Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Mêhicô

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 39)

Từ năm 1992, thế giới bƣớc vào thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh và có nhiều biến đổi mới. Quan hệ song phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô cũng bị chi phối bởi tình hình thế giới và khu vực trong giai đoạn này. Hoa Kỳ và Mêhicô là hai nƣớc có nhiều điểm khác biệt nhƣng có một số yếu tố chung tác động đến chính sách đối ngoại trong quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc. Thứ nhất, nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mặc dù Mêhicô thi hành chính sách đối ngoại độc lập trong một số vấn đề quan trọng ở khu vực và trên thế giới nhƣng về căn bản giữa Hoa Kỳ và Mêhicô không có sự đối đầu căng thẳng. Mối quan hệ hữu nghị vẫn là nét chủ đạo trong quan hệ giữa hai nƣớc, tạo điều kiện cho chính phủ hai nƣớc tiếp tục có những hợp tác hữu nghị. Thứ hai, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới bƣớc vào xu thế hòa dịu, hội nhập và đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Trong điều kiện đó, hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mêhicô đƣợc đẩy mạnh nhằm khai thác những thế mạnh của nhau. Đây chính là cơ sở cho sự tham gia của Hoa Kỳ và Mêhicô, cùng với Canada, vào khối kinh tế lớn ở Bắc Mỹ, khối Hiệp định Tự do Thƣơng mại Bắc Mỹ (NAFTA). Thứ ba, những mối quan hệ lâu đời và có tác động qua lại giữa hai nƣớc láng giềng trong các vấn đề an ninh, kinh tế và xã hội tiếp tục là cầu nối gắn kết Hoa Kỳ và Mêhicô, do đó các chính phủ hai nƣớc luôn đặt các lợi ích chung giữa hai nƣớc trong những ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của họ. Ngoài những yếu tố chung tác động tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Mêhicô, những ƣu thế của mỗi nƣớc trong mối quan hệ song phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô cũng luôn đƣợc chính phủ hai nƣớc tính đến.

CRS-38 RS-38

Về phía Hoa Kỳ, Mêhicô có những thế mạnh mà Hoa Kỳ có thể khai thác. Về kinh tế, Mêhicô có nguồn dầu mỏ và khí đốt to lớn lại gần kề nƣớc Mỹ nên sẽ là nguồn cung cấp năng lƣợng thuận tiện cho Hoa Kỳ, nƣớc tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới. Nếu có quan hệ tốt với Mêhicô, Hoa Kỳ có thể yên tâm về nguồn cung cấp dầu lửa và khí đốt to lớn từ Mêhicô. Ngoài ra, Mêhicô cũng là thị trƣờng cho các sản phẩm công nghiệp của Hoa Kỳ, là nơi cung cấp lao động với giá nhân công thấp cho các cơ sở kinh tế nhỏ của các chủ ngƣời Mỹ. Về chính trị, Mêhicô là nƣớc có ảnh hƣởng mạnh trong số các nƣớc Mỹ Latinh và Caribbean và đƣợc coi là ngƣời bảo vệ cho những nguyên tắc không can thiệp và tự quyết của các nƣớc trong Tổ chức các nƣớc châu Mỹ (OAS). Điều này thể hiện rõ trong chính sách của Mêhicô đối với Cuba trong thập niên 1960 và đối với Nicaragoa trong thập niên 1980. Hơn nữa, Mêhicô nhiều lần đăng cai các hội nghị quan trọng của OAS và là thành viên của các tổ chức quốc tế nhƣ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), nên có uy tín quốc tế và trong khối các nƣớc Mỹ Latinh. Do đó, trong những vấn đề và tình huống nhất định Hoa Kỳ cần đến Mêhicô trong vai trò trung gian để tiếp cận và giải quyết những vấn đề của các nƣớc châu Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton (1992-2000), chính quyền Mỹ đầu tiên thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế để vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của Mỹ nhằm phục vụ tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Mêhicô là đặt trọng tâm vào hợp tác vực kinh tế, thuyết phục Mêhicô cùng với Hoa Kỳ và Canada tham gia khu vực tự do thƣơng mại đầu tiên ở châu Mỹ (NAFTA). Những nỗ lực của chính quyền Clinton đã làm cho khối NAFTA, trong đó có sự tham gia tích cực của Mêhicô, thực sự đi vào hoạt động, phục vụ những mục tiêu kinh tế của Hoa Kỳ. (Nội dung này sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở Chƣơng 3). Ngoài trọng tâm quan hệ kinh tế với Mêhicô, chính quyền Clinton chú trọng tới những vấn đề chính trị của Mêhicô. Sự quan tâm của Hoa Kỳ tới

