Các nhóm chiến lược

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược quốc tế Ngành dược phẩm – FOREST LABORATORIES (Trang 50 - 52)

II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

2. Các nhóm chiến lược

Nhóm chiến lược bao gồm bao gồm các đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường.

Nghiên cứu đăc điểm và điều kiện thực tế của ngành thì hai tiêu chí để đánh giá và phân loại các nhóm chiến lược là:

 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.  Giá bán sản phẩm

+ Nhóm 1: là nhóm độc quyền bao gồm các công ty đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và giá trị của bản quyền được đánh giá cao. Các công ty này khai thác giá trị bản quyền để định giá cao cho sản phẩm sản xuất. Như các công ty như Merck, Pfizer, Eli Lilly…Các công ty này là những đối thủ nặng cân của nhau trong ngành, sản phẩm của công ty này đóng vai trò là sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của công ty kia.

Bởi vậy, nhóm này chủ yếu cạnh tranh về sự khác biệt, đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân và để thực hiện được điều này thì buộc các công ty trong nhóm phải đầu tư chi phí lớn vào hoạt động R&D. Việc nghiên cứu sản phẩm mới một mặt tạo lợi thế cạnh tranh định giá cao, một mặt tạo dựng hình ảnh cho công ty.

Các công ty này rất là có khả năng trong việc chấp nhận mạo hiểm. Các công ty này thường đầu tư một khoản kinh phí rất lớn cho nghiên cứu. Thông thường từ 100 đên 800 triệu USD. Chấp nhận một thách thức lớn. Họ thành công và tồn tại đến ngày nay là do họ luôn khát vọng tạo ra sự khác biệt. Chính vì đưa ra những loại thuốc mới, họ kỳ vọng có một khoản thu nhập lớn. Việc nghiên cứu đòi hỏi một khoản kinh phí khá lớn. Nhưng từ giai đoạn hình thành ý tưởng , nghiên cứu và thử nghiệm trung bình là từ 5 đến 10 năm. Cho nên họ xác định sẽ hứng chịu rủi ro cao để có thu nhập cao.Thu nhập sẻ khá cao vì khi một loại thuốc ra đời thì nó phải có công dụng và tính năng vược trội. Hầu như một điều rằng khi nghiên cứu xong một loại thuốc thì gần như các công ty này đều đăng ký bản quyền. Bản quyền có giá trị từ 15 đến 20 năm. Điều này sẻ giúp công ty tạo dựng được một khoản doanh thu lớn.

+ Nhóm 2: Nhóm thuốc chung bao gồm các công ty như Marion Labs, Carter Wallace và ICN Pharmaceutical. Các công ty theo xu hướng này họ không chủ động nghiên cứu. Họ chủ yếu sao chép các loại thuốc của các công ty khác trong ngành nên chi phí thấp và định giá thấp để cạnh tranh.

Chi phí nghiên cứu và phát triển rất thấp. Các công ty này theo xu hướng này nhấn mạnh đến chính sách giá. Họ thường tìm mọi cách để giảm giá. Họ theo đuổi chính sách

thu nhập thấp rủi ro thấp. Họ thường không chú trọng vào đầu tư cho sản phẩm mới, họ chỉ sản xuất những sản phẩm đã hết hạn bảo hộ của những công ty độc quyền.

 Công ty Forest thuộc nhóm độc quyền, công ty đã có rất nhiều đột phá trong việc đầu tư nghiên cứu, luôn đi tiên phong trong việc chế tạo các loại thuốc mới.

+ Năm 1994 hình thành một cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuốc ở Ireland sản xuất thuốc ở Ai len.

+ Năm 1998 thuốc Cerexa ra đời đã để lại tiếng vang lớn.Từ đó doanh thu tăng cao. Công ty tiếp tục đầu tư thêm cho việc thu hút các nhà khoa học dược trên thế giới về làm việc.

+ Năm 2006 thì thuốc Cerexa bị làm giả nên gây chết người. Từ đó vấn đề bản quyền được công ty chú trọng mạnh.

+ Năm 2007 cùng hợp tác với Ironwood trong việc nghiên cứu thuốc Linaclotide, một loại thuốc trị bênh đường ruột. Công ty tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3 là chủ yếu nhưng cũng tốn không ít vốn đầu tư. Riêng khoản đầu tư cho nghiên cứu và thử nghiệm loại thuốc này trên 2008 người đã đến 256.000 USD.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược quốc tế Ngành dược phẩm – FOREST LABORATORIES (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w