Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 75 - 81)

Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây cũng nhƣ tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây tái sinh nào đó trong lâm phần. Ngoài ra, thông qua tổ thành loài cây, ngƣời ta có thể biết đƣợc mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định và bền vững của hệ sinh thái rừng. Sự đa dạng loài trong công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng ổn định và chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng càng cao. Trong điều tra lâm học, để biểu thị tổ thành rừng ngƣời ta thƣờng sử dụng dƣới dạng công thức tổ thành. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là công việc quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nói chung và rừng phục hồi trạng thái IIa nói riêng.

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành rừng trong tƣơng lai nếu nhƣ điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây thân gỗ tái sinh. Từ những kết quả về nghiên cứu tổ thành cây tái sinh, có thể dự đoán và đánh giá đƣợc tình hình rừng kế cận do tính kế thừa giữa các thế hệ của các loài cây rừng. Vì vậy, biết đƣợc tổ thành cây tái sinh có thể đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm điều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hƣớng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh rừng.

4.3.2.1. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ

Số liệu điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi IIa ở Tân Dân, Hoành Bồ đƣợc tổng hợp ở bảng 4.17.

Bảng 4.17.Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Tân Dân, Hoành Bồ

TT

ÔTC 1 ÔTC 2 ÔTC 3

Loài cây

hiệu Ni% Loài cây

hiệu Ni% Loài cây

hiệu Ni% 1 Đỏ ngọn Đn 7,14 Răng cƣa Rc 18,1 8 Dóc nƣớc Dn 17,1 4 2 Dóc nƣớc Dn 7,14 Rè lông Rl 12,1 2 Sảng nhung Sn 8,57 3 Lim xẹt Lx 7,14 Trám trắng Tt 9,09 Xoan đào Xđ 8,57

4 Mán đỉa Mđ 7,14 Bông bạc Bb 6,06 Mò vối

thuốc Mvt 8,57 5 Thành ngạnh Tn 7,14 Dẻ gai Dg 6,06 Dẻ cau Dc 5,71 6 Loài khác LK1 64,2 9 Gội nếp Gn 6,06 Răng cá Rc 5,71

7 Sồi xanh Sx 6,06 Loài khác LK3 45,7

1 8 Loài khác LK2 36,3 6 CT 0,71Đn + 0,71Dn + 0,71Lx + 0,71Mđ + 0,71Tn+ 6,43LK1 1,82Rc + 1,21Rl + 0,91Tt + 0,62Bb + 0,62Dg + 0,61Gn + 0,61Sx + 3,64LK2 1,71Dn + 0,86Mvt + 0,86Sn + 0,86Xd + 0,57Dc + 0,57RC + 4,57LK3 Chú thích:

LK1: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 1 (Bời lời, Bứa, Chân chim, Chẹo tía, Dẻ cau, Dẻ gai, Dẻ lá bạc, Kháo, Lá nến, Lim xanh, Lọng bàng, Lòng trứng, Mai hoa, Màng tang, Ngát, Tai chua, Trâm tía, Vối thuốc).

LK2: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 2 (Chẹo tía, Chè lá dầy, Găng thạch, Kháo, Lim xẹt, Mán đỉa, Ngát, Ngão lông, Sảng nhung, Thẩu tấu, Vải guốc, Xoan đào).

LK3: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 3 (Bông bạc, Chè lá dầy, Chẹo tía, Dẻ gai, Lim xanh, Lòng trứng, Mán đỉa, Màng tang, Ngát, Ràng ràng, Thành ngạnh, Thị rừng, Thấu tấu, Trâm tía, Vải guốc).

Qua kết quả trên cho thấy, số loài cây tái sinh trong các lâm phần ở xã Tân Dân là khá đa dạng và phong phú, biến động từ 19 đến 23 loài, nhƣng số loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì chỉ có từ 5 đến 7 loài. Loài cây có hệ số tổ thành lớn nhất là loài Răng cƣa, có hệ số tổ thành là 1,82 tại ô tiêu chuẩn số 2. Loài Dóc nƣớc có mặt 2/3 công thức tổ thành, nên thể coi đây là loài cây tái sinh chủ yếu của các lâm phần rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIa ở xã Tân Dân.

