Cấu trúc tổ thành của rừng đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã mà đối tƣợng là loài cây. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ mỗi loài hay một nhóm loài đó trong lâm phần.
4.2.2.1. Cấu trúc tổ thành của tầng cây cao theo mật độ
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng tự nhiên trạng thái IIa theo mật độ ở khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 4.6.
Chú thích bảng 4.6:
Ct: Chẹo tía Ctr: Côm trâu Dc:Dẻ cau K: Kè
Dlm: Dẻ lá mai Dn: Dóc nƣớc Gn: Gội nếp Mđ: Mán đỉa
Mn: Mắc niễng N: Ngát Lt: Lòng trứng Rl: Rè lông
Sp: Sồi phảng Tht: Thẩu tấu Trt: Trám trắng Thr: Thị rừng
Pm: Phân mã tuyến nổi Dg: Dẻ gai Ấn Độ
LK1.1: Loài khác ở công thức tổ thành theo mật độ ở ô tiêu chuẩn 1. LK6: Loài khác ở ô tiêu chuẩn 6.
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành của tầng cây cao theo mật độ ÔTC Mật độ (cây/ha) Nloài/ ÔTC Nloài/
ÔTC Công thức tổ thành theo mật độ
1 560 43 5 1,36Pm + 1,07N + 1,00Lt + 0,57Rl + 0,57Ctr + 5,43LK1.1 2 696 31 7 1,72Rl + 1,21Dg + 1,03Dc + 1,03Tt + 0,75Gn + 0,52Trt + 0,52Tht + 3,22LK2.1 3 568 33 5 1,69Dn + 1,20Dc + 0,92Ct + 0,56K + 0,56Mđ + 0,57LK3.1 4 516 45 5 1,16Pm + 1,01Rl + 0,62Lt + 0,54Gn + 0,54Dc + 6,12LK4.1 5 652 29 7 1,60Dn + 0,92Dg + 0,74Ct + 0,67Sp + 0.55Trt + 0,55Mđ + 0,55Mn + 4,42LK5.1 6 584 29 7 1,44Sp + 1,16Dg + 1,03Ct + 0,89Dn + 0,68Dc + 0,62Tht + 0,62Dlb + 3,56LK6 7 476 29 5 2,52Dn + 1,01Ct + 0,76Sp + 0,67Tht + 0,59Thr + 4,45LK7.1 8 508 30 7 1,89Sp + 1,50Tht + 1,26Dn + 0,79Ct + 0,63Dg + 0,55Db + 0,55Dlm + 2,83LK8 9 568 30 6 1,48Dn + 1,06Dg + 0,63Trt + 0,63Mn + 0,63Ct + 0,56Lt + 5,00LK9.1 10 476 25 5 2,21Sp + 1,14Dn + 1,06Ct + 0,90Dg + 0,57Db + 5,90LK10 11 548 32 7 1,61Tht + 1,09Sp + 1,02Dg + 1,02Dn + 0,80Ct + 0,58Db + 0,51Dlm + 6,64LK11.1 12 488 28 4 2,77Dn + 1,51Sp + 1,09Ct + 0,75Bđ + 6,72LK12.1
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, ở xã Tân Dân số loài cây có trong các ô tiêu chuẩn là khá đa dạng và phong phú dao động từ 31 - 43 loài với mật độ dao động từ 560 - 696 cây/ha, nhƣng số loài tham gia vào công thức tổ thành theo mật độ lại rất ít, từ 5 - 7 loài, còn lại 24 – 38 loài là không vào công thức tổ thành. Loài có hệ số tổ thành theo mật độ cao nhất là loài Rè lông với hệ số tổ thành là 1,72 ở ÔTC 2.
Loài Rè lông cùng với loài Dẻ cau có thể coi là 2 loài cây chủ yếu của tầng cây cao tại xã Tân Dân, với tần số có mặt 2/3 công thức tổ thành nghiên cứu tại xã.
