Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 83)

3.4.4.1 Những tồn tại

Một là: Tỷ lệ nợ xấu tuy thấp nhưng tỷ trọng nợ xấu tập trung hầu hết vào các khoản vay ngắn hạn, vay kinh doanh hộ gia đình.

Hai là: Hiện nay các khách hàng vay cá nhân chủ yếu chỉ sử dụng duy nhất dịch vụ này mà ít sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng nên hạn chế đóng góp vào lợi nhuận của chi nhánh.

Hai là: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp tương đối đa dạng nhưng chi nhánh tỉnh Phú Thọ không sử dụng hết các sản phẩm dịch vụ này mà chủ yếu chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như cho vay bất động sản, cho vay ô tô, cho vay GTCG, cho vay kinh doanh, tín chấp mà các khoản vay trong lĩnh vực cho vay du học, cho vay người lao động đi nước ngoài theo hợp đồng, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, hình thức cho vay cổ phần hóa đã có thời gian triển khai hiện tại cũng không có dư nợ.

3.4.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động cho vay cá nhân nhưng chi nhánh vẫn chưa thực sự dành nhiều thời gian đầu tư cho lĩnh vực này. Trong khi các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng (ví dụ thông tin về các công trình xây dựng chung cư, dự án đất chia lô.v.v) hoặc rất chủ động trong việc ký hợp đồng hợp tác với các salon ô tô, công ty tư vấn du học, ban quản lý chợ..v.v. thì NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ thường chậm chân hơn và chủ yếu chỉ thu hút được những khách hàng đã từng có giao dịch tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Năm 2009, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền sản phẩm cho vay cá nhân nhưng chưa mang tính chất thường xuyên, liên tục và trên diện rộng, chủ yếu là giới thiệu ở những cơ quan chi trả lương qua tài khoản, các công ty có mối quan hệ truyền thống với ngân hàng.

Về nhân sự: năm 2008, 2009 nhân sự cho bộ phận tín dụng cá nhân chỉ là 1 chuyên viên quan hệ khách hàng và 1 chuyên viên hỗ trợ, năm 2010 bộ phận này đã được bổ sung nhân sự và ổn định hơn tuy nhiên nhân sự phần lớn còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu trầm trọng nhân viên cũng như lãnh đạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

b. Nguyên nhân khách quan

- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên cùng địa bàn: hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều có rất nhiều các chi nhánh ngân hàng khác nên khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào hơn, do đó việc cạnh tranh gay gắt hơn.

- Liên tục trong các năm qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng năm 2008. Lạm phát đã tăng đến 2 con số, đỉnh điểm lên đến 23%, cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán ảm đạm, sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Mức lạm phát cao khiến cho đời sống của người lao động rơi vào khó khăn, dẫn đến tiết kiệm chi tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đi cùng với quá trình này là sự kiểm soát chặt chẽ của NHNo khi liên tục thay đổi lãi suất cơ bản, ấn định cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động khiến cho hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Sau đó NHNo cho phép các ngân hàng được cho vay theo lãi suất thỏa thuận với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mở đầu cho một cuộc cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các NHTM, và gần đây nhất là NHNo ra quyết định bỏ chặn trần lãi suất đối với cả lĩnh vực cho vay kinh doanh với điều kiện công khai lãi suất thỏa thuận. Chính sự quản lý chặt chẽ này của NHNo đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Công tác thu nhập thông tin thường dựa và số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng thương mại trong việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng vay vốn chưa tốt, thiếu các thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh được rủi ro. Mặc dù Ngân hàng đã có phòng chuyên trách thông tin phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự là công cụ tốt để ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong Ngân hàng.

về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng tín dụng. NHNo&PTNT định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Các tài sản thế chấp mà doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị thì theo quy định, Ngân hàng yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường không có giấy tờ sở hữu các tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng.

Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó cũng là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Định hƣớng phát triển của ngân hàng và định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng năm 2012

4.1.1. Phương hướng chung

Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ và các kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2011, sang năm 2012 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã xây dựng một số chỉ tiêu kế hoạch và các biện pháp thực hiện chủ yếu nhằm nâng cao vị thế và uy tín của mình trong toàn hệ thống NHNo&PTNT nói riêng cũng như trong các NHTM nói chung.

Sau đây là một số những chỉ tiêu kinh doanh cụ thể: - Tổng tài sản đạt: 1,235 tỷ - Dư nợ tín dụng đạt 1,620 tỷ - Thu thuần cho vay đạt: 32,44 tỷ - Thu thuần huy động đạt: 15 tỷ - Huy động vốn bình quân đạt: 1,177 tỷ - Tỉ lệ nợ xấu đạt dưới 2% - Thu nhập trước thuế 26,7 tỷ - Dư nợ bình quân đầu người: 10 tỉ đồng

Đặc biệt, phải chú trọng công tác thu hồi nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đạt dưới 2%.

Song song với các chỉ tiêu mang tính định lượng, Chi nhánh luôn chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững.

