Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 89)

Giải pháp kỹ thuật đƣợc coi là khâu cốt lõi, là điều kiện cần thiết để điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hƣớng có lợi. Nhằm đáp ứng đƣợc tối đa mục tiêu phòng hộ gắn liền với mục tiêu du lịch sinh thái của khu rừng phòng hộ hồ Yên Lập, đề tài đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sau:

Thứ nhất: Với hiện trạng diện tích và phân bố rừng tự nhiên trạng thái IIa tại

khu vực nghiên cứu, thì cần phải phân cấp xác định rõ ranh giới những vùng xung yếu, ít xung yếu và rất xung yếu,... từ đó mới có cơ sở đề xuất chính xác các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh bảo vệ rừng, đáp ứng đúng

quy phạm xây dựng rừng phòng hộ cho các vùng xung yếu, ít xung yếu và rất xung yếu đảm bảo độ che phủ cần thiết.

Thứ hai: đối với trạng thái rừng là những quần thụ rừng non phục hồi trạng

thái IIa, có tầng cây cao chƣa phát triển ổn định, tán lá thƣa và mỏng, độ tàn che thấp từ 0,3 - 0,5, tầng tán chính chiếm tỷ lệ thấp từ 6,72 - 21,13 % toàn lâm phần, tầng dƣới tán chiếm ƣu thế từ 78,87 - 93,28% toàn lâm phần với chiều cao từ 5 – 10m, nên tạo ra các lỗ trống, phát quang, tỉa thƣa những cây sâu bệnh, phẩm chất xấu của tầng tán chính để tầng dƣới tán có thể phát triển tốt, tạo thành tầng tán chính mới trong tƣơng lai, cải thiện độ tàn che, ổn định cấu trúc tầng cây cao. Ngoài ra, cần kết hợp với việc vệ sinh rừng, nhƣ: phát luỗng cây bụi, dây leo,... trên toàn bộ diện tích, nhằm tạo điều kiện cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loài cây tầng dƣới tán và tầng cây tái sinh đƣợc thuận lợi.

Thứ ba: Từ kết quả nghiên cứu cấu trúc tầng cây tái sinh cho thấy, mật độ

cây tái sinh của khu vực nghiên cứu là khá cao từ 2.240 - 2.800 cây/ha, nên cần có các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý để chăm sóc nuôi dƣỡng đối với lớp cây này, vì đây chính là nguồn kế cận cho tổ thành rừng trong tƣơng lai.

Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là 42,42 – 57,14%, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lƣợng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao nhận thấy tỷ lệ cây tái sinh có chiều cao thấp hơn 1m là 960 - 1.520 cây/ha chiếm (42,86 – 57,58% cây tái sinh toàn lâm phần), cây tái sinh có phân bố đều và lớp cây tái sinh này trong tƣơng lai nếu đƣợc chăm sóc bảo vệ tốt sẽ trở thành cây tái sinh có triển vọng phát triển tham gia vào tầng tán chính của rừng. Tuy nhiên, hiện nay lớp cây tái sinh này đang có xu hƣớng bị những cây tái sinh phi mục đích và cây bụi dây leo chèn ép. Do đó biện pháp kỹ

thuật chính là áp dụng biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ, xúc tiến tái sinh, đồng thời kết hợp chăm sóc, phát bớt những cây phi mục đích, cây cong queo, sâu bệnh để tạo điều kiện cho cây tái sinh mục đích phát triển.

Biện pháp kỹ thuật thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là: tiến hành tỉa bớt những cây tái sinh chất lƣợng thấp, cụt ngọn, đổ gẫy, cong queo, sâu, bệnh, những cây phi mục đích và đồng thời tiến hành vệ sinh rừng bằng việc phát luỗng cây dây leo, cây bụi, thảm tƣơi để tạo không gian dinh dƣỡng và làm tăng lƣợng ánh sáng chiếu xuống dƣới tán rừng tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh có mục đích sinh trƣởng và phát triển. Sau đó tiến hành nuôi dƣỡng, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.

Thứ tư: Trƣờng hợp ở những nơi mà rừng có mật độ cây tái sinh thấp hoặc có mật độ cây tái sinh cao nhƣng trong tổ thành lại chủ yếu là những loài cây ít giá trị hoặc cây tái sinh có triển vọng thấp, thì cần làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị cao và đảm bảo chức năng phòng hộ môi trƣờng và sinh thái của rừng.

Biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng theo rạch là: chiều rộng rạch 3m để đảm bảo về nhu cầu ánh sáng cho cây trồng làm giàu rừng. Trong rạch đƣợc phép chặt trắng và dọn sạch cành nhánh của các cây gỗ, nhƣng để lại những cây có giá trị kinh doanh, mỗi rạch chỉ trồng một hàng cây làm giàu. Cây trồng làm giàu rừng phải qua tuyển chọn và có chiều cao trên 1m. Kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất, thời vụ trồng, trồng và chăm sóc rừng thực hiện theo quy định chung của qui phạm kỹ thuật trồng rừng.

Thứ năm: Với diện tích 910,1 ha đất trống đồi núi trọc của khu vực hồ Yên

Lập. Biện pháp kỹ thuật ở đây là điều tra thiết kế đối tƣợng trồng rừng, lập dự toán và thủ tục giao khoán. Trên cơ sở cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, chú trọng cây bản địa, cây có tán rậm, có chu kỳ kinh doanh dài, kết hợp với cây phù trợ có giá trị cải tạo đất. Điều quan trọng ở đây cần trồng bổ sung những cây gỗ lớn, nhỡ có giá trị và chu kỳ kinh doanh dài, dƣới tán rừng trồng Keo, Bạch đàn và rừng hỗn giao Keo + Bạch đàn để thay thế dần những rừng trồng Keo, Bạch đàn đã bƣớc sang tuổi thành thục. Nhƣng giải pháp này phải trồng cây to cao trên 2m để nhanh

chóng phát triển thành rừng, nhƣng khá tốn kém vì vậy ít khả thi, xong nếu đầu tƣ đƣợc chắc chắn sẽ sớm phát triển thành khu rừng có giá trị cao.

Tóm lại, biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực rừng trồng phòng hộ hồ Yên Lập chủ yếu là việc lựa chọn loại cây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để thay thế rừng trồng hiện tại bằng rừng tự nhiên, rừng tự nhiên có trữ lƣợng thấp thành rừng giàu, có những đặc điểm của một hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất lƣợng, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trƣờng và có khả năng đem lại lợi ích cao nhất cho con ngƣời và khả năng phòng hộ môi trƣờng. Trong giải pháp kỹ thuật này đề tài chú trọng việc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên bởi đây là giải pháp tạo ra rừng tự nhiên đa dạng về loài, khả năng chống chịu với điều kiện môi trƣờng và sâu bệnh cao, lại đầu tƣ chi phí ít, tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ trạng thái II A Hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 89)