I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tình hình kinh tế Mỹ từ năm 2008 rơi vào tình trạng tồi tệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu ngay tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra khắp toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ bị giảm xuống nhanh chóng, rủi ro kinh tế vĩ mô tăng lên. Và trong thời gian này, Mỹ thắt chặt chính sách tài khóa chi tiêu công bị cắt giảm.
Theo một bài viết trên tạp chí “National Journal” của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có nguy cơ bị nhấn chìm bởi những cơn sóng nợ nần, cho dù có hay không các gói tiết kiệm cắt giảm chi tiêu. Thậm chí các biện pháp tiết kiệm trong thỏa thuận sắp tới còn không đủ bù đắp các khoản nợ mới.
Tốc độ tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái. Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc quan hơn.
Chi tiêu của chính phủ và các tiểu bang đều cắt giảm. Tiêu dùng gần như im ắng, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm, toàn ngành dược đang đứng
=> Trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đó. Forest Lab cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Doanh thu thuần giảm 14% từ 782.396.000 USD đến 674.653.000 USD so với năm 2007. Thu nhập ròng giảm 6% từ 229.919.000 USD đến $ 216.577.000 trong quý đầu tiên của năm tài chính và giảm tới 22% ($ 180.163.000) trong quý IV. Trước tình hình đó công ty cũng đã có nhưng phản ứng nhất định.
Công ty chú trọng cắt giảm chi phí.
Công ty chú trọng cắt giảm chi phí bằng việc cắt giảm chi phí tài chính phát sinh. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, khối lượng nợ lớn đè nặng lên bảng cân đối
kế toán của phần lớn các công ty và đã có những tác động nghiêm trọng khi những khoản vay nợ vượt ra ngoài kiểm soát. Forest Lab là một trong những công ty không phát hành khoản nợ nào. Từ năm 2005, thay vì đi vay nợ để đầu tư công ty này lại giữ tiền mặt và các khoản đầu tư linh động để tồn tại và điều hành hoạt động thường ngày. Tuy nhiên con đường chậm mà chắc của công ty cũng mang lại một hạn chế là giá cổ phiếu không tăng cao.
Vì giá cổ phiếu của công ty phần nào phần hưởng đến sự do dự của nhà cung cấp hay ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng, nên công ty mua lại phần lớn cổ phiếu của mình để tạo sự ổn định trong quá trình hoạt động, tránh khỏi những biến đổi bất ngờ của thị trường chứng khoán, từ đó sẽ giảm những khoản chi phí như chi phí marketing, có thể nợ nhà cung cấp thay vì trả ngay...
Công ty chú trọng vào liên minh với các công ty cùng ngành để nghiên cứu và phát triển thuốc.
Trước một môi trường kinh doanh biến động, công ty cũng không mạnh dạn đầu tư gì nhiều. Từ năm 2009, công ty tiến hành hợp tác liên minh với nhiều công ty khác nhau để sản xuất thuốc.
Ví dụ, ForestLaboratories đã hợp tác với công ty Mitsubishi-Tanabe để nghiên cứu thuốc Cariprazine (RGH-188) chuyên trị các bệnh viêm đau mãn tính. Hợp tác với Gedeon Richter sản xuất thuốc Radiprodil (RGH-896) điều trị chứng tâm thần phân liệt.
Điều này giúp công ty không phải đầu tư cơ sở vật chất lại mở rộng kinh doanh, chia sẻ được rủi ro.
Công ty cấu trúc lại sản phẩm sản xuất.
Tuy nền kinh tế tăng trưởng chậm, nhưng nhu cầu với một số loại thuốc chữa bệnh và vắc xin vẫn không ngừng tăng lên. Nắm được nhu cầu này của thị trường nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất một số loại thuốc mang lại hiệu quả kinh doanh cao như Lexapro. Lexapro cũng là một trong những loại thuốc thành công nhất trong giai đoạn này. Nó đứng vị trí thứ 17 trong số những loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới. Và cắt giảm bớt những sản phẩm ít mang lại lợi nhuận như Celexa……
1.2 Lạm phát và lãi suất
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có vào cuối năm 2007 và năm 2008. Và cho đến nay tình trạng này cũng chưa cải thiện lên nhiều lắm. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình tài chính Mỹ và thế giới.
Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng 3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%.
CPI tăng mạnh trong năm 2011 có sự đóng góp phần lớn của việc giá thực phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.
Công ty tiến hành soát xét lại hoạt động kinh doanh của công ty con để có được hiệu quả.
Với các công ty con chuyên về lĩnh vực nghiên cứu tại New York. Công ty tiến hành dịch chuyển hoạt động sang chú trọng nghiên cứu giai đoạn III, không đầu tư cho nghiên cứu sơ khai hay nghiên cứu cơ bản do những biến động của môi trường kinh tế xung quanh và nguồn vốn hạn chế và rủi ro tín dụng cao.
Với các công ty sản xuất thì chủ yếu là mua bản quyền các sản phẩm bởi vì con đường đó là ít rủi ro thu hồi vốn nhanh hơn.
1.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của Mỹ so với các nước là cao nên giá trị các hàng hóa Mỹ mua sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa cùng loại ở nước ngoài. Do đó việc nhập khẩu các nguyên liệu cho ngành thuốc có phần rẻ. Làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty Mỹ nói chung và công ty Forest Lab nói riêng. Nhưng với một tỷ giá hối đoái cao như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa nói chung cũng như thuốc của Mỹ nói riêng sẽ đắt hơn so các thuốc sản xuất từ Nhật, Đức, Pháp.
Công ty có chiến lược quốc tế để đáp ứng với sự thay đổi tỷ giá.
Để cắt giảm chi phí công ty đẩy mạnh kinh doanh ở Ireland, Anh, Pháp… vì lợi thế tỷ giá thay đổi ít, nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, rẻ hơn và chi phí sẽ giảm cho việc xuất khẩu hàng hóa từ các nước này đi sang khu vực Trung Đông, Hi Lạp….. Hơn nữa chi phí nhân công, chi phí thuế cũng giảm đi đáng kể (nhất là năm 2008 Hoa Kỳ ban hành luật tính thuế mới với tỷ lệ thuế khá cao)