Chênh sản lượng

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính một số gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 61 - 65)

5. Một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tạ

5.1.2 chênh sản lượng

5.1.2.1 Tăng trưởng GDP và các yếu tố tác động

Trong thập kỷ đầu tiên của thế k ỷ XXI, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng kinh tế có tốc độ chững lại so với thập niên trước đó. Vào cuối thập niên 1990, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại vì những dấ u hiệu do dự trong tiến trình cải cách kinh tế xuất hiện từ năm 1996 và những ảnh hưởng lan truyền tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những năm 1999-2001.

Trước tình hình đó, một kế hoạch kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000. Việc duy trì chính sách kích thích tương đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng trưởng, nhưng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp

lẫn gián tiếp) tăng mạnh. Nhu cầu ổn định đồng tiền Việt đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải trung hòa một lượng ngoạ i tệ rất lớn góp phần thổi bùng lạm phát trong năm 2008 lên đến 23% cho dù giá dầu trên thị trường thế giới và giá cả trong nước đã giảm mạnh vào các tháng cuối năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đứng trước cú sốc này, chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp được triển khai. Lãi suất năm 2008 tăng rất cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng trở nên trầm lắng và đóng băng. Tốc độ tăng trưởng sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp đồng thời gia tăng. Chưa kịp hứng chịu hết tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp thì vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế trong nước. Các phản ứng chính sách bị đảo ngược chiều. Từ chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp chuyển sang chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Gói kích thích kinh tế quy mô lớn được triển khai vào năm 2009. Năm 2009, tăng trưởng của nền kinh tế bị sụt giảm mạnh mẽ, chỉ còn 5,32%. Tuy nhiên, do nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, do hiệu quả của chính sách kích thích kinh tế mà nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi vào năm 2010. Vào năm 2010, nền kinh tế thế giới phục hồi làm tăng nhu cầu xăng dầu, nguyên nhiên liệu cho hoạt động sản xuất. Giá nhiều loại đầu vào sản xuất tăng lên, cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng kích thích nền kinh tế nhằm kéo nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng đã đẩy lạm phát năm 2010 của nước ta lên tới 11,8%. hìn chung, việc kiểm soát vĩ mô trong giai đoạn này tỏ ra lúng túng. Cộng với những tác động to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008-2009, nền kinh tế phải hứng chịu thời kỳ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao.

Đồ thị 5.3 : Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 1995-2009

Nguồn : Tổng cục thống kê

5.1.2.2 GDP tiềm năng và độ chênh sản lượng :

Wojciech S. Maliszewski (2010)26 sử dụng phương pháp Bayesian trong mô hình AS-AD để ước lượng độ chênh sản lượng của Việt Nam. Xem độ chênh sản lượng là chuỗi không thể quan sát được và dụng các dữ liệu khác để ước lượng, phương pháp Bayesian rất thích hợp để ước lượng độ chênh sản lượng đối với các quốc giá có nguồn dữ liệu ít và tương quan thấp

Trong đó ygap là độ chênh sản lượng, Y là GDP thực tại thời điểm t và Y* là ước lượng của GDP tiềm năng. Cho rằng GDP tiềm năng là biến số động đi theo một quy luật phân phối ngẫu nhiên, trong bài viết cũng sử dụng phương pháp lọc Hodrick-Prescott filter (HPF) để ước lượng giá trị này với giá trị tham số =1600 ( theo giới kinh tế học thế giới thường sử dụng với dữ liệu GDP theo quý). Tác giả sử dụng dữ liệu GDP theo quý từ năm 1999-2010 để tính toán GDP tiềm năng và độ chênh sản lượng.

26

Wojciech S. Maliszewski, “Vietnam: Bayesian Estimation of Output Gap,” IMF Working Paper, tháng 7 năm 2010 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng GDP Lạm phát

Đồ thị 5.4 : GDP tiềm năng theo phương pháp HPF từ 1999 đến 2011

Nguồn : tính toán của tác giả

Đồ thị 5.5 : Độ chênh sản lượng tính bằng phương pháp Bayesian

Nguồn : Maliszewski(2010)

Như vậy trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của GDP tiềm năng nằm trong khoảng 5.7-7.6% và đang sụt giảm rất nhanh sau khi đạt đỉnh đầu năm 2005. Tính trung bình cho toàn giai đoạn GDP tiềm năng tăng trưởng khoảng 7%/năm nhưng trong 2 năm cuối cùng đã rơi xuống dưới 6%. Hiển nhiên cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua có ảnh hưởng xấu lên tăng trưởng GDP của VN, nhưng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng (tính theo

phương pháp HPF này) cho thấy các yếu tố nội tại và ràng buộc của nền kinh tế đang có xu hướng xấu đi. Nếu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến GDP tiềm năng như năng suất, tốc độ tăng dân số, sự tích tụ vốn không thay đổi thì dự báo GDP tiềm năng những năm tới là 6% do các yếu tố từ cuộc khủng hoảng ở Mỹ và Châu Âu đã có chiều hướng tích cực trở lại nhưng không thể vượt quá 7% do những hạn chế nội tại của nền kinh tế. Kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2012 là 6,5% rõ ràng cho thấy Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu từ tăng trưởng sang ổn định nền kinh tế.

Xem xét độ chênh sản lượng qua các năm, tuy 2 mô hình tác giả nêu ra có sự khác biệt trong đánh giá đỉnh của tăng trưởng kinh tế, cụ thể theo mô hình Bayesian nền kinh tế Việt tăng trưởng đạt định vào quý 2 năm 2008 trong khi nếu ước lượng theo phương pháp HPF thì đỉnh năm vào khoảng giữa năm 2007 trước một năm so với mô hình Bayesian. Tuy nhiên cả 2 mô hình đều đồng ý rằng, độ chênh sản lượng bắt đầu dương từ đầu năm 2005 báo hiệu tình trạng tăng trưởng quá nóng, dẫn đến thiếu hụt lao động và nguy cơ gây ra lạm phát. Tuy nhiên các nhà làm chính sách dường như đã lờ đi những dấu hiệu này vẫn giữ chính sách nới lỏng mãi cho đến năm 2008, hậu quả là lạm phát tăng vọt trong giai đoạn 2009 đến nay. Nhìn chung, độ chênh sản lượng của Việt Nam từ năm 1999 đến nay dao động trong khoảng từ -1% năm 2004 đến trên 1,5% năm 2008 không phải mức quá lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng độ chênh sản lượng trong việc đưa ra các quyết định chính sách và mục tiêu chính sách vẫn còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính một số gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)