Sự trợ giúp của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 88)

Trƣớc hết cần hiểu rõ tác động từ những cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mêhicô. Tác động đầu tiên là nền Mêhicô không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ quốc tế của mình. Vì thế, các trung tâm tài chính lớn của Mỹ ở Washington, New York và ngay cả Frankfurt (Đức) và London (Anh) cũng đều hết sức lo lắng trƣớc tình hình khủng hoảng ở Mêhicô. Bởi vì, họ chính là các chủ nợ. Thêm vào đó, một mối lo ngại khác nổi lên là có khả năng các nƣớc Mỹ La tinh khác, với nhiều điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội giống nhƣ Mêhicô cũng có khả năng lâm vào tình cảnh trắng tay. Trong trƣờng hợp đó, các ngân hàng không chỉ ở Hoa Kỳ mà cả ở châu Âu và Nhật Bản sẽ phải đối mặt với những thiệt hại khổng lồ, làm xáo động thị trƣờng tài chính thế giới. Hơn nữa, Mêhicô còn là một bạn hàng lớn của Hoa Kỳ. Nếu ngƣời tiêu dùng Mêhicô không có tiền thì hàng hóa của Hoa Kỳ dù tốt và rẻ đến đâu cũng không có cơ hội thâm nhập thị trƣờng Mêhicô. Vì vậy, ngƣời Mỹ sẵn sàng cho ngƣời Mêhicô vay tiền của mình và rồi lại bán hàng cho ngƣời Mêhicô tiêu dùng để rồi thu lại

CRS-87 RS-87

Với cuộc khủng hoảng nợ cuối thập niên 1980 khi giá dầu sụt giảm cộng với việc tầng lớp giàu có của Mêhicô đổi đồng pê-sô sang đồng đô la Mỹ và đem gửi hàng tỉ đô la đó ra nƣớc ngoài, các ngân hàng của Mêhicô không còn một đồng đô la nào để chi trả cho các khoản tín dụng quốc tế. Do đó, chính phủ Hoa Kỳ cùng với Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các ngân hàng thƣơng mại buộc phải tạo ra một khoản vay cứu trợ trọn gói cho Mêhicô. Qua đó, Mêhicô có thể tiếp tục trả đƣợc lãi nhƣng vẫn chƣa thể trả lại vốn cho các khoản vay cũ. Điều này chẳng khác nào việc Hoa Kỳ bỏ tiền từ túi này sang túi kia mà thôi. Đổi lại, Mêhicô phải thực thi một loạt các cải cách kinh tế do IMF lên kế hoạch. Một trong những cải cách quan trọng là tự do hóa nền kinh tế. Theo đó, Mêhicô đã gia nhập tổ chức Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT) vào tháng 9-1986. Cũng trong năm này, Mêhicô vẫn có mức thâm hụt chi tiêu trong lĩnh vực công lên tới 15% (tuy đã thấp hơn 8% so với năm 1984). [68,249] Do vậy, tháng 12-1987, Hoa Kỳ lại một lần nữa phải đổ tiền vào Mêhicô để hỗ trợ. Theo một kế hoạch phức tạp, Mêhicô sẽ mua trái phiếu chính phủ Mỹ để làm phần ký quỹ cho các khoản vay của họ từ các ngân hàng tài chính. Với cách làm này trên thực tế Hoa Kỳ vẫn không hề bị thiệt thòi trong việc hỗ trợ Mêhicô lần này. Nhƣ vậy một lần nữa, ngƣời Mỹ lại tự bỏ tiền từ túi này sang túi kia.

Từ cuộc khủng hoảng nợ của Mêhicô, Hoa Kỳ xây dựng một kịch bản chung để giải cứu kinh tế Mêhicô. Theo đó những gói viện trợ có điều kiện mà thực chất là cho vay mới để trả nợ cũ thông qua IMF với một loạt các yêu cầu cải cách triệt để kinh tế trong đó nhấn mạnh việc thắt chặt quản lý và tự do hóa kinh tế. Thực tế cho thấy, với các cuộc khủng hoảng tài chính về sau này (ở Pêru, Braxin, Áchentina trong thập niên 1980 và ở khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Áchentina trong những năm 1990), Hoa Kỳ cũng có những chính sách tƣơng tự. Còn các nƣớc gặp khủng hoảng đều phải cải cách kinh tế và chịu thiệt thòi chẳng kém gì Mêhicô.

