Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước
Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Trong môi trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho nhân viên của mình.
Khi có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước đối với các dự án đầu tư hay sự thay đổi trong quy hoạch của địa phương cũng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án đầu tư, kéo theo là ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án và hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án. Chính vì thế, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ.
Vấn đề đặt ra là các cán bộ thẩm định phải nghiên cứu kĩ và phải biết dự báo và cập nhật liên tục những thay đổi trong các chính sách kinh tế chính trị của Nhà nước, đặt dự án đầu tư trong chu kì phát triển của nền kinh tế để có được những dự kiến chính xác về doanh thu, chi phí, khả năng tiêu thụ của sản phảm dự án…từ đó có được những tính toán chính xác về hiệu quả dự án.
Đạo đức kinh doanh của khách hàng
Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá, thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Những đánh giá phân tích không đúng với thực tế trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư có thể là do:
+ Phẩm chất đạo đức của người đi vay: Khi lập hồ sơ vay vốn hay trong quá trình cung cấp thông tin cho ngân hàng, các chủ đầu tư đã cố tình cung cấp thông tin sai, giả mạo hồ sơ, hối lộ các cán bộ thẩm định
+ Trình độ lập và thực hiện dự án của người đi vay: mặc dù khi thẩm định tài chính dự án đầu tư, các cán bộ thẩm định của ngân hàng đã tính đến các yếu tố rủi ro, phân tích độ nhạy của dự án đưa đến kết quả dự án khả thi, có thể cho vay. Song trong quá trình thực hiện đầu tư, chủ đầu tư không có khả năng thích ứng và xử lí trước những thay đổi, rủi ro xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.Vì thế chủ đầu tư không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đó, sai lầm lại được quy kết cho công tác thẩm định.Hoặc cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định.
CHƯƠNG II