CRS-39 RS-39

vấn đề nội bộ của Mêhicô xuất phát từ thực tế là từ giữa thập niên 1980, những cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị ở Mêhicô đã có những tác động tiêu cực tới các chính sách kinh tế cũng nhƣ hoạt động của nền kinh tế Mêhicô. Hậu quả là Mêhicô lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế với những khoản nợ lớn, nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1. Do Hoa Kỳ có những lợi ích kinh tế to lớn và ràng buộc ở Mêhicô nên chính quyền Mỹ đã phải cung cấp viện trợ cho Mêhicô để thực hiện ―Chƣơng trình đoàn kết quốc gia‖ nhằm ổn định tình hình chính trị ở Mêhicô và những khoản trợ cấp khác giúp Mêhicô trả nợ nƣớc ngoài. Sự ổn định của tình hình chính trị ở Mêhicô cùng với sự lãnh đạo của một chính phủ theo đƣờng lối cải cách kinh tế thị trƣờng sẽ phù hợp và đảm bảo lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ ở Mêhicô. Chính vì vậy, chính quyền Clinton luôn quan tâm tới các cuộc bầu cử ở Mêhicô, kể cả việc khuyến nghị chính phủ Mêhicô thực hiện cải cách chính sách bầu cử để có những kết quả bầu cử phù hợp nhằm thiết lập các chính quyền Mêhicô có thể đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ ở Mêhicô.[40] Chính sách này ở mức độ nhất định mang tính can thiệp vào công việc nội bộ của Mêhicô. Một vấn đề quan trọng khác đƣợc chính quyền Clinton coi trọng là vấn đề kiểm soát biên giới giữa hai nƣớc để ngăn chặn dòng ngƣời nhập cƣ Mêhicô bất hợp pháp vào Hoa Kỳ và để chống nạn buôn bán ma túy qua biên giới giữa hai nƣớc. Những nội dung này sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở những mục tiếp theo của luận văn.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 với sự thắng cử của George W. Bush đã đánh dấu sự trở lại của Đảng Cộng hòa sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton thuộc đảng Dân chủ. Trƣớc sự kiện khủng bố 11-9-2001 tại Hoa Kỳ, quan hệ với các nƣớc Mỹ La tinh nói chung không phải là ƣu tiên cao trong chính sách của chính quyền Bush.[54,51] Tuy nhiên, sau sự kiện 11-9- 2001, chính quyền Bush đã thay đổi chính sách trƣớc đây là ―đạt đƣợc hòa bình thông qua ngăn ngừa chiến tranh‖ bằng chính sách mới là ―đạt đƣợc hòa bình thông qua chiến tranh phòng ngừa‖, còn gọi là ―đánh đòn phủ đầu‖. Kết hợp với các cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực trƣớc đây nhƣ ở Grenada năm

CRS-40 RS-40

1983, Panama năm 1989, chính sách này làm cho các nƣớc Mỹ Latinh không khỏi lo ngại rằng chính quyền Bush có thể sử dụng cuộc chiến chống khủng bố để tiếp tục can thiệp quân sự vào các nƣớc trong khu vực khi cần. Việc Hoa Kỳ biến đảo Guantánamo của Cuba làm nơi giam giữ tù nhân của cuộc chiến chống khủng bố và việc đối xử thô bạo đối với các tù nhân ở đây trở thành một vấn đề nhạy cảm đối với các nƣớc Mỹ Latinh, trong đó Mêhicô cũng là một trong những nƣớc phản đối mạnh mẽ.