Với cuộc khủng hoảng giữa thập niên 1990, Hoa Kỳ lại một lần nữa kêu gọi IMF cùng hỗ trợ chính phủ Mêhicô, cung cấp một gói hỗ trợ tài chính trị giá

CRS-88 RS-88

50 tỉ đô la Mỹ, phần lớn số tiền này đến từ Bộ Ngân quỹ của Hoa Kỳ.[32] Chính quyền của Tổng thống Zedillo đã thể hiện cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ tài chính của mình để không bị nợ quá hạn bằng cách áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát và tránh chi phí từ cuộc khủng hoảng lĩnh vực ngân hàng. Kế hoạch tiết kiệm này bao gồm việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm ngân sách, tăng giá điện và xăng để giảm bớt nhu cầu tiêu dùng và trợ cấp của chính phủ.

Với cả hai cuộc khủng hoảng trong quá khứ nói trên, Mêhicô đã không có đủ nguồn lực dự trữ để tiến hành các chính sách cải cách kinh tế mới nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng. Lúc này, với vai trò là nƣớc lãnh đạo NAFTA cũng nhƣ những mối quan hệ đặc biệt về kinh tế, chính trị và xã hội, Hoa Kỳ đã thực hiện vai trò cứu trợ nền kinh tế Mêhicô thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, vai trò hỗ trợ của Hoa Kỳ đối Mêhicô không chỉ đƣợc thể hiện khi Mêhicô gặp khủng hoảng và nền kinh tế Hoa Kỳ đang hoạt động ổn định mà nó còn đƣợc thể hiện khá rõ trong hoàn cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ năm 2007. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng này đã làm giảm mức tăng trƣởng kinh tế của Mêhicô rõ rệt theo đà suy thoái của kinh tế Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Calderón đã chi hàng tỉ đô la trong dự trữ ngoại tệ của mình để nâng đỡ đồng peso, và ngân hàng Mêhicô đã xây dựng một cơ chế hỗ trợ tiền tệ khẩn cấp tạm thời với Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ lên tới 30 tỉ đô la Mỹ.[49,8] Ngoài sự trợ giúp của Hoa Kỳ, vai trò của IMF một lần nữa lại đƣợc thể hiện qua việc bắt đầu xem xét vào tháng 10-2008 một khoản tín dụng ngắn hạn cho những thị trƣờng mới nổi nhƣ Mêhicô để chống đỡ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đến tháng 3-2009 chính thức cấp Hạn mức Tín dụng Linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) cho Mêhicô. Ngay lập tức, Mêhicô đã đề nghị khoản vay 40 tỉ đô la Mỹ từ nguồn quỹ này để chống đỡ cho quỹ dự trữ ngoại hối, ổn định đồng peso.[52] Về mặt phát huy nội lực, chính phủ Mêhicô công bố rằng họ đã mua các hợp đồng bảo hiểm giá dầu xuất khẩu ở mức 70 đô la Mỹ một thùng để bảo vệ nền kinh tế trƣớc nguy cơ giá dầu sụt

CRS-89 RS-89

giảm.[19] Đến giữa tháng 11-2008, Quốc hội Mêhicô đã phê chuẩn đề xuất của Tổng thống Calderón nhằm tăng ngân sách lên 13% trong đó cắt giảm chi tiêu ở nhiều lĩnh vực và chỉ tăng tài trợ cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và an ninh.[11]

Nhƣ vậy, một lần nữa cách thức hỗ trợ nền kinh tế Mêhicô trong giai đoạn khủng hoảng của Hoa Kỳ vẫn là sự kết hợp công thức viện trợ của Hoa Kỳ và của IMF kết hợp với những điều kiện cải cách thể chế, cải cách kinh tế, đặc biệt là tự do hóa thƣơng mại của Mêhicô - một vấn đề mà Hoa Kỳ luôn muốn thúc đẩy trong quan hệ hợp tác của khối NAFTA. Đổi lại, Mêhicô đã mất đi sự độc lập trong việc hoạch định chính sách của mình, luôn phải thắt chặt chi tiêu dƣới các điều khoản cho vay ngặt nghèo của Hoa Kỳ và IMF. Ảnh hƣởng từ viện trợ của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Mêhicô cho đến thời điểm này là rất đậm nét, bất chấp thực tế rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang nằm trong thời kỳ khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới gần một thế kỷ trƣớc. Có thể nói rằng, vai trò hỗ trợ của Hoa Kỳ luôn luôn đƣợc khẳng định mỗi khi nền kinh tế Mêhicô lâm vào khủng hoảng. Điều này một mặt phản ánh tầm ảnh hƣởng lớn của Hoa Kỳ đối với Mêhicô và mặt khác còn cho thấy hai nền kinh tế có mối liên hệ khá sâu sắc.

