Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 71)

và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.4.1.1. Những quy định về tín dụng cá nhân a. Phương thức cho vay, thời hạn cho vay

Phương thức cho vay và thời hạn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ áp dụng theo quy định chung của Ngân hàng nông nghiệp đó là:

Phƣơng thức cho vay:

 Cho vay trả góp: gốc trả thành nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng theo dư nợ giảm dần.

 Cho vay addon: Lãi trả hàng tháng và được tính trên cơ sở nợ gốc ban đầu, gốc trả đều hàng tháng.

 Cho vay gốc, lãi trả cuối kỳ: Cả gốc và lãi được thanh toán một lần khi đến hạn (thường áp dụng với các khoản vay có thời hạn ngắn).

Thời hạn cho vay:

 Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời gian vay vốn dưới 12 tháng.  Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời gian vay vốn từ 12 tháng

đến 60 tháng.

 Cho vay dài hạn: là những khoản vay có thời gian vay vốn trên 60 tháng.

b. Lãi suất cho vay trong hạn

Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ quy định lãi suất cho vay áp dụng cho từng khách hàng tại thời điểm giải ngân căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng trong từng thời kỳ. Do đó Ngân hàng Nông nghiệp yêu cầu công tác xếp hạng tín dụng phải được thực hiện chính xác nhằm đánh giá đúng đối tượng khách hàng cũng như xác đinh đúng mức lãi suất cho vay để áp dụng với khách hàng đó.

Lãi suất cho vay: có lãi suất cho vay cố định (áp dụng với các khoản vay vốn có thời gian dưới 4 tháng), lãi suất thả nổi (áp dụng với các khoản vay trên 4 tháng. lãi suất cho vay ngắn hạn khác lãi suất cho vay trung dài hạn, lãi suất cho vay USD khác lãi suất cho vay VND.

Cơ chế điều chỉnh lãi suất: đối với các khoản vay có thời hạn trên 4 tháng, áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi, kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 1 tháng/lần, quý/lần hoặc 6 tháng/lần tùy theo cơ chế chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp trong từng thời kỳ, hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp đang áp dụng kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần. Lãi suất tại thời điểm điều chỉnh được xác định bằng lãi suất tiết kiệm VND/USD 12 tháng loại trả lãi sau (đối với vay ngắn hạn dưới 12 tháng) cộng biên độ tối thiểu (theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp từng thời kỳ) hoặc bằng lãi suất tiết kiệm VND/USD 24 tháng loại trả lãi sau (với khoản vay trên 12 tháng) cộng biên độ tối thiểu (theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp từng thời kỳ). Việc điều chỉnh lãi suất không trái với quy định của pháp luật.

c. Quy định về lãi suất gia hạn nợ

Đối tượng áp dụng: khoản vay được gia hạn nợ một lần hay nhiều lần. Tùy thuộc vào khoảng thời gian gia hạn nợ của từng lần (không phụ thuộc vào số lần gia hạn), lãi suất được áp dụng theo từng khoảng thời gian tương ứng.

Khoản vay được gia hạn nợ là khoản vay có thời gian đáo hạn cuối cùng được kéo dài.

Lãi suất được xác định như sau:

 Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian dưới 60 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 110% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

 Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 60 ngày đến dưới 120 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 120% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ

 Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 120 ngày đến dưới 180 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 130% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ

 Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên áp dụng lãi suất 150% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

d. Quy định về lãi suất điều chỉnh kỳ hạn nợ

Khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là khoản vay thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (một phần dư nợ gốc hoặc toàn bộ dư nợ gốc) và hoặc kỳ hạn trả lãi nhưng không làm thay đổi thời gian đáo hạn cuối cùng của khoản vay.

Trường hợp khoản vay có lãi suất cố định: lãi suất cho vay khi điều chỉnh kỳ hạn nợ tối thiểu bằng 105% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

Lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất tham chiếu tại thời điểm thực hiện thỏa thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ công với biên độ mới được áp dụng theo quy tắc sau:

Bảng 3.3 Biên độ lãi suất

Mức Biên độ (X% năm) Biên độ mới (tăng so với biên độ ban đầu có tỷ lệ tối thiểu)

1 X < 2% 30% 2 2%<X<=3% 20% 3 3%<X<=4% 15% 4 4%<X<=5% 12% 5 X>5% 10% e. Quy định về mức phạt do chậm trả lãi

Điều kiện áp dụng: số tiền lãi của khoản vay đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa được thanh toán và không được Ngân hàng nông nghiệp gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì phải chịu phạt chậm trả lãi. Số tiền lãi chậm trả không đồng nghĩa với số tiền lãi thu được do chuyển nợ quá hạn.

Mức phạt chậm trả tối đa không vượt quá 8% trên tổng số tiền chậm trả lãi (trừ hình thức cho vay theo phương thức trả góp).

 Chậm trả dưới 10 ngày: tối thiểu 3% trên tổng số tiền chậm trả lãi  Chậm trả từ 10- 30 ngày: tổi thiểu 5% trên tổng số tiền chậm trả lãi  Chậm trả trên 30 ngày: tổi thiểu 7% trên tổng số tiền chậm trả lãi

f. Quy định về đảm bảo tiền vay:

Ngân hàng nông nghiệp nhận thế chấp, cầm cố tài sản của chính khách hàng vay, tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản được dùng đảm bảo tiền vay phải quyền sở hữu hợp pháp của khách

hàng hoặc bên bảo lãnh. Thủ tục thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.

3.4.1.2. Quy trình cho vay cá nhân

Sơ đồ 3.2. Quy trình cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT Phú Thọ

a. Giai đoạn 1: Tiếp thị khách hàng

 Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính là của chuyên viên quan hệ khách hàng.