Sự kiện 11-9-2001 đặt ra yêu cầu Hoa Kỳ phải thắt chặt kiểm soát biên giới với các nƣớc láng giềng, trƣớc hết là Mexico và các nƣớc Caribbean. Điều này cũng gây trì hoãn cải cách chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ bất hợp pháp, gây căng thẳng trong quan hệ với các nƣớc này. Chính vì vậy, Tổng thống G.W. Bush đã thất bại khi đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ dự thảo về điều luật cung cấp địa vị pháp lý cho những ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp, trong đó đa phần là ngƣời Mêhicô. Vì thế, vấn đề này chƣa thể có hồi kết, đòi hỏi chính quyền Mỹ phải tìm ra những phƣơng sách mới để giải quyết nạn nhập cƣ bất hợp pháp. Cũng giống nhƣ trong thời kỳ chính quyền Cliton, chính quyền G. W. Bush vẫn phải tiếp tục hỗ trợ các chính quyền ở Mêhicô bằng cả tài chính, trang bị và huấn luyện để đấu tranh với các tập đoàn tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy từ Mêhicô sang Hoa Kỳ. Về mặt kinh tế, quan hệ giữa hai nƣớc trong khuôn khổ NAFTA đã không có những tiến bộ vƣợt trội. So sánh với khu vực đồng Euro, sự hợp tác kinh tế trong NAFTA nằm ở mức độ thấp hơn. Do đó, chính quyền Bush vẫn phải đặt vấn đề hợp tác kinh tế với Mêhicô trong khuôn khổ NAFTA làm một trong những trọng tâm lớn nhất để có thể đƣa khối NAFTA cạnh tranh mạnh mẽ hơn đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Về phía Mêhicô, thế mạnh của Hoa Kỳ là một siêu cƣờng quốc với nền kinh tế hàng đầu thế giới, trở thành thị trƣờng lớn cho hàng hóa của Mêhicô. Tƣ bản Mỹ cũng là nguồn đầu tƣ lớn vào thị trƣờng Mêhicô. Đặc biệt, những khi Mêhicô lâm vào khủng hoảng kinh tế hoặc khủng hoảng tài chính đều phải trông đợi vào sự rót vốn của tƣ bản Mỹ để giải quyết khủng hoảng. Mêhicô cũng trông

CRS-41 RS-41

đợi vào những khoản viện trợ của Hoa Kỳ để thực hiện những cải cách kinh tế xã hội hoặc giải quyết các khoản nợ nƣớc ngoài, nhất là trong thập niên 1980. Hoa Kỳ còn là thị trƣờng lao động truyền thống của ngƣời Mêhicô, hàng năm cung cấp hàng trăm nghìn việc làm cho lao động Mêhicô, do đó ở mức độ nhất định đóng góp vào thu nhập quốc dân hàng năm của Mêhicô. Nhìn chung, những lợi ích kinh tế mà Mêhicô thu đƣợc từ Hoa Kỳ là rất lớn và vì thế sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ cũng không nhỏ.

Cho đến hết thập niên 1980, Mêhicô mặc dù có mối quan hệ kinh tế gắn chặt với Hoa Kỳ nhƣng luôn cố gắng duy trì một chính sách đối ngoại mang tính độc lập tƣơng đối trƣớc Hoa Kỳ. Khởi đầu từ Tổng thống Miguel de la Madrid (1982-1988) và tính chất độc lập tiếp tục đậm nét hơn dƣới thời Tổng thống Carlos Salinas de Gortari (1988-1994) và Tổng thống Ernesto Zedillo (1994- 2000). Trong những giai đoạn này, Mêhicô đã áp dụng một loạt những cải cách trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại. Chính sách kinh tế đƣợc mở cửa nhiều hơn, tăng cƣờng hợp tác với Hoa Kỳ về kiểm soát ma túy, vấn đề biên giới và các vấn đề thƣơng mại. Các chính sách đó đƣợc cụ thể hóa bằng việc hợp tác trong khuôn khổ NAFTA và các cuộc họp cấp cao của Ủy ban Song phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô đƣợc tổ chức hàng năm.

Một điểm đáng lƣu ý là mối quan hệ cá nhân giữa hai Tổng thống Bush của Hoa Kỳ và Vicente Fox của Mêhicô đƣợc mô tả là khá thân thiết. Tổng thống Vicente Fox là nguyên thủ đầu tiên có chuyến công du đến Hoa Kỳ để chúc mừng Tổng thống Bush. Ngay sau sự kiện khủng bố vào nƣớc Mỹ ngày 11-9-2001, Tổng thống Fox đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ với chính quyền Bush. Nhà nghiên cứu Michael Shifter [26,51], [54,57] đã đánh giá rằng Tổng thống Fox có mối quan hệ cá nhân gắn chặt với Tổng thống Bush và vận mệnh chính trị của ông gắn liền với quan hệ với Hoa Kỳ. Trên thực tế, hai vị Tổng thống này đã trao đổi những chuyến thăm viếng tại các trang trại riêng của mình. Ngoài các nghi lễ ngoại giao thể hiện sự trân trọng, họ còn chứng tỏ quyết tâm hợp tác thông qua việc đƣa ra những sáng kiến của bản thân rất táo bạo cho dù

CRS-42 RS-42

các ý kiến này đều bị các lực lƣợng chính trị khác chỉ trích. Chẳng hạn Tổng thống Fox chủ trƣơng cải tổ tập đoàn dầu lửa PEMEX theo hƣớng mở cửa hơn cho tƣ nhân và các công ty nƣớc ngoài.[26,59] Nếu thực hiện thành công, điều này sẽ tạo điều kiện cho tƣ bản Hoa Kỳ thâm nhập vào ngành năng lƣợng của Mêhicô.

