Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược quốc tế Ngành dược phẩm – FOREST LABORATORIES (Trang 46 - 50)

II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

1.2 Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ hữu dụng và hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành thông qua sự biến động về khả năng sinh lợi của ngành. Theo Michael Poter, các doanh nghiệp trong ngành chịu sự tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1.21 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là lực lượng không có trong ngành, nhưng họ có thể gia nhập ngành nếu họ muốn. Sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm tàng càng nhiều càng làm giảm khả năng sinh lời, làm giảm thị phần của các công ty hiện có trong ngành. - Ngành dược phẩm là một ngành có tiềm năng nhiều hơn thách thức và khả năng sinh lời cao. Hơn nữa, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu chăm lo cho sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm. Do đó những phát minh mới nhằm tạo ra các loại thuốc đặc trị đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng cần thiết. Nhận thấy được lợi ích từ ngành mang lại, nhiều cá nhân, tổ chức rất muốn gia nhập vào ngành. Nhưng điều này không phải là dễ dàng vì các công ty trong ngành đã hạn chế việc nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Muốn cạnh tranh trong ngành đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm, công nghệ, kĩ thuật, yêu cầu vốn và nguồn lực tài chính…

- Các quy định của Chính phủ: Ngành dược phẩm, là một trong những ngành được Chính phủ ban hành những quy định chặt chẽ và có những yêu cầu đặc biệt. Các công ty trong ngành có khả năng sản xuất đáng kể các sản phẩm của họ mà rất khó để nhân rộng ra, vì họ có bằng sáng chế để bảo vệ các sản phẩm của họ. Đây chính là một rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Nhờ có bằng sáng chế mà lợi nhuận từ sản phẩm mang lại thường rất cao và luôn ổn định trong suốt khoảng thời gian được cấp bằng sáng chế.

- Tính kinh tế theo quy mô: Trong ngành dược phẩm thì loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn bao gồm các loại chi phí như R&D, thử nghiệm, sản xuất…Muốn làm giảm các loại chi phí này thì các công ty trong ngành cần phải sản xuất một số lượng lớn sản phẩm. Đây chính là hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô. Quy mô của công ty cũng đem lại một lợi thế vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cảm thấy e ngại khi muốn thâm nhập vào ngành vì công ty mới gia nhập ngành sẽ gặp khó khăn cho vấn đề này, và thường họ sẽ gia nhập ngành với quy mô nhỏ, hoặc nếu chấp nhận gia nhập ngành với quy mô lớn thì họ cũng gặp rất nhiều rủi ro do sẽ gặp sự trả đũa rất mạnh từ các đối thủ hiện tại của ngành.

- Lợi thế chi phí tuyệt đối.

Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ vào kinh nghiệm quá khứ: Các công ty trong ngành đã tận dụng được những kinh nghiệm tích lũy dày dạn, các kĩ thuật công nghệ vào quá trình nghiên cứu sản phẩm, sản xuất cũng như trong quản lý điều hành công ty. Cho nên họ hoàn toàn có kinh nghiệm hơn hẳn các đối thủ muốn nhập ngành.

Khả năng kiểm soát đầu vào: Vì các công ty đã tồn tại lâu nên có khả năng tiếp

cận được với những nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, mà chất lượng lại tuyệt vời, các đối thủ tiềm tàng muốn tìm được các nhà cung cấp như vậy là rất khó. Hơn nữa công ty sở hữu nguồn lao động dồi dào, với tay nghề và trình độ kỹ thuật cao.

Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có

được. Các công ty đang hoạt động trong ngành hoàn toàn có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn so với các công ty muốn gia nhập ngành nhờ vào uy tín, cũng như khả năng tài chính đã được chứng minh.

- Rào cản nhập cuộc và sự cạnh tranh: Các công ty muốn gia nhập vào ngành thì phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm tòi, thử nghiệm và chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường khi được cấp phép. Nói tóm lại dược phẩm là ngành có rào cản nhập cuộc cao.

1.22 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành - Cấu trúc ngành:

Ngành dược phẩm là một ngành tập trung. Trong ngành có hơn 200 công ty thì phần lớn thị phần tập trung vào 10 công ty lớn.

Biểu đồ dưới đây liệt kê 50 công ty dược phẩm có doanh số lớn nhất trong năm 2010.

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành diễn ra mạnh mẽ vì đây là ngành đem lại tỷ suất sinh lợi cao từ 30%-50% trên vốn điều lệ. Những công ty trong ngành cạnh tranh khốc liệt với nhau đặc biệt là những công ty dược có tên tuổi như: Pfizer, Eli Lilly and Co, Johnson & Jonhson…

- Các điều kiện nhu cầu:

Nhu cầu về dược phẩm là khá ổn định.

- Rào cản rời ngành:

Ngành dược phẩm là ngành đem lại tỷ suất sinh lợi cao. Nhưng cũng là ngành có rào cản nhập cuộc cao và công ty muốn đi vào hoạt động thì đòi hỏi nó phải đầu tư một khoảng chi phí rất lớn cho cơ sở vật chất, chi phí để thuê chuyên gia, chi phí nghiên cứu và phát triển…cho nên các công ty trong ngành sẽ luôn cố gắng duy trì và mở rộng vị thế của mình hơn là tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào ngành khác. Vì nếu rời bỏ ngành thì phải từ bỏ một khoản vốn rất lớn.

Chính vì thế mà rào cản rời ngành rất lớn. Và đang có xu hướng mạnh lên khi các công ty lớn thực hiện chiến lược mua lại trong ngành.

1.23 Năng lực thương lượng của người mua

Ngành dược khó có thể phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay bệnh nhân. Vì vậy khách hàng trực tiếp của họ là các bệnh viện, các trung tâm bảo vệ sức khỏe, hay các quầy thuốc…Những khách hàng này thường mua với số lượng lớn, mua các loại sản phẩm thuốc ở nhiều công ty dược khác nhau trong nước cũng như ở các nước khác. Vì vậy họ có năng lực thương lượng với các nhà sản xuất cao.

1.24 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp của ngành dược phẩm chủ yếu bao gồm: các nhà cung cấp nguyên liệu thô và trung gian.. mà nguồn nguyên liệu này rất phổ biến trên nhiều quốc gia khá nhau, và không tạo ra sự khác biệt với các nhà cung cấp khác. Hơn nữa các

nguồn nguyên liệu này không phổ biến với ngành khác... Và các công ty trong ngành có khả năng tích hợp ngược dòng  Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thấp.

1.25 Các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế thực hiện chức năng tương tự như sản phẩm trong ngành. Sản phẩm thay thế của ngành dược phẩm chủ yếu là các loại thực phẩm, nước uống mà có công dụng chữa bệnh hoặc phòng bệnh như trà thảo mộc, nước tăng lực, bông cải xanh, đậu tương (đậu nành), dâu tây, mâm xôi… Cho nên áp lực từ các sản phẩm thay thế ở mức trung bình.

Với bảng tóm tắt 5 lực lượng cạnh tranh dưới đây có thể thấy rằng ngành dược phẩm là một ngành khá hấp dẫn.

Các lực lượng cạnh tranh Đe dọa Xu hướng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Thấp Ít thay đổi

Các đối thủ trong ngành Cao Ổn định

Năng lực thương lượng của người mua Cao Ít thay đổi Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Thấp Ít thay đổi

Các sản phẩm thay thế Trung bình Mạnh lên

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược quốc tế Ngành dược phẩm – FOREST LABORATORIES (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w