5. Một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tạ
5.1.3 Ổn định tài chính
5.1.3.1 Tỷ số vốn trên tổng tài sản :
Đồ thị 5.6 : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản các ngân hàng Việt Nam 2008-2010
Nguồn : Stoxplus 7.80%
7.60%
8.20%
Tỷ số vốn trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng khá ổn định qua các năm, tuy bị sụt giảm 0.6% trong năm 2009 những đã được phụ hồi 0,2% trong năm 2010 nhưng và tỷ lệ này vẩn còn thấp so với các nước trong khu vực. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong năm 2010 chủ yếu là do kết quả của nghị định 141 yêu cầu vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 vẫn còn 10 ngân hàng không đạt được chỉ tiêu này và được gia hạn đến cuối năm 2011.
Bảng 5.1 : Danh sách các ngân hàng không đạt chỉ tiêu vốn tối thiểu năm 2010
Nguồn : Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng, chứng khoán Bản Việt, tháng 12 năm 2011
Trong năm 201, đã có khoảng 25 ngân hàng tiến hành tăng vốn điều lệ , số vốn tăng thêm ước khoảng 46.000 tỷ đồng, cải thiện đáng kể tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. Tuy nhiên vẫn còn 3 ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vốn điều lệ của NHNN tính đến thời điểm 31/12/2011 là SaigonBank, PGBank và BaoVietBank. Nhìn chung, NHNN đã có những biện pháp hướng đến tăng các tỷ số an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng, nghị định 141 cùng với thông tư 13 quy định hệ số CAR tối thiểu 9% và tỷ số cho vay/huy động tối đa 80% là một hướng đi đúng của NHNN.
5.1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu khu vực ngân hàng :
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2011 đã tăng khá mạnh so với năm 2010, cụ thể là tăng từ 2,14% lên 3,3%. Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ này còn chưa minh bạch, áp dụng chuẩn kế toán Việt Nam trong việc phân định các khoản nợ. Ranh giới phân biệt giữa các
khoản nợ là khá mờ nhạt tạo cơ hội các ngân hàng có thể chuyển đổi giữa các khoản nợ. Theo Fitch Rating đánh giá thì còn số thực sự nếu đánh giá theo chuẩn kế toán quốc tế thì có thể cao gấp ba đến 4 lần con số được báo cáo tức khoảng 13%. Việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt trong giai đoạn tăng trưởng nóng 2005- 2008, mà cụ thể là cho vay tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất như cho vay bất động sản, chứng khoán. Khi thị trường tài chính khó khăn, bong bóng bất động sản đổ vỡ đã dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi vốn của các ngân hàng. Tuy nhiên do cơ chế giám sát còn yếu kém nên phần lớn các khoản nợ này đã được chuyển đổi thành các khoản nợ tốt nhằm làm đẹp báo cáo tài chính. Chỉ đến khi năm 2011, NHNN ra quyết định hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, thắt chặt tăng trưởng tín dụng và lãi suất cho vay ở mức cao thì những yếu kém này mới thực sự bộc lộ ra. Hơn nữa với mức lãi suất cho vay cao như hiện nay, nếu các ngân hàng muốn đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng thì buộc phải hạ chuẩn cho vay, dẫn đến tỉ nợ xấu tăng cao. Cho vay lãi suất cao luôn kèm theo rủi ro cao đó là điều không thể tránh khỏi.
Đồ thị 5.7 : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 8 ngân hàng lớn năm 2010-2011
Nguồn : Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 của các ngân hàng 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 5.00% ACB CTG EIB HBB MBB SHB STB VCB 2010 2011
5.1.3.3 Tổng vốn hóa thị trường :
Đồ thị 5.8 : Chỉ số VN-Index từ lúc bắt đầu giao dịch đến nay
Nguồn : Thống kê của cophieu68.com
Chúng ta xem xét biến động của chỉ số VN-Index để đại diện cho tổng vốn hóa thị trường.