Mặc dù vậy, dƣới chế độ của Tổng thống Vicente Fox (2001 - 2006), Mêhicô chuyển hƣớng chính sách đối ngoại theo hƣớng đa dạng và năng động hơn, với sự tham gia lớn hơn vào các hoạt động của Liên hiệp quốc, thắt chặt quan hệ với các nƣớc Mỹ Latinh và một số quốc gia Tây Âu. Tổng thống Fox đã đề xƣớng kế hoạch Puebla-Panama trong đó đề cao các nỗ lực phát triển hợp tác giữa các quốc gia Trung Mỹ và phía nam của Mêhicô, đồng thời tìm cách khôi phục lại nhóm ƣu đãi thƣơng mại G-3 bao gồm Colombia, Venezuela, và Mêhicô. Chính sách này cho thấy Mêhicô chủ động tìm cách thoát ra khỏi sự ảnh hƣởng quá lớn của Hoa Kỳ về cả kinh tế và chính trị. Tháng 11-2006, Venezuela đã chính thức rút lui khỏi nhóm G-3 sau khi tham gia Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ (Mercosur). Trƣớc tình hình đó, Tổng thống Fox đã tìm cách thắt chặt quan hệ với các nƣớc thành viên Mercosur ở Nam Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Fox còn mở rộng quan hệ với Liên minh Châu Âu (EU) bằng thỏa thuận tự do thƣơng mại EU – Mêhicô có hiệu lực vào tháng 7-2000 và một thỏa thuận tƣơng tự với Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 4-2005. Mêhicô cũng đƣợc bầu làm ủy viên không thƣờng trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ năm 2002 và 2003, tham gia vào hoạt động giải trừ quân bị tại Iraq.

Những chính sách đối ngoại mang tính độc lập và đa dạng hóa của Mêhicô không làm vừa lòng các chính trị gia Mỹ tại Washington. Để xoa dịu chính quyền Mỹ, Tổng thống Fox tuyên bố thắt chặt mối quan hệ với Hoa Kỳ và lên tiếng kêu gọi hợp tác sâu rộng hơn trong khuôn khổ NAFTA. Ông Fox cũng kêu gọi một thỏa thuận song phƣơng về nhập cƣ, theo đó cho phép công nhận địa vị của những ngƣời Mêhicô không có giấy tờ tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những chính sách của

CRS-43 RS-43

Tổng thống Fox đã không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn bởi ngay sau sự kiện 11-9-2001, trọng tâm của mối quan hệ song phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô đã chuyển sang vấn đề an ninh biên giới bởi Hoa Kỳ đề cao việc đảm bảo an ninh nội địa. Vì thế, quan hệ hai nƣớc cũng kém phần hòa dịu khi các cuộc tranh luận về đề xuất cho ngƣời nhập cƣ không giấy tờ đã nổ ra căng thẳng ở Hoa Kỳ. Đề xuất về vấn đề nhập cƣ của Tổng thống Fox đã chính thức thất bại khi Tổng thống Bush phê chuẩn đạo luật Hàng rào An ninh năm 2006 (Secure Fence Act) đối với Mêhicô, công bố việc xây dựng hệ thống hàng rào mới giữa biên giới hai nƣớc.

Dƣới chính quyền của Tổng thống Felipe Calderón (2006-2011), chính sách của Mêhicô với Hoa Kỳ tiếp tục đƣợc chú trọng, đặt trọng tâm vào các vấn đề buôn bán ma túy bất hợp pháp và tội phạm, an ninh biên giới và nhập cƣ. Ông đã thực hiện chuyến viếng thăm ngoại giao đầu tiên đến Hoa Kỳ với tƣ cách là Tổng thống Mêhicô vào tháng 11-2006 và lên tiếng chỉ trích việc Mỹ xây dựng hàng rào dài 700 dặm dọc biên giới Hoa Kỳ - Mêhicô. Theo ông Calderón, sự kiện này làm phức tạp mối quan hệ song phƣơng. Calderón lập luận rằng tạo ra việc làm và tăng cƣờng đầu tƣ vào Mêhicô sẽ có hiệu quả trong việc giảm lƣợng nhập cƣ trái phép từ Mêhicô hơn là việc xây dựng một hệ thống hàng rào biên giới. Nhƣ vậy, Tổng thống Calderón cũng cho thấy một sự chuyển hƣớng trong chính sách đối ngoại của Mêhicô khi nêu lên rằng trong khi nhập cƣ vẫn là vấn đề quan trọng của mối quan hệ song phƣơng, nó cần phải đƣợc xem

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)