Ở xã Quảng La thì số loài cây có trong lâm phần cũng khá đa dạng và phong phú, dao động từ 29 - 45 loài, với mật độ là 516 - 652 cây/ha, nhƣng số loài tham gia công gia công thức tổ thành theo mật độ chỉ có 5 - 7 loài, còn lại 22 - 40 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài Dóc nƣớc là loài có hệ số tổ thành theo mật độ cao nhất là 1,60 ở ÔTC 5. Với sự có mặt trong 2/3 công thức tổ thành, có thể coi loài Dóc nƣớc, Dẻ gai Ấn Độ, Dẻ cau là 3 loài cây ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Quảng La.
Ở xã Bằng Cả thì số loài cây có trong lâm phần cũng khá đa dạng và phong phú, dao động từ 29 - 30 loài, với mật độ là 476 - 568 cây/ha, nhƣng số loài tham gia công gia công thức tổ thành theo mật độ cũng chỉ có 5 - 7 loài, còn lại 23 - 24 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài Dóc nƣớc là loài có hệ số tổ thành theo mật độ cao nhất là 2,52 ở ÔTC 7. Với sự có mặt trong 3/3 công thức tổ thành, có thể coi loài Dóc nƣớc, Chẹo tía là 2 loài cây ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Bằng Cả.
Ở xã Dân Chủ thì số loài cây có trong lâm phần cũng khá đa dạng và phong phú, dao động từ 25 - 32 loài, với mật độ là 476 - 548 cây/ha, nhƣng số loài tham gia công gia công thức tổ thành theo mật độ cũng chỉ có 4 - 7 loài, còn lại 21 - 25 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài Dóc nƣớc là loài có hệ số tổ thành theo mật độ cao nhất là 2,77 ở ÔTC 12. Với sự có mặt trong 3/3 công thức tổ thành, có thể coi loài Dóc nƣớc, Chẹo tía, Sồi phảng là 3 loài cây ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Bằng Cả.
Nhìn chung, tổ thành của rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu là khá phong phú, với nhiều loài cây khác nhau , dao động từ 28 - 45 loài, tuy nhiên chỉ có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành theo mật độ, còn 21 - 40 loài là không tham gia chính vào công thức tổ thành. Với sự có mặt 8/12 công thức tổ thành tầng cây cao theo mật độ của khu vực nghiên cứu, có thể coi loài Dóc nƣớc là
loài ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu.
4.2.2.2. Cấu trúc tổ thành của tầng cây cao theo chỉ số IV%
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng tự nhiên trạng thái IIa theo chỉ số IV% ở khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số IV% ÔTC Mật độ
(cây/ha)
Nloài/ ÔTC
Nloài/
ÔTC Công thức tổ thành theo mật độ
1 560 43 4 14,17Pm + 12,13N + 9,98Lt + 5,92Rl + 57,79LK1.2 2 696 31 7 18,99Rl + 13,12Dg + 10,92Dc + 8,65Gn + 7,39Tt + 6,05Sh + 5,63Trt + 29,24LK2.2 3 568 33 7 13,62Dn + 13,20Dc + 6,93K + 6,04Ct + 5,70Mđ + 5,29Dlm + 5,06Sn + 44,16LK3.2 4 516 45 5 11,91Pm + 10,79Rl + 6,60Lt + 6,54Gn + 5.46Kv + 58,71LK4.2 5 652 29 6 13,06Dn + 12,31Dg + 9,19Sh + 7,01Sp + 6,87Ct + 6,01Trt + 44,95LK5.2 6 584 29 7 15,86Sp + 13,29Dg + 12,11Ct + 8,10Dn + 6,82Dc + 6,29Tht + 5,81Dlb + 31,71Lk 7 476 29 5 25,35Dn + 10,13Ct + 672Tht + 6,31Sp + 5,58Thr + 45,90LK7 8 508 30 7 17,04Sp + 13,36Tht + 12,58Dn + 8,76Ct + 6,19Db + 5,51Dg + 5.36Dm + 31,19LK8 9 568 30 7 16,17Dn + 10,44Dg + 7,05Trt + 5,94Mn + 5,60Ct + 5,42Lt + 5,33Clđ + 43,76LK9.2 10 476 25 5 24,32Sp + 10,05Dn + 10,31Ct + 8,41Dg + 8,00Db + 61,11LK10 11 548 32 6 15,33Tht+ 12,11Dg + 11,08Sp + 9,88Dn + 7,21Ct + 5,18Db + 31,21LK11.2 12 488 28 5 30,38Dn + 15,07Sp + 10,22Ct + 6,36Tht + 6,19Bđ + 31,79LK12.2
Giải thích:
Bđ: Bồ đề cánh trắng Ct: Chẹo tía Clđ: Côm lá đào K: Kè
Dc:Dẻ cau Dg: Dẻ gai Ấn Độ Dlb: Dẻ lá bạc Dlm: Dẻ lá mai
Dn: Dóc nƣớc Gn: Gội nếp N: Ngát Kv: Kháo vàng
Mđ: Mán đỉa Mn: Mắc niễng Lt: Lòng trứng Rl: Rè lông
Sh: Sồi hồng Sn: Sảng nhung Sp: Sồi phảng Tht: Thẩu tấu
Thr: Thị rừng Tt: Trâm tía Trt: Trám trắng Pm: Phân mã tuyến nổi
LK1.2: Loài khác ở công thức tổ thành theo chỉ số IV% ở ô tiêu chuẩn 1. LK6: Loài khác ở ô tiêu chuẩn 6.
