Quan hệ đầu tƣ

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 80 - 84)

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một phần trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. FDI chủ yếu đầu tƣ vào bất động sản, các nhà máy sản xuất và các cơ sở bán lẻ. Hoa Kỳ là nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất ở

CRS-79 RS-79

2007, tăng gấp 400%. Trong khi đó, FDI của Mêhicô vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều và có sự biến động trong vòng 10 năm qua. Năm 2005, FDI của Mêhicô vào Hoa Kỳ lên tới 8,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 440% so với năm 1994.

Việc tăng nhẹ đầu tƣ của Hoa Kỳ vào Mêhicô kể từ khi NAFTA đƣợc thực hiện cũng đƣợc coi là kết quả của tự do hóa những hạn chế của Mêhicô đối với đầu tƣ nƣớc ngoài vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Cho đến giữa thập niên 1980, Mêhicô duy trì một chính sách bảo hộ kiểm soát chặt đầu tƣ nƣớc ngoài và kiểm soát tỉ giá hối đoái để khuyến khích tăng trƣởng trong nƣớc, có tác động lên toàn bộ các ngành công nghiệp. Các biện pháp tự do hóa thƣơng mại và cải cách kinh tế của Mêhicô vào cuối thập niên 1980 chính là một sự thay đổi rõ rệt trong chính sách và giúp đem lại sự tăng trƣởng ổn định dòng FDI vào Mêhicô. Các quy định của NAFTA về đầu tƣ nƣớc ngoài đã giúp duy trì những cải cách đó và tăng niềm tin của các nhà đầu tƣ. Theo quy định của NAFTA, Mêhicô cấp phép cho các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ và Canada theo nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các khoản đầu tƣ của họ ở Mêhicô cũng nhƣ vấn đề bảo vệ nhà đầu tƣ. NAFTA có thể đã khuyến khích FDI của Hoa Kỳ vào Mêhicô thông qua việc góp phần làm tăng niềm tin của nhà đầu tƣ nhƣng sự tăng trƣởng này dù sao vẫn diễn ra bởi vì Mêhicô đã chủ trƣơng tiếp tục tự do hóa luật đầu tƣ nƣớc ngoài cho dù có NAFTA hay không.

Bảng 3.2: Đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Mêhicô

(Đơn vị tính: Triệu Đô la Mỹ)

Năm FDI Mêhicô

vào Hoa Kỳ FDI Hoa Kỳ vào Mêhicô 1994 2,069 16,968 1995 1,850 16,873 1996 1,641 19,351 1997 3,100 24,050 1998 2,055 26,657 1999 1,999 37,151 2000 7,462 39,352 2001 6,645 52,544 2002 7,483 55,724

CRS-80 RS-80 2004 8,167 63,502 2005 8,653 71,423 2006 6,075 84,699 2007 5,954 91,663

Nguồn: www.crs.gov (website của Quốc hội Mỹ) tài liệu số RL32934, trang 5 Gần một nửa tổng FDI vào Mêhicô là dành cho ngành công nghiệp chế tạo, bao gồm các nhà máy lắp ráp do nƣớc ngoài sở hữu (ở Mêhicô gọi là

maquiladora) đóng góp phần lớn và có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Ở Mêhicô, ngành này đã giúp thu hút đầu tƣ từ nhiều quốc gia trong đó Hoa Kỳ. Maquiladora thƣờng xuyên đóng góp khoảng một nửa lƣợng xuất khẩu của Mêhicô. Chính vì thế, Mêhicô chủ trƣơng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài bằng cách tự do hóa các hàng rào thƣơng mại và đầu tƣ. Đối với Hoa Kỳ, ngành công nghiệp maquiladora này cũng đóng vai trò quan trọng vì rất nhiều công ty của Hoa Kỳ đã đƣa các bộ phận cần nhiều lao động vào Mêhicô để giảm bớt chi phí lao động trong tổng thể quá trình sản xuất của mình. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng maquiladora chính là một phần quan trọng trong của chiến lƣợc của nhiều tập đoàn lớn của Mỹ để có đƣợc giá cả mang tính cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.[24] Một số nhà phân tích khác đã bày tỏ lo ngại rằng ngành công nghiệp này đã làm cho các công ty Hoa Kỳ chuyển các nhà máy sản xuất sang Mêhicô để tránh chi phí cao của lao động Mỹ. Thí dụ nhƣ trƣờng hợp hoạt động của maquiladora lớn nhất là hệ thống sản xuất ô tô Delphi, có trụ sở tại Mỹ đã xây dựng tới 51 nhà máy và sử dụng 66,000 công nhân ngƣời Mêhicô tính đến năm 2006.[47,7] Phần lớn các nhà máy maquiladora đặt ở dọc biên giới hai nƣớc, hình thành nên những khu vực thành thị cho ngƣời Mêhicô nhƣ các thành phố Tijuana, Baja California có 568 maquiladoras với 164,900 lao động và Cd. Juárez, Chihuahua, có 279 maquiladoras với 283,300 lao động.