3.3. NHẬN XÉT

Mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mêhicô đã tăng trƣởng đáng kể từ năm 1992 trở lại đây và có tầm quan trọng với cả hai bên. Về phía, Hoa Kỳ có một số vấn đề cần cân nhắc trong việc hoạch định chính sách. Thứ nhất, mức độ hội nhập của kinh tế Hoa Kỳ với Mêhicô đến đâu trong xu hƣớng thỏa thuận thƣơng mại khu vực đang nổi lên trên khắp thế giới. Thứ hai, mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mêhicô đã đƣợc củng cố bằng NAFTA và xu hƣớng này có vẻ nhƣ đang tiếp tục song sẽ gặp nhiều thách thức trong những năm tới bởi sự ảnh hƣởng của Trung Quốc và các nƣớc có thu nhập thấp khác cũng đang gia tăng. Theo một báo cáo gần đây nghiên cứu về tình hình hội nhập kinh tế ở Bắc

CRS-90 RS-90

Mỹ,[29] có một sự thay đổi lớn trong mô hình thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên NAFTA với thực tế là xuất khẩu giữa các nền kinh tế nội khối đang tăng trƣởng chậm hơn so với xuất khẩu ra bên ngoài, đối lập lại xu hƣớng mƣời năm trƣớc. Bản báo cáo cũng cho thấy những nhà cung cấp có chi phí thấp khác nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ đang thay thế việc nhập khẩu từ Bắc Mỹ và làm suy yếu hội nhập của Bắc Mỹ. Chính vì vậy, khuôn khổ hợp tác NAFTA giữa Hoa Kỳ và Mêhicô sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại kéo dài. Do đó phải có những sáng kiến tự do hóa mới hoặc là những sự hài hòa về chính sách rõ nét hơn ở nhiều lĩnh vực nhƣ an ninh biên giới, di chuyển lao động và thuế.

Nếu Hoa Kỳ tiếp tục tăng cƣờng hợp tác kinh tế với Mêhicô, hai bên cần quan tâm nhiều hơn tới sự khác biệt về mức thu nhập. Quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Mêhicô là đặc biệt vì Mêhicô có vị trí ngay sát Hoa Kỳ. Hơn nữa, hai nƣớc có sự khác biệt khá sâu sắc về trình độ phát triển kinh tế. Mêhicô là quốc gia đang phát triển đầu tiên mà Hoa Kỳ ký hiệp định tự do thƣơng mại. Ở Mêhicô, NAFTA đã có tác động không đều giữa các vùng miền và chƣa thực sự là một giải pháp để giảm đói nghèo và thất nghiệp – những vấn đề đã tồn tại trƣớc khi tham gia NAFTA. Sau khi tham gia NAFTA, Mêhicô đặt nhiều kỳ vọng lớn song kết quả đã không đƣợc nhƣ mong muốn.

Một vấn đề nữa đặt ra là thỏa thuận thƣơng mại chƣa phải là đủ mà cần có những công cụ chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các nƣớc thành viên. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ cũng cần xem xét một vấn đề nữa là việc giúp Mêhicô nâng cao chất lƣợng giáo dục và củng cố chất lƣợng thể chế thông qua các chƣơng trình viện trợ và các cơ chế khác. Sự khó khăn về kinh tế ở nhiều lĩnh vực và nhiều vùng ở Mêhicô là nguyên nhân chính đằng sau vấn đề ngƣời Mêhicô nhập cƣ trái phép vào Hoa Kỳ. Nhận thức rất rõ điều này, Tổng thống Mêhicô Felipe Calderón trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 11-2006 đã chỉ trích việc thành lập tuyến hàng rào dọc biên giới hai nƣớc và tuyên bố rằng sẽ là hiệu quả hơn nếu tạo ra việc làm

CRS-91 RS-91

và tăng đầu tƣ vào Mêhicô hơn là việc giảm việc nhập cƣ bất hợp pháp bằng một hệ thống hàng rào. Nhìn chung, Mêhicô rất cần sự hỗ trợ của nền kinh tế Mỹ song ở thời điểm gặp khủng hoảng kinh tế nặng nề từ năm 2007, Hoa Kỳ sẽ cân nhắc những điều chỉnh mới trong chính sách với Mêhicô.