Biểu đồ VN-Index từ lúc bắt đầu giao dịch đến nay đã cho thấy một sự tăng trưởng bùng nổ trong những năm 2005-2008. Thị trường trong giai đoạn này liên tục thiết lập nên các đỉnh mới, mà cao nhât là vào đầu năm 2007 VN-Index vượt ngưỡng 1100. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra thị trường đã quay đầu giảm và chạm đáy vào đầu năm 2009 sau đó dao động linh xình cho đến nay. Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu cho nền kinh tế, trong năm 2005-2008 thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nóng đã phản ánh thực trạng nền kinh tế đã tiềm ẩn bất ổn lớn, rủi ro cao. Góp phần tạo nên bong bóng này là tăng trưởng kinh tế giai đoạn này tăng trưởng quá nóng vượt mức tăng trưởng tiềm năng, thêm vào đó là sự gia tăng ồ ạt tín dụng mà cụ thể là tín dụng cho hoạt động chứng khoán kết hợp với sự yếu kém trong quản lý và giám sát hệ thống tài chính. Khi bong bóng tài chính đổ vỡ cũng là lúc báo hiệu cho một thời kỳ suy giảm tăng trưởng đi kèm với lạm phát cao.
5.1.3.4 Tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng :
Tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng tăng trưởng rất cao liên tục trong nhiều năm, cuối năm 2000 tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng chỉ chiểm 35% GDP
thì tính đến cuối năm 2010, theo ước tính của World Bank thì tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng đã lên đến 135% GDP. Tốc tăng trưởng trung bình là 29% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này chỉ đạt trên 7%. Đặc biệt năm 2007, tổng tín dụng tăng 51% gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tín dụng gia tăng ồ ạt trong khi hệ thống tài chính quốc gia vẫn còn non kém cùng với các chính sách giám sát quản lý Nhà nước thô sơ nên phần lớn tín dụng gia tăng không được đầu tư vào sản xuất mà tham gia vào thị trường tài chính. Chính điều này đã tạo ra các bong bóng tài sản trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Làm tăng rủi ro hệ thống tài chính. Trong năm 2012, NHNN đã điều tiết lại tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 15-17% bằng cách phân loại các ngân hàng và giao chỉ tiêu tín dụng cho từng nhóm. Với chính sách này, NHNN đã hạn chế được tình trang tăng trưởng tín dụng ồ ạt chỉ nhằm vào số lượng mà thiếu chất lượng trong thời gian qua.
Đồ thị 5.9 : Tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng giai đoạn 2000-2010 ( tỷ lệ theo GDP hằng năm)
Nguồn : World Bank Data
0 20 40 60 80 100 120 140 160 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 (% G D P )
5.1.3.5 Phần bù rủi ro theo lãi suất cho vay:
Đồ thị 4.10 : Phần bù rủi ro lãi suất cho vay trong giai đoạn 1999-2009
Nguồn : World Bank Data
Phần bù rủi ro trên lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất cho vay đối với khách hàng tốt nhất trừ đi lãi suất giao dịch hay phát hành trái phiếu kho bạc ngắn hạn. Có thể coi trái phiếu kho bạc là một chứng khoán phi rủi ro thị sự chênh lệch lãi suất này thể hiện mức rủi ro thị trường. Qua đồ thị 4.10 chúng ta có thể thấy phần bù rủi ro gia tăng đều qua các năm, đạt định tại năm 2007 với mức 7,03% phản ánh rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao, vào năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách tiền tệ từ “thắt chặt” cho đến mở rộng, phần nào có tác dụng lạm giảm phần bù rủi ro xuống trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, thị trường giao dịch các trái phiếu chính phủ ở Việt Nam vẫn còn yếu và khá nhỏ bé, đến năm 2008 chỉ khoảng 50-60% các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thì trường mở. Chính vì vậy tính thanh khoản trên thị trường này trước năm 2008 là chưa cao, lãi suất của trái phiếu chính phủ chưa phản ánh đúng bản chất lãi suất phi rủi ro. Thước đo phần bù rủi ro thị trường chưa thể hiện chính xác rủi ro của nền kinh tế.
0 2 4 6 8 10 12 14 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 %