Phẩm chất cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)

Kết quả nghiên về phẩm chất cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng dƣới tán rừng tự nhiên IIa tại khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4.22.

Bảng 4.22. Phẩm chất cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên trạng thái IIa ÔTC Địa điểm nghiên cứu

Phẩm chất (%) Tái sinh triển vọng (%) Tốt Trung bình Xấu 1 Xã Tân Dân 46.43 42.86 10.71 57,14 2 Xã Tân Dân 48.48 39.39 12.12 42,42 3 Xã Tân Dân 48.57 42.86 8.57 51,43 4 Xã Quảng La 50.00 37.50 12.50 56,25 5 Xã Quảng La 50.00 43.75 6.25 46,88 6 Xã Quảng La 46.67 43.33 10.00 50,00 7 Xã Bằng Cả 50.00 43.75 6.25 56,25 8 Xã Bằng Cả 47.06 41.18 11.76 52,94 9 Xã Bằng Cả 53.33 40.00 6.67 53,33 10 Xã Dân Chủ 56.25 37.50 6.25 43,75 11 Xã Dân Chủ 47.06 44.12 8.82 47,06 12 Xã Dân Chủ 51.61 41.94 6.45 51,61

Qua kết quả bảng 4.22 cho thấy, ở xã Tân Dân thì cây có phẩm chất tốt chiếm từ 46,43 - 48,57 % số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm 33,39 - 42,86 % số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh phẩm chất xấu chiếm 8,57 – 12,12 % cây tái sinh trong lâm phần, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là cao 42,42 - 57,14%; xã Quảng La thì cây có phẩm chất tốt chiếm từ 46,67 – 50,00 % số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có phẩm chất trung bình, chiếm 37,50 – 43,75% số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh phẩm chất xấu chiếm 6,25 – 12,50 % cây tái sinh trong lâm phần, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là 46,88 – 56,25%; ở xã Bằng Cả thì cây có phẩm chất tốt chiếm từ 47,06 – 53,33% số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm 40 – 43,55 % số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh phẩm chất xấu chiếm 6,25 – 11,76 % cây tái sinh trong lâm phần, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là 52,94 -56,25 %,; ở xã Dân Chủ thì cây có phẩm chất tốt chiếm từ 47,06 – 56,25 % số cây tái sinh trong lâm phần, cây tái sinh có phẩm chất trung bình, chiếm 37,50 – 44,12% số cây tái sinh trong lâm phần, cây tái sinh phẩm chất xấu chiếm 6,25 – 8,82 % cây tái sinh trong lâm phần, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là 43,75 - 51,61 %.

Nhìn chung, tại khu vực nghiên cứu thì hầu hết các cây tái sinh đều có phẩm chất từ trung bình trở lên và không có sự chênh lệch nhiều giữa cây tái sinh có phẩm chất tốt và cây tái sinh có phẩm chất trung bình, cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ thấp từ 6,25 - 12,50% số cây tái sinh trong lâm phần. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là khá cao 42,42 - 57,14%. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lƣợng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)