Để thực hiện những mục tiêu, định hướng trên, Chi nhánh đã có những kế hoạch và biện pháp cụ thể như:

- Giao kế hoạch kinh doanh cho từng phòng giao dịch và phòng kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, lấy kết quả kế hoạch để động viên kịp thời những đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

- Phân loại khách hàng để có các chính sách thiết thực cho từng nhóm khách hàng trong quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng để phát triển và mở rộng khách hàng nhằm tăng trưởng số dư tín dụng, nguồn vốn dịch vụ, phí dịch vụ…

- Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với tình hình phát triển và quy mô hoạt động của Chi nhánh, nghiên cứu và khảo sát địa bàn Chi nhánh để mở rộng phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa điểm có tiềm năng về nguồn vốn huy động và triển khai các dịch vụ Ngân hàng.

- Chỉ đạo kiên quyết các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao đôn đốc xử lý thu hồi nợ; quyết liệt việc phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ xấu, và lãi tồn đọng.

- Bổ sung nhân sự, đảm bảo cho hoạt động chi nhánh ổn định, hiệu quả. - Riêng đối với hoạt tín dụng - một trong những hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng mục chung, luôn được quan tâm hàng đầu. Trong thời gian tới Chi nhánh sẽ tiếp tục nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ này, theo sát những định hướng kinh doanh chung, chủ động mối duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, tiếp cận những khách hàng tiềm năng, mở rộng các đối tượng khách hàng doanh nghiệp khác. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

- Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng và phối hợp với công đoàn làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ trong Ngân

hàng. Khuyến khích kịp thời các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Đảm bảo mức thu nhập đối với người lao động tương ứng với mức độ hoàn thành kế hoạch được giao.

4.1.2. Phương hướng hoạt động tín dụng cá nhân

Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mục tiêu của ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, trong đó hoạt động cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao do việc nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh đối với đối tượng khách hàng cá nhân nói riêng.

Cùng với quá trình phát triển chung của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, khối khách hàng cá nhân ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra mô hình phát triển chung của khối đến năm 2012 với các nhiệm vụ cơ bản như: duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả; tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh để đáp ứng được mục tiêu về doanh số sản phẩm, thúc đẩy doanh số cho vay cá nhân trong toàn hệ thống, đảm bảo quy trình tín dụng phù hợp với chính sách của ngân hàng nông nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra khối đã thành lập thêm phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân với chức năng chính là nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh cao, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để bán chéo sản phẩm.

Những sự thay đổi trong hoạt động của khối khách hàng cá nhân cho thấy sự chuyển biến lớn trong nhận thức tầm quan trọng của đối tượng khách hàng này. Điều này cũng là cơ sở thúc đẩy ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ có những sự thay đổi tích cực nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh, điều này được thể hiện qua phương hướng hoạt động cụ thể trong năm 2011, bao gồm cả mục tiêu định tính và định lượng.

Về phương hướng chung: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ xác định năm 2012, chi nhánh cần thực hiện tốt các công tác sau đây:

 Mở rộng cho vay cá nhân đối với các sản phẩm hiện có. Hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản, nhất là khi năm 2012 được dự đoán thị trường bất động sản bị đóng băng. Việc mở rộng cho vay cá nhân bao hàm mở rộng cả về đối tượng cho vay, hình thức cho vay, địa bàn cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng.

 Củng cố thị trường, tăng cường quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, triển khai tốt hơn và thường xuyên chương trình chăm sóc khách hàng, gửi thư, tặng quà nhân ngày lễ tết, ngày sinh nhật của các khách hàng truyền thống và khách hàng VIP.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro khi quy mô và mạng lưới ngày càng mở rộng.

 Bên cạnh đó, ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra những con số cụ thể làm mục tiêu hoạt động trong năm 2012 như sau:

 Huy động vốn cá nhân thời điểm: 839,26 tỷ đồng  Huy động vốn cá nhân bình quân: 651 tỷ đồng  Dư nợ cá nhân thời điểm: 297 tỷ đồng

 Dư nợ cá nhân bình quân: 216 tỷ đồng  Thẻ: phát hành mới thêm 4000 chiếc.

4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân mà NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đang áp dụng nhánh tỉnh Phú Thọ đang áp dụng

Hiện nay, danh sách các sản phẩm cho vay cá nhân mà ngân hàng nông nghiệp đang áp dụng tương đối đa dạng và có tính cạnh tranh cao. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống đều cung cấp tất cả các sản phẩm cho vay cá nhân này, nhưng hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chủ yếu chỉ phát sinh các hoạt động cho vay cá nhân liên quan đến sản phẩm nhà đất, ô tô, kinh doanh, tín chấp bằng lương, vay cầm cố GTCG (chủ yếu là GTCG do Ngân hàng nông nghiệp). Như vậy, còn rất nhiều các sản phẩm cho vay cá nhân khác mà NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chưa khai thác được. Do vậy, chi nhánh cần có các giải pháp phát triển hơn nữa các sản phẩm đã thực hiện được và phát triển thêm các sản phẩm khác. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu du học và đi lao động nước ngoài ngày càng tăng, chi nhánh cần tập trung khai thác vào những đối tượng này, ví dụ như: ký hợp đồng hợp tác với các công ty tư vấn du học, các công ty đưa người đi lao động nước ngoài, có các chính sách ưu đãi cho các đối tượng này.v.v.

4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình thủ tục cho vay

Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng, đòi hỏi sản phẩm của ngân hàng đó cần phải có những điểm phù hợp, đồng thời phải có sự khác biệt đối với sản phẩm của ngân hàng khác. Sự phù hợp trong sản phẩm tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 83)