CRS-92 RS-92

KẾT LUẬN

Nhìn lại toàn bộ quan hệ của Hoa Kỳ với Mêhicô từ năm 1992 đến nay cho thấy một số đặc điểm chính sau. Thứ nhất, so với những giai đoạn trƣớc năm 1992, mối quan hệ giữa hai nƣớc trong giai đoạn này ít thăng trầm hơn. Về cơ bản, tính chất hợp tác giữa hai nƣớc vẫn là chủ đạo. Những cơ chế hợp tác chính trị giữa hai nƣớc đƣợc thiết lập nhiều hơn so với các giai đoạn trƣớc. Đặc biệt, các cuộc hội đàm cấp tổng thống tăng lên cả về số lƣợng và tần suất. Các cơ chế hợp tác này đã giúp Hoa Kỳ và Mêhicô giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc. Sự hợp tác này xuất phát từ thực tế là những vấn đề nảy sinh đều ảnh hƣởng đến lợi ích chung của cả hai nƣớc vì vậy họ cần phải cùng nhau giải quyết. Hơn nữa, tình hình quốc tế và khu vực từ sau Chiến tranh Lạnh đã có những biến chuyển theo hƣớng hợp tác và hội nhập do đó tạo điều kiện cho sự hợp tác song phƣơng và đa phƣơng của hai nƣớc, điển hình là sự tham gia vào khối kinh tế NAFTA của cả Hoa Kỳ và Mêhicô.

Thứ hai, việc hợp tác giữa hai nƣớc mặc dù thu đƣợc nhiều kết quả khả quan trong những lĩnh vực khác nhau nhƣng không phải hoàn toàn suôn sẻ vì ở những mức độ nhất định Hoa Kỳ và Mêhicô có những lợi ích riêng của mình do những khác biệt về trình độ phát triển và tầm cỡ quốc gia. Một minh chứng rõ ràng là trong vấn đề lao động nhập cƣ ngƣời Mêhicô ở Hoa Kỳ. Những hạn chế trong hợp tác để giải quyết vấn đề lao động nhập cƣ ngƣời Mêhicô ở Hoa Kỳ một phần là do khác biệt về lợi ích quốc gia. Những khoản tiền của những ngƣời lao động Mêhicô gửi về nƣớc đã hỗ trợ cho nền kinh tế của Mêhicô. Trong khi đó, ngƣời Mỹ lại cho rằng những ngƣời lao động Mêhicô góp phần làm cho những vấn đề xã hội của nƣớc Mỹ thêm phức tạp và lấy mất việc làm của họ. Một trƣờng hợp khác là trong hợp tác thƣơng mại. Mặc dù hai nƣớc đều là thành viên của khối NAFTA và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới nhƣng cũng không tránh khỏi những tranh chấp. Thậm chí có những cuộc tranh chấp, chẳng hạn một số cuộc tranh chấp về buôn bán hàng nông phẩm, phải cần đến sự phân xử của ban trọng tài của các tổ chức kinh tế này. Những khác biệt về lợi ích quốc

CRS-93 RS-93

gia dẫn tới những cách hành xử khác nhau trong quan hệ song phƣơng là điều không thể tránh khỏi trong quan hệ quốc tế nói chung và trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô nói riêng.

Thứ ba, mặc dù tăng cƣờng hợp tác với Hoa Kỳ nhƣng Mêhicô vẫn cố gắng ở mức có thể để thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập và giảm bớt những phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tranh thủ xu hƣớng hợp tác và hội nhập trong quan hệ quốc tế từ năm 1992, Mêhicô đã đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực tham gia các hoạt động trong các tổ chức quốc tế và khu vực để nâng cao vị thế quốc tế của mình. Với vị thế đƣợc nâng cao hơn, Mêhicô đã từng bƣớc vƣơn lên thành một đối tác có tầm quan trọng nhiều hơn và vì thế cũng bình đẳng hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của Mêhicô còn hạn chế nên trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, Mêhicô vẫn cần đến sự viện trợ của Hoa Kỳ. Do đó, Mêhicô không tránh khỏi những sự phụ thuộc nhất định vào Hoa Kỳ.

Nhìn chung mặc dù còn những hạn chế, về cơ bản quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô từ năm 1992 đến nay là thân thiện, hữu nghị và hợp tác. Những thành tựu mà hai nƣớc đạt đƣợc trong quan hệ song phƣơng chủ yếu do sự hợp tác tích cực của cả hai phía. Điều này rất có ý nghĩa đối với cả hai nƣớc vì trên thực tế Hoa Kỳ và Mêhicô có rất nhiều điểm khác biệt trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Một điểm khác nhau cơ bản là Hoa Kỳ là một siêu cƣờng quốc với trình độ phát triển cao còn Mêhicô vẫn dừng ở mức độ một nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, cũng chính ở điểm này có thể nêu lên một vài kinh nghiệm cho các nƣớc

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)