Từ cuối thập niên 1980 cho đến đầu thập niên 1990, các chính phủ Mêhicô đã thực hiện một loạt các biện pháp tái cơ cấu kinh tế theo hƣớng tự do hóa. Khác với hàng chục năm trƣớc, Mêhicô đã áp dụng chính sách bảo hộ thƣơng mại để củng cố sự tăng trƣởng công nghiệp của nền kinh tế nội địa. Thập niên 1980 chứng kiến sự lạm phát và suy giảm mức sống của ngƣời dân Mêhicô. Tỉ lệ lạm phát tăng lên rất cao, luôn vƣợt quá mức 20% (trừ năm 1978) và đến năm 1982 lên tới 60%,[68,246] mức cao kỉ lục chƣa từng thấy. Hi vọng dùng nguồn dầu dự trữ của nhà nƣớc để khôi phục kinh tế cũng nhanh chóng vụt tắt khi giá dầu thế giới từ nửa sau năm 1981 đã suy giảm nhanh chóng. Gánh nặng nợ nƣớc ngoài của Mêhicô dƣới chính quyền Portillo đã lên tới 57 tỉ đô la Mỹ vào năm 1981 và tiếp tục tăng đến hơn 80 tỉ đô la Mỹ vào tháng 12-1982 dƣới thời của Tổng thống Miguel de la Madrid.[68,246] Các nhà đầu cơ quốc tế cũng nhƣ các nhà tƣ bản trong nƣớc đã chuyển hết vốn ra nƣớc ngoài để bảo đảm an toàn. Vào thời điểm này, Mêhicô đã không còn dự trữ ngoại tệ để chi trả cho gánh nợ khổng lồ này nữa. Cuộc khủng hoảng thực sự nổ ra vào năm 1986.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ năm 1986 trong đó chính phủ Mêhicô đã không thể thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với các chủ nợ nƣớc ngoài là sức ép buộc chính phủ Mêhicô phải thực hiện cải cách nền kinh tế và hƣớng đi đƣợc chọn là tƣ nhân hóa nhiều ngành công nghiệp quốc doanh và chuyển sang tự do hóa thƣơng mại. Theo đó, các lĩnh vực đƣợc chọn tƣ nhân hóa bao gồm cảng biển, đƣờng sắt, viễn thông, điện, phân phối khí gas tự nhiên và dịch vụ hàng không. Bƣớc tiến lớn tiếp theo là việc đàm phán và thực hiện NAFTA đã đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thay đổi chính sách kinh tế đầu năm 1990 của Mêhicô. Cải cách kinh tế của Mêhicô ban đầu đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng cho đến năm 1993, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bắt đầu chậm lại. Sự kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô ở thời điểm này trong đó đẩy tỉ giá lên quá cao, với sự bất ổn kinh tế và chính trị trong nƣớc đã làm cho dòng vốn nƣớc ngoài chậm lại. Chính việc suy giảm đầu tƣ nƣớc ngoài
CRS-84 RS-84 và dự trữ quốc tế7
ở mức thấp đã làm cho đồng peso của Mêhicô bị mất giá vào tháng 3-1994. Tiếp đó, dự trữ ngoại hối tiếp tục xuống thấp làm cho nợ của chính phủ gia tăng và ngân hàng trung ƣơng Mêhicô chỉ còn một lƣợng dự trữ đô la rất hạn chế để hỗ trợ tỉ giá đồng peso lúc này. Đến cuối năm 1994, Mêhicô đã thực sự đối diện với một cuộc khủng hoảng tiền tệ, tạo sức ép lên chính phủ phải bãi bỏ chính sách tỉ giá hối đoái cố định và áp dụng cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi. Hậu quả là đồng tiền của Mêhicô đã mất giá tới 50% trong vòng 6 tháng, đẩy nền kinh tế chìm sâu vào khủng hoảng.[22] Một số yếu tố đã ảnh hƣởng đến quyết định thả nổi đồng peso bao gồm 1) việc chi tiêu quá mức trong nền kinh tế đã tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai; 2) chính phủ Mêhicô đã tích lũy khối lƣợng nợ lớn mà không có đủ dự trữ ngoại tệ; 3) hệ thống ngân hàng đối diện với khủng hoảng do nền kinh tế suy giảm kéo dài. Sau sự mất giá đồng tiền năm 1994, Tổng thống Mêhicô Ernesto Zedillo đã tái cơ cấu nền kinh tế và làm giảm bớt ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ đối với những khu vực kinh tế chịu thiệt thòi hơn. Mục tiêu chung là nhằm tạo ra các điều kiện mới để điều chỉnh kinh tế trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn còn rất khiêm tốn và đòi hỏi phải những nguồn lực lớn từ bên ngoài để vực dậy nền kinh tế Mêhicô.
