề biên giới giữa hai nƣớc có liên quan đến các vấn đề nhập cƣ và buôn bán ma túy bất hợp pháp, và vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Các cơ chế hợp tác này cũng đã đem lại những kết quả nhất định, đáp ứng lợi ích chung của cả Hoa Kỳ và Mêhicô.

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)