Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 89)

Ngoài các biện pháp kỹ thuật, cũng cần áp dụng đồng bộ các giải pháp khác mới mang lại hiệu quả phục hồi rừng, cụ thể là:

- Tuyên truyền giáo dục cho ngƣời dân hiểu biết pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ dƣới mọi hình thức, để ngƣời dân hiểu đƣợc mức độ quan trọng và vai trò của rừng tự nhiên trạng thái IIa nói riêng và rừng tự nhiên nói chung đối với đời sống con ngƣời và môi trƣờng.

- Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phƣơng để họ có ý thức bảo vệ rừng. Mở rộng và củng cố quyền của ngƣời đƣợc giao đất, thuê đất; tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp; Có biện pháp đảm bảo đất đã giao đƣợc sử dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng tạo điều kiện cho việc lựa chọn mục đích sử dụng đất. Ƣu tiên đủ diện tích để trồng rừng và khoanh nuôi đảm bảo mục đích phòng hộ cho hồ Yên Lập. Hiện nay toàn bộ diện tích rừng phòng hộ nhƣ đã mô tả và đánh giá ở trên đang thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh), vì thế Ban quản lý phải thực hiện giao khoán ổn định cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Việc giao khoán phải tiến hành công khai dân chủ, và ƣu tiên giao

khoán cho các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn. Tập huấn và chuyển giao công nghệ cho hộ sản xuất nhằm nâng cao kỹ năng về trình độ sản xuất cho từng hộ... Ở các vùng xa khu vực dân cƣ, thì thực hiện giao khoán trồng theo thời vụ với các cá nhân hay lâm trƣờng. Việc chăm sóc và bảo vệ giao khoán cho tổ chức hay cá nhân nơi gần nhất có thể, tránh việc chuyển dân đến mà không đảm bảo đƣợc cuộc sống ổn định cho họ.

- Tăng cƣờng đầu tƣ vốn ngân sách và tăng nguồn vốn đầu tƣ tín dụng vào trồng và bảo vệ rừng. Cải tiến việc quản lý, phƣơng thức cho vay và chính sách tín dụng để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này nhƣ lãi suất vay hợp lý, điều kiện cho vay dễ dàng, điều kiện hoàn trả, tăng thời hạn cho vay cốn của của dự án trồng và bảo vệ rừng. Thực hiện cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp để trồng rừng, làm giàu rừng...

- Điều quan trọng là phải có chính sách thích hợp để nhằm phát triển kinh tế xã hội khu vực hồ Yên Lập, nâng cao đời sống của ngƣời dân sống trong khu vực rừng phòng hộ, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, điện nông thôn, phát triển giáo dục, y tế, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân sống quanh hồ.

- Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Bộ máy của ban còn hết sức mỏng, địa bàn lại chia cắt, đi lại khó khăn vì vậy cần tăng cƣờng nhân lực để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng. Cần sớm tăng cƣờng đội ngũ cán bộ có trình độ cao bằng cách cử cán bộ đi học tại chức, cao học để đáp ứng kịp với xu hƣớng của thời đại khi mà xã hội phát triển.

- Việc khai thác lợi dụng lâm sản trong rừng phòng hộ chỉ là kết hợp, nhằm đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân sống tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vào bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ. Đối với rừng tự nhiên: cây khai thác chỉ là cây già cỗi, sâu bệnh, đổ gẫy, cụt ngọn, áp dụng phƣơng thức chặt chọn, tối đa không quá 20% theo thiết kế đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Rừng tre nứa có độ che phủ trên 80% mới đƣợc phép khai thác, cƣờng độ khai thác tối đa 30%. Đối với

rừng trồng: Khi đã trồng xong diện tích theo quy hoạch, đƣợc phép khai thác cây phụ trợ, khai thác rừng thành thục theo đám hoặc theo băng nhƣ thiết kế đƣợc phê duyệt. Sau khi chặt phải trồng rừng lại ngay.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái IIa hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh, đề tài rút ra một số kết luận nhƣ sau

Về hiện trạng rừng: khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Yên Lập có tổng

diện tích tự nhiên là 18.502,0 ha, bao gồm: 15.317,0 ha là đất có rừng (chiếm 82,79% tổng diện tích tự nhiên của khu vực), trong đó 12.113,6 ha là đất rừng tự nhiên (chiếm 65,47% tổng diện tích tự nhiên của khu vực), 3.203,4 ha là đất rừng trồng (chiếm 17,31% tổng diện tích tự nhiên của khu vực) và 910,1 ha là đất trống đồi núi trọc (chiếm 4,92% tổng diện tích tự nhiên của khu vực); còn lại 2.274,9 ha là đất khác gồm nhà ở, đƣờng giao thông, khu dân cƣ, …. (chiếm 12,93% tổng diện tích tự nhiên của khu vực). Diện tích rừng tự nhiên IIa gồm 11.998,9 ha (chiếm 64,85% tổng diện tích tự nhiên của khu vực) và chủ yếu phân bố ở huyện Hoành Bồ và tập trung ở 4 xã là:

- Xã Tân Dân với 6.615,2 ha (chiếm 55,13% diện tích đất rừng tự nhiên trạng thái IIa của khu vực).