Một thập kỷ sau, nền kinh tế Mêhicô lại gặp khó khăn rất lớn do ảnh hƣởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoàng tài chính bắt đầu từ năm 2007. Điểm khác biệt so với hai cuộc khủng hoảng kinh tế trƣớc là chính Hoa Kỳ chứ không phải Mêhicô là nơi khởi nguồn với sự sụp đổ của thị trƣờng cho vay thế chấp mua nhà kéo theo hàng chục ngân hàng lớn của Mỹ phải phá sản. Tuy nhiên, với những mối liên hệ tài chính, thƣơng mại và đầu tƣ chặt chẽ của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển trong nền kinh tế toàn cầu, sức lan tỏa từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ là rất lớn, ảnh hƣởng đến hầu khắp các nền kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế Mêhicô phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện
7
Thuật ngữ kinh tế: chỉ các tài sản tiền tệ đƣợc dùng để bù đắp sự thâm hụt trong cán cân thanh toán giữa các nƣớc. Dự trữ quốc tế đƣợc sử dụng là vàng, ngoại tệ, các quyền rút vốn ở quỹ tiền tệ quốc tế và các quyền rút
CRS-85 RS-85
kinh tế ở Hoa Kỳ bởi phần lớn thị trƣờng cho hàng xuất khẩu của Mêhicô là Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ là nguồn cung cấp chính khách du lịch và đầu tƣ cho Mêhicô.
Bảng 3.3: Tỉ lệ tăng trƣởng GDP của Hoa kỳ và Mêhicô
Nguồn: www.crs.gov (website của Quốc hội Mỹ) tài liệu số RL32934, trang 16
Chính vì thế, tăng trƣởng kinh tế của Mêhicô cũng giảm rõ rệt theo đà suy thoái của kinh tế Mỹ thể hiện ở mức tăng trƣởng 5,1% năm 2006 giảm xuống 3.3% năm 2007 và thậm chí năm 2008 chỉ còn 1,4%, thấp hơn hẳn so với mức dự báo hồi đầu năm là 2,3%. Nguyên nhân của sự sụt giảm kinh tế năm 2008 ở Mêhicô chính là do nhu cầu đặt hàng giảm sút từ Hoa Kỳ, sự giảm sút sản xuất dầu ở Mêhicô và việc suy giảm dòng tiền kiều hối của ngƣời Mêhicô ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, một số công ty lớn nhất của Mêhicô đã tham gia vào thị trƣờng phái sinh8
và đã gặp thua lỗ lớn, kèm theo đó là thị trƣờng chứng khoán Mêhicô đã giảm sút hơn 30% trong vòng vài tháng kể từ đầu năm 2008. Việc sụt giảm giá dầu nhanh chóng cũng là một cản trở lớn đối với nền kinh tế Mêhicô
CRS-86 RS-86
vốn phụ thuộc tới một phần ba giá trị thu nhập của chính phủ vào dầu lửa. Triển vọng khôi phục kinh tế cho đến năm 2010 của Mêhicô vẫn gắn liền với tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ - thị trƣờng xuất khẩu chính của Mêhicô. Một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mêhicô hiện nay là lƣợng kiều hối từ ngƣời Mêhicô ở Mỹ gửi về chỉ tăng trƣởng còn 1% vào năm 2007 và giảm sút lần đầu tiên vào năm 2008 sau mƣời ba năm đƣợc thống kê, giảm 3,6% so với năm trƣớc, ƣớc tính đạt 25 triệu đô la Mỹ. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005.[47,16]
Những cuộc khủng hoảng kinh tế nói trên cho thấy nền kinh tế Mêhicô có tính ổn định kém dễ bị tổn thƣơng và phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Trƣớc tình hình đó, Hoa Kỳ cần phải thể hiện vai trò là nền kinh tế hỗ trợ để đảm bảo mối quan hệ kinh tế song phƣơng phát triển tốt đẹp cũng nhƣ khối NAFTA phát triển ổn định.