Kết quả bảng trên cho thấy, ở xã Tân Dân, trong 31 - 43 loài cây có mặt trong tầng cây cao thì có từ 4 - 7 loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn lại 24 - 39 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài có hệ số tổ thành theo chỉ số IV% cao nhất là loài Rè lông với hệ số tổ thành là 18,99 ở ÔTC 2. Cũng giống nhƣ công thức tổ thành theo mật độ thì loài Rè lông và loài Dẻ cau cũng có mặt trong 2/3 công thức tổ thành, và cũng có thể coi đây là hai loài cây chính của tầng cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Tân Dân.
Ở xã Quảng La, trong 29 - 45 loài cây có mặt trong tầng cây cao thì có từ 5 - 7 loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn lại 22 - 40 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Khác với công thức tổ thành theo mật độ là loài Dóc nƣớc có hệ số tổ thành lớn nhất, thì trong công thức tổ thành theo chỉ số IV% loài có hệ số tổ thành cao nhất là loài Sồi phảng với hệ số tổ thành là 15,86 ở ÔTC 6. Với sự có mặt 2/3 công thức tổ thành theo chỉ số IV% thì có thể coi loài Dóc nƣớc, Sồi phảng là loài cây chủ yếu của tầng cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Quảng La.
Ở xã Bằng Cả, trong 29 - 30 loài cây có mặt trong tầng cây cao thì có từ 5 - 7 loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn lại 23 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài có hệ số tổ thành theo chỉ số IV% cao nhất là loài Dóc nƣớc với hệ số tổ thành là 25,35 ở ÔTC 7. Cũng giống nhƣ công thức tổ thành
theo mật độ thì ngoài loài Dóc nƣớc, Chẹo tía là có mặt trong 3/3 công thức tổ thành, thì có thêm loài Dẻ gai Ấn độ cũng có mặt trong 3/3 công thức tổ thành. Vì vậy, nếu theo công thức tổ thành theo chỉ số IV% thì có thể coi đât là các loài cây chính của tầng cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Bằng Cả.
Ở xã Dân chủ trong 25 - 28 loài cây có trong tầng cây cao thì có từ 5 - 6 loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn lại 20 - 26 loài là không tham gia vào công thức tổ thành. Loài có hệ số tổ thành theo chỉ số IV% cao nhất là loài Dóc nƣớc với hệ số tổ thành là 30,38 ở ÔTC 12. Cũng giống nhƣ công thức tổ thành theo mật độ thì loài Dóc nƣớc, Sồi phảng, Chẹo tía là có mặt trong 3/3 công thức tổ thành, có thể coi đât là các loài cây chính của tầng cây cao rừng tự nhiên trạng thái IIa của xã Tân Dân.
Nhìn chung, tổ thành của rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau , dao động từ 28 - 45 loài, chỉ có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 22 - 40 loài là không tham gia chính vào công thức tổ thành. Với sự có mặt 8/12 công thức tổ thành tầng cây cao theo chỉ số IV% của khu vực nghiên cứu, có thể coi loài Dóc nƣớc là loài ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu.