Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

Qua thực tế hoạt động cho vay cá nhân ở một số nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân.

Thứ hai: Các NHTM Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến mảng thị trường cho vay cá nhân vì hiện nay hầu hết các NHTM trên thế giới đều rất quan tâm, chú trọng hoạt động tín dụng cá nhân.

Thứ ba: Hoạt động tín dụng cá nhân sẽ góp một phần không nhỏ vào

kết quả kinh doanh của các NHTM ở những khu vực kinh tế doanh nghiệp kém phát triển. Do đó các NHTM cần phải cân đối giữa hoạt động tín dụng doanh nghiêp và tín dụng cá nhân.

Thứ tƣ: Việc phát triển tín dụng cá nhân cần có sự giám sát chặt chẽ và

quản lý rủi ro vì các món vay cá nhân thường nhỏ, có thời hạn dài và phụ thuộc nhiều vào tư cách đạo đức, thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi nguồn thu nhập của khách hàng trong tương lai.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau: 1. Nghiên cứu chất lượng tín dụng cá nhân cần dựa trên những lý luận cơ bản nào ?

2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Phú thọ hiện nay ra sao?

3. Những giải pháp nào có thể đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả và sử dụng các biểu, bảng, sơ đồ để minh họa cùng các phương pháp khác.

2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các lãnh đạo, nhân viên làm việc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phú Thọ, các khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phú Thọ. Họ là những người trực tiếp làm việc tại ngân hàng, cảm nhận của họ là những cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, bên cạnh đó các khách hàng - phản ánh của họ về các thủ tục hồ sơ vay vốn, thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng, về đặc tính của sản phẩm dịch vụ,... sẽ giúp nghiên

cứu có được những thông tin khách quan về chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1.Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới chất lượng tín dụng.

Thu thập từ Internet có được các thông tin về chất lượng tín dụng của một số ngân hàng của các nước cũng như của các ngân hàng khác trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài.

Thu thập từ phòng kinh doanh các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Huy động vốn, dư nợ tín dụng, thu từ kinh doanh ngoại hối, tổng nợ xấu,.... Một số thông tin khác liên quan đến việc cho vay, nợ, hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân được thu thập tại phòng tổ chức, phòng tài vụ và ban lãnh đạo ngân hàng.

2.2.2.1.Thu thập tài liệu sơ cấp

Tất cả các thông tin về hiện trạng sử dụng lao động từ phòng tổ chức và qua điều tra bằng sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn gồm các nội dung như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại ngân hàng, đánh giá và ý kiến sẽ được lấy thông qua hoạt động điều tra nhân viên và khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...

- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số chỉ tiêu

định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “không bao giờ”, “hiếm khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, “luôn luôn”.

Tổng số cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng là: 315 người. Dùng công thức Slovin 2 . 1 Ne N n  

Trong nó: n là số lượng mẫu cần lấy, N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép Với e = 0.05 thì 176 ) 05 , 0 .( 315 1 315 2    n .

Với nhóm khách hàng cá nhân hiện tại ngân hàng có: 68.305 khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Do thời gian có hạn do vậy đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu khách hàng cá nhân theo nhiều cấp để đảm bảo số lượng và tính đại diện cho các nhóm khách hàng vay ở những quy mô khác nhau. Với cỡ mẫu được chọn là 284 khách hàng.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất như phân tích mô tả đến phức tạp như phân tích đa biến. Trong nghiên cứu sẽ áp dụng các công cụ phần mềm xử lý số liệu thống kê để phân tích dữ liệu trong đó.

Với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng như: giới tính, tuổi, thời gian làm việc… sẽ được tính thông qua tần suất hoặc số tương đối phần trăm phân phối.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc được trình bày ở trên sẽ được phân tích thông qua sử dụng số bình quân cộng gia quyền.

Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): Vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau.

Công thức tính: n n n f f f f x f x f x x        .... .... 2 1 2 2 1 1 hay      n i i n i i i f f x x 1 1

Trong đó: xi: Các lượng biến (i = 1,2,…n), x: Số trung bình fi : Các tần số (quyền số) (i = 1,2,…n)

Ngoài ra, việc phân tích số liệu còn dựa trên một số tỉ lệ phân tích như tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn…

Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá

Likert:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Luôn luôn 4.20 - 5.00 Tốt

4 Thường thường 3.40 - 4.19 Khá

3 Thỉnh thoảng 2.60 - 3.39 Trung bình

2 Hiếm khi 1.80 - 2.59 Yếu

1 Không bao giờ 1.00 - 1.79 Kém

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách cụ thể về chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn.

Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng cá nhân qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự phát triển về mặt doanh số của dư nợ tín dụng cá nhân.

2.3.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân/tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa là dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng đó càng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển về lượng của hoạt động tín dụng cá nhân.

2.3.4. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân/tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng động tín dụng

Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận này càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.

2.3.5. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ cho vay cá nhân

Ngoài những chỉ tiêu định lượng như trên thì việc phát triển tín dụng cá nhân còn được đánh giá qua chỉ tiêu định tính, đó chính là: Sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ cho vay cá nhân.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2

với dân số 1,4 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1320USD/người (năm 2009).

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy.Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2008 - 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

3.2. Sơ lƣợc về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nhánh tỉnh Phú Thọ

Thực hiện cơ chế đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1988 về chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân

hàng 2 cấp, ngày 01/10/1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú được thành lập, với địa bàn hoạt động và mạng lưới ban đầu là tiếp nhận toàn bộ 10 chi nhánh ngân hàng nhà nước các huyện bàn giao sang, địa bàn thành phố, thị xã được giao cho Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Công thương. Tình hình hoạt động ban đầu vô cùng khó khăn do vốn tự có thấp, hệ thống cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, dư nợ thì hầu hết là nợ xấu (đến 95%), các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã có tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng hướng của lãnh đạo ngân hàng, sự nỗ lực cố gắng và đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú đã đứng vững và dần phát triển, hoạt động kinh doanh được vực dậy và bắt đầu từ năm 1992 đã có lãi. Năm 1997, Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. NHNo&PTNT Vĩnh Phú giải thể, thành lập NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Mạng lưới hoạt động

Trải qua nhiều gian khó, với xuất phát điểm thấp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phấn đấu vươn lên, và ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Điển hình là trong năm 2009, đánh dấu sự phát triển và đột phá trong hiện đại công nghệ ngân hàng của cả hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích tới khách hàng trong phạm vi tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 15 chi nhánh loại 3, các chi nhánh tại các huyện, thị xã đặt tại trung tâm huyện và thị xã là: Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao và 3 chi nhánh loại 3 trên địa bàn thành phố Việt Trì là: Thanh Miếu, Vân Cơ, Gia Cẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 39)