- Xã Quảng La với 1.604,3 ha (chiếm 13,37% diện tích đất rừng tự nhiên trạng thái IIa của khu vực).

- Xã Bằng Cả với 2.041,1 ha (chiếm 17,01% diện tích đất rừng tự nhiên trạng thái IIa của khu vực).

- Xã Dân Chủ với 1.738,3 ha (chiếm 14,49% diện tích đất rừng tự nhiên trạng thái IIa của khu vực).

Về cấu trúc tầng cây cao: Đặc điểm chung của các trạng thái rừng tự nhiên

IIa tại khu vực nhiên cứu là có có mật độ tầng cây cao trong lâm phần dao động không lớn lắm, từ 476 - 696 cây/ha. Tổ thành khá phong phú, với nhiều loài cây khác nhau , dao động từ 28 - 45 loài, tuy nhiên chỉ có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành, còn 21 - 40 loài là không tham gia chính vào công thức tổ thành. Loài Dóc nƣớc là loài ƣu thế chính của tầng cây cao trong các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu.

Tất cả các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu đều có hai tầng tán là tầng tán chính và tầng dƣới tán. Độ tàn che thấp từ 0,3 - 0,5. Tầng rừng chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 10,6 - 11,8 m chiếm tỷ lệ từ 6,72 - 21,13 % toàn lâm phần. Tầng dƣới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 6,9 - 7,5 m, chiếm tỷ lệ từ 78,87 - 93,28% toàn lâm phần.

Hầu hết các phân bố số cây theo đƣờng kính và sô cây theo chiều cao vút ngọn đềucó dạng đƣờng cong hai đỉnh, đỉnh lớn tập trung ở cỡ đƣờng kính nhỏ, đỉnh thấp tập trung ở cỡ đƣờng kính lớn. Phân bố số cây theo đƣờng kính đƣợc mô phỏng tốt bằng các phân bố lý thuyết nhƣ phân bố Weibull, phân bố khoảng cách, phân bố giảm tùy vào địa điểm nghiên cứu. Hầu hết phân bố số cây theo chiều cao thì đƣợc mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull ngoại trừ ô tiêu chuẩn 1 và ô tiêu chuẩn 7. Tƣơng quan giữa chiều cao vút ngọn với đƣờng kính 1,3m có thể biểu diễn

bằng hàm Power là b

D a

H  . 1.3 từ ô tiêu chuẩn 2 đến ô tiêu chuẩn 6, theo hàm Logarithnic là Hab.LnD1.3từ ô tiêu chuẩn 8 đến ô tiêu chuẩn 12 và theo hàm Liner làHab.D1.3 đối với ô tiêu chuẩn 1 và ô tiêu chuẩn 7.

Về cấu trúc cây tái sinh: Số loài cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi

trựng thái IIa của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là khá phong phú, biến động từ 19 đến 28 loài, nhƣng số loại có trong công thức tổ thành thì chỉ có 3 đến 8 loài. Loài Dóc nƣớc là loài cây tái sinh chủ yếu của khu vực nghiên cứu. Tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi dƣới tán rừng tự nhiên phục chênh lệch nhau không nhiều và khá đều nhau, chỉ có sự thay đổi nhỏ tùy theo địa điểm nghiên cứu. Hầu hết các cây tái sinh đều có phẩm chất từ trung bình trở lên và không có sự chênh lệch nhiều giữa cây tái sinh có phẩm chất tốt và cây tái sinh có phẩm chất trung bình, cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ thấp từ 6,25 - 12,50% số cây tái sinh trong lâm phần. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là khá cao 42,42 - 57,14%. Mật độ cây tái sinh chủ yếu tập trung ở mức chiều cao ≤ 1m là 960 – 1.520 cây/ha, một số ít ở mức chiều cao > 3m là 80 - 240 cây/ha.

Về đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh: Biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực rừng trồng phòng hộ hồ Yên Lập chủ yếu là việc lựa chọn loại cây trồng và

khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để thay thế rừng trồng hiện tại bằng rừng tự nhiên, rừng tự nhiên có trữ lƣợng thấp thành rừng giàu, có những đặc điểm của một hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất lƣợng, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trƣờng và có khả năng đem lại lợi ích cao nhất cho con ngƣời và khả năng phòng hộ môi trƣờng. Trong giải pháp kỹ thuật này đề tài chú trọng việc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên bởi đây là giải pháp tạo ra rừng tự nhiên đa dạng về loài, khả năng chống chịu với điều kiện môi trƣờng và sâu bệnh cao, lại đầu tƣ chi phí ít, tính khả thi cao.