4.3.2.2. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Quảng La, huyện Hoành Bồ

Số liệu điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi IIa ở Quảng La, Hoành Bồ đƣợc tổng hợp ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Quảng La, huyện Hoành Bồ TT

ÔTC 4 ÔTC 5 ÔTC 6

Loài cây

hiệu N% Loài cây

hiệu N% Loài cây

hiệu N%

1 Ba gạc Bg 9,375 Kháo K 9,375 Ba gạc Bg 6,67 2 Dẻ gai Dg 9,375 Bứa B 9,375 Dẻ gai Dg 6,67 3 Bứa B 6,25 Ba gạc Bg 6,25 Lăn tăn Lt 6,67 4 Chẹo tía Ct 6,25 Bời lời Bl 6,25 Sơn ta St 6,67 5 Kháo K 6,25 Dẻ gai Dg 6,25 Loài khác LK6 73,32 6 Lăn tăn Lt 6,25 Lăn tăn Lt 6,25

7 Lọng bàng Lb 6,25 Thành ngạnh Tn 6,25 8 Mán đỉa Mđ 6,25 Loài khác LK5 50,00 9 Loài khác KH4 43,75 CT 0,94Bg + 0,94Dg + 0,63B + 0,63Ct + 0,63K + 0,63Lt + 0,63Lb + 0,63Mđ +4,48LK4 0,94B + 0,94K + 0,63Bg + 0,63Bl + 0,63Dg + 0,63Lt +0,63Tn +5,00LK5 0,67Bg + 0,67Dg +0,67Lt + 0,67St + 7,32LK6

Chú thích:

LK4: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 4 (Ba soi, Côm lá bạc, Dâu ta, Dẻ bộp, Dẻ cau, Kháo vàng, Lim xẹt, Mắc niếng, Rè lông, Sau sau, Sồi phảng, Sơn ta, Sung rừng).

LK5: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 5 (Ba soi, Bông bạc, Chân chim, Côm trâu, Dâu da, Dẻ bộp, Dóc nƣớc, Gội nếp, Lim xẹt, Lọng bàng, Lòng trứng, Mán đỉa, Màng tang, Sau sau, Trám trắng).

LK6: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 6 (Bời lời, Bồ đề xanh lá nhẵn, Bông bạc, Bứa, Chân chim, Dâu da, Dẻ bộp, Dẻ cau, Dọc, Dóc nƣớc, Dung giấy, Gội nếp, Kháo vòng, Lọng bàng, Mán đỉa, Màng tang, Sồi phảng, Súm năm ô, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Vối thuốc).

Qua kết quả trên cho thấy, số loài cây tái sinh trong các lâm phần ở xã Quảng La là khá đa dạng và phong phú, biến động từ 22 đến 26 loài, số loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì lại rất ít từ 4 đến 8 loài. Loài cây có hệ số tổ thành lớn nhất là loài Ba gạc, Dẻ gai, Bứa, Kháo có hệ số tổ thành là 0,94. Loài Ba gạc, Bứa, Dẻ gai đều có mặt trong cả 3 công thức tổ thành nên có thể coi đây là 3 loài cây tái sinh chủ yếu của các lâm phần rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIa ở xã Quảng La.

4.3.2.3. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ

Số liệu điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi IIa ở xã Bằng Cả, Hoành Bồ đƣợc tổng hợp ở bảng 4.19.

Chú thích bảng 4.19:

LK7: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 7 (Ba gạc, Bồ đề cánh trắng, Chanh rừng, Chòi mòi đất, Côm lá bạc, Dâu ta, Dẻ bộp, Dẻ gai, Dẻ lá bạc, Dẻ lá mai, Kháo, Lim xanh, Nhựa ruồi, Ràng ràng xanh, Sồi phảng, Sơn ta, Thẩu tấu, Thị rừng, Xoan nhừ).

LK8: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 8 (Bồ xanh lá nhẵn, Bông bạc, Bời lời, Chẹo tía, Dâu da, Dẻ bộp, Dẻ gai, Dẻ lá bạc, Dẻ lá mai, Gội nếp, Kháo vàng, Lăn

tăn, Lim xẹt, Lòng trứng, Mán đỉa, Màng tang, Ràng ràng, Sau sau, Sồi phảng, Sồi hồng, Súm lông, Thành ngạnh, Thị rừng, Trám trắng, Xoan đào).

LK9: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 9 (Ba gạc, Côm lá đào, Dẻ cau, Dẻ gai, Dẻ lá bạc, Dung giấy, Gội nếp, Kháo vàng, Lăn tăn, Lọng bàng, Lòng trứng, Mắc niếng, Màng tang, Sồi phảng, Thẩu tấu, Trám trắng, Vải guốc, Xoan đào).

Bảng 4.19.Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ TT

ÔTC 7 ÔTC 8 ÔTC 9

Loài cây hiệu Kí N% Loài cây

hiệu N% Loài cây

hiệu N%

1 Dóc nƣớc Dn 9,375 Ba gạc Bg 6,25 Bông bạc Bb 6,67 2 Chẹo tía Ct 6,25 Kháo K 6,25 Chòi mòi đất Cm

đ 6,67 3 Lọng bàng Lb 6,25 Lọng bàng Lb 6,25 Dóc nƣớc Dn 6,67 4 Kháo vàng Kv 6,25 Loài khác LK8 81,25 Mán đỉa Mđ 6,67 5 Mán đỉa Mđ 6,25 Thành ngạnh Tn 6,67 6 Rè lông Rl 6,25 Loài khác LK9 66,67 7 Loài khác LK7 65,62 5 CT 0,94Dn + 0,63Ct +0,63Lb + 0,63Kv +0,63Mđ +0,63Rl + 5,94LK7 0,63Bg + 0,63K + 0,63Lb + 8,11LK8 0,67Bb + 0,67Cmđ + 0,67Dn + 0,67Mđ + 0,67Tn + 6,67LK9