Ngoài quan hệ đầu tƣ trực tiếp từ các công ty của Hoa Kỳ, lƣợng kiều hối từ công nhân Mêhicô ở nƣớc ngoài gửi về nƣớc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mêhicô vì nó chiếm khoảng 3% GDP

CRS-81 RS-81

của Mêhicô. Đây cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau xuất khẩu dầu. Xét trên phạm vi thế giới, Mêhicô luôn đứng trong nhóm ba nƣớc dẫn đầu về lƣợng tiền gửi từ nƣớc ngoài trong năm 2007, cho dù tỉ lệ tăng trƣởng kiều hối của Mêhicô đã giảm kể từ năm 2002 và giảm mạnh trong năm 2007 và 2008. Lƣợng kiều hối gửi về đạt kỷ lục vào năm 2004, lên đến 16,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 24% so với năm 2003.[22] Cho đến giữa năm 2006, lƣợng kiều hối từ Hoa Kỳ gửi về Mêhicô đạt kỷ lục là 6,2 tỉ đô la Mỹ và bắt đầu xu hƣớng giảm cho đến nay theo đà suy giảm kinh tế Mỹ, chỉ còn tăng 1% vào năm 2007 và giảm 6% vào năm 2008 – mức lớn nhất trong 13 năm.[67] Nguyên nhân sụt giảm lƣợng kiều hối là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự suy thoái của kinh tế Mỹ, sự suy yếu của thị trƣờng lao động trong lĩnh vực xây dựng, các chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn và sự gia tăng tâm lý chống ngƣời nhập cƣ ở Mỹ cũng đã làm giảm số lƣợng ngƣời nhập cƣ vào Hoa Kỳ theo thời vụ.[21] Dòng chảy kiều hối về Mêhicô đã có tác động quan trọng đến nền kinh tế Mêhicô nhƣng không đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung vào các bang miền Nam của Mêhicô và giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc nhà ở. Nhìn chung, dòng kiều hối này phát huy tác dụng nhiều nhất ở các bang nghèo nhất của Mêhicô.

Ngoài các đợt viện trợ kinh tế bất thƣờng của Hoa Kỳ giúp đỡ Mêhicô thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế nhƣ đã trình bày ở phần trên, Mêhicô còn nhận đƣợc một luồng vốn quan trọng khác từ Hoa Kỳ thông qua chƣơng trình Đối tác vì An ninh và Thịnh vƣợng (SPP). Một trong những khoản cấp vốn lớn nhất cho Mêhicô trong khuôn khổ SPP đƣợc thực hiện năm 2005 từ Tập đoàn Đầu tƣ Tƣ nhân Hải ngoại (OPIC), một cơ quan hỗ trợ đầu tƣ của chính phủ Mỹ đƣợc thành lập năm 1971 với cam kết đầu tƣ 570 triệu đô la Mỹ, giải ngân cho 4 dự án ở Mêhicô.[78] Dự án đầu tiên trị giá 200 triệu đô la Mỹ, tài trợ cho các khoản vay trung bình ở Mêhicô hƣớng vào các tập đoàn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án thứ hai trị giá 250 triệu đô la Mỹ nhằm cấp vốn cho chính phủ Mêhicô để hỗ trợ vốn hoạt động và mở thƣ tín dụng cho các công ty của Mỹ thực hiện các dự án về năng lƣợng ở Mêhicô. Khoản 120 triệu đô la Mỹ

CRS-82 RS-82

còn lại đƣợc tài trợ cho việc thành lập hai quỹ đầu tƣ tƣ nhân để hỗ trợ cho các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Mêhicô. Đó là ngành sản xuất năng lƣợng trong đó tập trung vào các ngành năng lƣợng có thể tái sinh. Ngoài ra, OPIC còn tài trợ 60 triệu đô la Mỹ để thành lập một quỹ mang tên ―Quỹ II‖ với mục tiêu huy động từ 150 đến 200 triệu đô la Mỹ để thực hiện một danh mục đầu tƣ đa dạng. Quỹ này chú trọng vào nhiều lĩnh vực dự kiến sẽ hƣởng lợi từ việc gia tăng tiêu thụ năng lƣợng và dân số trẻ của Mêhicô. Các lĩnh vực này bao gồm hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tài chính, nhà ở, y tế và giải trí.

Có thể nói rằng, Hoa Kỳ là một nguồn đầu tƣ vô cùng quan trọng của Mêhicô với nhiều chƣơng trình đầu tƣ đa dạng. Vấn đề đặt ra là chính phủ Mêhicô sẽ phải xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp để tiếp tục nhận đƣợc những khoản đầu tƣ của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)