2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian, kinh nghiệm và kinh phí có hạn, bên cạnh đó việc nghiên cứu cơ sở khoa học xác định cấu trúc rừng tự nhiên là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp nên trong quá trình thực hiện đề tài còn một số tồn tại sau:

- Đề tài chƣa đi sâu vào nghiên cứu đƣợc tính đặc tính sinh vật học, kỹ thuật gây trồng các loài cây lựa chọn để làm giàu rừng.

- Chƣa phân tích đƣợc hoá tính về đất đai của khu vực nghiên cứu, chƣa nghiên cứu đƣợc việc áp dụng thực tiễn các đề xuất về giải pháp kỹ thuật lâm sinh.

3. Kiến nghị

Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập có thể tham khảo và sử dụng kết quả của đề tài để chỉ đạo sản xuất.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đề xuất đề nghị xây dựng mô hình thử nghiệm để đánh giá khuyến cáo và nhân rộng.

- Tiếp tục nghiên cứu những nội dung mà đề tài chƣa nghiên cứu đƣợc để bổ sung đầy đủ cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp và thực tiễn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi (Vƣơng Tấn Nhị dịch). Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

2. Catinot.R (1978), Sử dụng trọn vẹn các rừng nhiệt đới có được hay không?

(Vƣơng Tấn Nhị dịch), Tài liệu Khoa học lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp (3), tr 01-21.

3.Nguyễn Duy Chuyên (1996), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56. 4.Trần Văn Con (1992), ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên, Tạp chí Lâm nghiệp, (04), tr. 11-12.

5. Bùi Đoàn (2001), Nhóm sinh thái trong rừng lá rộng thường xanh Kon Hà Nừng,

Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội,p82-93.

6.E.P.Odum (1978) Cơ sở sinh thái học, Tập 1. Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 7. Vũ Tiến Hinh (1991), Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm nghiệp.

8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr 612-666 (623).

9. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt nam. Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

10. Bảo Huy (1993) Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá- rụng lá ưu thế bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) làm cơ sở để đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác-nuôi dưỡng ở Đăk Lăk-Tây Nguyên, Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

11. Ngô Kim Khôi (1999), Ứng dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu tái sinh rừng, Tạp chí Lâm nghiệp, (10), tr.38-40.

12. Đinh Hữu Khánh (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở một số tỉnh Nam Trung bộ, Luận án Tiến Sĩ Nông Nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

13. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Lung (1983), Những cơ sở để xây dựng quy trình khai thác gỗ hợp lý, Tạp chí Lâm nghiệp, (09), tr.31-36.

15. Nguyễn Ngọc Lung (1983), Tình trạng rừng gỗ lớn và yêu cầu bổ sung sửa đổi quy trình khai thác gỗ. Tạp chí lâm nghiệp, (01), tr.25-29.

16. Nguyễn Ngọc Lung (1987), Bàn về lý thuyết chủ động điều khiển mật độ rừng theo chỉ tiêu điều chế. Tạp chí Lâm nghiệp, (07), tr. 18-21&33.

17. Nguyễn Ngọc Lung (1989), Điều tra rừng thông Pinus kesiya Việt Nam, làm cơ sở tổ chức kinh doanh, Bản dịch tiếng Việt tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học, Học viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Leningrad, mang tên S.M.Kiirrov, Leningrad.

18. Nguyễn Ngọc Lung (1991), Về phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, (01), tr. 3-11.

19. Vũ văn Nhâm (1992), Nghiên cứu về cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên vùng Đông Bắc, Tin KHKT và kinh tế Lâm nghiệp, (6), tr.2-4.

20. Trần Ngũ Phƣơng (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

21. Trần Ngũ Phƣơng (1998), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

22. Trần Ngũ Phƣơng (1999), Bàn về rừng nhiều tầng ở nước ta, Tạp chí Lâm nghiệp, (3+4), tr 9-11 & 25-27, (07), tr. 9-13, (12), tr 17-19 & 24-25.

23. Vũ Đình Phƣơng, Đào Công Khanh (2001), Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng - Gia Lai. Nghiên cứu rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 94-100.

24. Nguyễn Hồng Quân (1984), Kết hợp chặt chẽ khai thác với tái sinh nuôi dưỡng rừng, Tạp chí lâm nghiệp, (07), tr.18-21.

25. Richards P.W. (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vƣơng Tấn Nhị dịch). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

26. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên. Luận án PTS Khoa học NN, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.

27. Phạm Đình Tam (2001), Khả năng tái sinh phục hồi rừng sau khai thác tại Kon Hà Nừng, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 122-128.

28. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai nhằm đề xuất phương thức khai thác-tái sinh và nuôi dưỡng rừn. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

29. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn tại lâm trường Hương Sơn-Hà Tĩnh giai đoạn 1960-1990. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

30. Nguyễn Vạn Thƣờng (1991), Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)