Qua kết quả trên cho thấy, số loài cây tái sinh trong các lâm phần ở xã Bằng cả là khá đa dạng, biến động từ 24 đến 29 loài, nhƣng số loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì lại rất ít từ 3 đến 6 loài. Loài cây có hệ số tổ thành lớn nhất là loài Dóc nƣớc có hệ số tổ thành là 0,94 và có mặt trong 2/3 công thức tổ thành, nên có thể coi đây là loài cây tái sinh chủ yếu của các lâm phần rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIa ở xã Bằng Cả. Ở ô tiêu chuẩn 8 có số loài lớn nhất là 29 loài nhƣng số loài có trong công thức tổ thành lại nhỏ nhất, chỉ có 3 loài, chứng tỏ 3 loài này có thể coi là 3 loài cây tái sinh chủ yếu của lâm phần này.

4.3.2.4. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ

Số liệu điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi IIa ở Dân Chủ, Hoành Bồ đƣợc tổng hợp ở bảng 4.20.

Bảng 4.20.Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ TT

ÔTC 10 ÔTC 11 ÔTC 12

Loài cây hiệu Kí N% Loài cây

hiệu N% Loài cây

hiệu N%

1 Dóc nƣớc

Dn 12,50 Dóc nƣớc Dn 5,88 Dóc nƣớc Dn 9,68 2 Chẹo tía Ct 9,375 Dẻ gai Dg 5,88 Mán đỉa Mđ 9,68 3 Mán đỉa Mđ 9,375 Dẻ lá bạc Dlb 5,88 Bông bạc Bb 6,45 4 Thẩu tấu TT 9,375 Gội nếp Gn 5,88 Chẹo tía Ct 6,45 5 Dẻ cau Dc 6,25 Lọng bàng Lb 5,88 Chòi mòi đất Cmđ 6,45 6 Loài khác LK10 53,12 5 Ràng ràng Rr 5,88 Sồi phảng Sp 6,45

7 Loài khác LK11 64,72 Xoan đào Xđ 6,45

Loài khác LK1 2 48,39 CT 1,25Dn + 0,94Ct + 0,94Mđ + 0,84TT + 0,63Dc + 5,31LK10 0,59Dg +0,59Dlb + 0,59Dn + 0,59Gn + 0,59Lb +0,59Rr + 6,47LK11 0,97Dn + 0,97Mđ + 0,65Bb + 0,65Ct + 0,65Cmđ + 0,65Sp +0,65Xđ + 4,84LK12 Chú thích:

LK10: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 10 (Bông bạc, Chanh rừng, Chòi mòi đất, Côm lá bạc, Côm trâu, Dâu ta, Dẻ gai, Dung giấy, Gội nếp, Kháo vàng, Lọng bàng, Lòng trứng, Nhựa ruồi, Ràng ràng xanh, Rè lông, Sồi phảng, Sung quả nhỏ).

LK11: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 11 (Bồ đề cánh trắng, Bời lời, Chẹo tía, Chè lá dầy, Dẻ cau, Dẻ lá mai, Găng thạch, Kháo vàng, Lăn tăn, Lòng trứng, Mán đỉa, Màng tang, Ngõa lông, Sau sau, Sẻn gai, Sồi phảng, Súm năm ô, Thành ngạnh, Trám trắng, Xoan Đào).

LK12: Các loài khác ở ô tiêu chuẩn 12 (Ba gạc, Bứa, Chanh rừng, Côm lá đào, Dẻ cau, Dẻ gai, Dẻ lá bạc, Dung giấy, Kháo vàng, Lăn tăn, Mé cò ke, Sồi hồng, Thẩu tấu, Thành ngạnh, Vải guốc).

Qua kết quả trên cho thấy, số loài cây tái sinh trong các lâm phần ở xã Bằng Cả là khá phong phú, biến động từ 24 đến 29 loài, nhƣng số loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì chỉ có 6 đến 7 loài. Loài cây có hệ số tổ thành lớn nhất là loài Dóc nƣớc có hệ số tổ thành là 1,25 ở ô tiêu chuẩn 10 và loài này có mặt trong cả 3 công thức tổ thành, nên có thể coi đây là loài cây tái sinh chủ yếu của các lâm phần rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIa ở xã Dân Chủ.

Tóm lại, qua các kết quả và phân tích ở trên cho thấy, số loài cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên phục hồi trựng thái IIa của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là khá phong phú, biến động từ 19 đến 28 loài, nhƣng số loại có trong công thức tổ thành thì chỉ có 3 đến 8 loài. Loài Dóc nƣớc có thể coi là loài cây tái sinh chủ yếu của khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)