 Chuyên viên quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp thị khách hàng;

 Nắm bắt nhu cầu khách hàng, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà Ngân hàng nông nghiệp hiện đang áp dụng,

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Thẩm định khoản vay Trình hồ sơ xét duyệt khoản vay Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng Giải ngân

Quản lý khoản vay và thu hồi nợ

tư vấn hồ sơ, đánh giá sơ bộ về khách hàng, xác định sản phẩm và điều kiện tín dụng trên nguyên tắc thỏa thuận đôi bên cùng có lợi;  Chuyên viên quan hệ khách hàng cung cấp mẫu hồ sơ và hướng dẫn

khách hàng cung cấp hồ sơ vay theo danh mục quy định cho từng sản phẩm thích hợp;

 Chuyên viên quan hệ khách hàng hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn ngân hàng (nếu cần thiết) đồng thời cũng là đầu mối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng.

b. Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

 Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn từ khách hàng.

 Kiểm tra hồ sơ, so sánh với danh mục chi tiết các tài liệu của bộ hồ sơ vay.

c.Giai đoạn 3: Thẩm định khoản vay

Chuyên viên quan hệ khách hàng dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và những thông tin tự thu thập về khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ,... tiến hành thẩm định và chấm điểm tín nhiệm khách hàng theo điều kiện, thể lệ quy định của ngân hàng nông nghiệp. Việc thẩm định phải khách quan, trung thực, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Trường hợp khoản vay có giá trị cao phải gửi hồ sơ qua bộ phận quản lý tín dụng để tái thẩm định và đưa ra kết luận có cho vay hay không cũng như các điều kiện cấp tín dụng kèm theo. Tuy nhiên kết luận này mang tính chất độc lập với quyết định của giám đốc và quyết định của giám đốc mới là quyết định cuối cùng.

d. Giai đoạn 4: Trình hồ sơ xét duyệt khoản vay

Chuyên viên quan hệ khách hàng trình hồ sơ khoản vay lên giám đốc để xét duyệt khoản vay. Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của giám đốc chi nhánh thì trình tiếp lên người có thẩm quyền phán quyết.

e. Giai đoạn 5: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng

Sau khi khoản vay được phê duyệt, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng lập các hợp đồng và các hồ sơ giấy tờ cần ký kết với khách hàng đồng thời đàm phán với khách hàng về các điều kiện, điều khoản trong các hợp đông đó. Một bộ hồ sơ giải ngân thường có: hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, khế ước nhận nợ, đơn đề nghị vay vốn, đề nghị vay vốn và chứng từ rút tiền vay.

f. Giai đoạn 6: Giải ngân

Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng thực hiện báo nguồn và hạch toán vào hệ thống bút toán giải ngân, sau đó chuyển chứng từ giải ngân (giấy lĩnh tiền mặt, UNC) ra bộ phận kế toán hạch toán

g. Giai đoạn 7: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ

Chuyên viên quan hệ khách hàng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay trên máy tính và trên sổ theo dõi khách hàng của chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng để cập nhật thông tin và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi đúng hạn. Đồng thời định kỳ kiểm tra khách hàng như kiểm tra tài sản đảm bảo, kiểm tra tình hình tình chính của khách hàng.v.v.

Trước khi nợ đến hạn, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng thông báo tới khách hàng số tiền phải nộp để khách hàng chuẩn bị đủ tiền. Kiểm tra các nghĩa vụ của khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp khi hết hạn Hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Ngân hàng nông nghiệp quy định trong Hợp đồng tín dụng thì tiến hành thanh

lý Hợp đồng tín dụng, tiến hành giải chấp tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật, bàn giao lại bàn gốc tài sản đảm bảo cho khách hàng.

Trường hợp không thu hồi được nợ vay thì chuyển hồ sơ qua bộ phận xử lý nợ xử lý các nghiệp vụ cần thiết để thu hồi nợ vay.

3.4.1.3. Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân

Liên tục 2 năm 2008, 2009 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và và hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những khó khăn đó của nền kinh tế. Sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thực hiện chính sách giảm lương làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người lao động, điều này đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ cho ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng thận trọng, lựa chọn khách hàng thận trọng, coi trọng chất lượng tín dụng hơn tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy năm 2008 hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ bị thắt chặt. Việc hạn chế cho vay cá nhân trong thời điểm đó là cần thiết vì chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, do đó năm 2008 dư nợ tín dụng cá nhân không tăng trưởng.

Cuối năm 2008, đầu năm 2009, Chính phủ đã dần kiểm soát được lạm phát đồng thời đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, trong đó có chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các nhu câù vay vốn kinh doanh. Kết quả của một loạt các giải pháp của Chính phủ là nền kinh tế đã dần ổn định, lạm phát giảm, giá cả tiêu dùng được duy trì ổn định, hoạt động tín dụng cởi mở hơn, đầu tiên là dỡ bỏ quy định chặn trần lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân và đang có nhiều ý kiến về việc bỏ chặn trần cả cho vay kinh doanh. Trước sự thay đổi tích cực của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ ngay lập tức thực hiện các biện pháp

thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cá nhân. Vậy hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đang áp dụng các sản phẩm cho vay cá nhân nào? công tác marketing để thu hút khách hàng vay cá nhân ra sao? Doanh số cho vay thu nợ có gì thay đổi? Luận văn sẽ lần lượt đề cập đến các vấn đề này ngay sau đây.

a. Các sản phẩm cho vay cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Phú Thọ hiện nay

Nhu cầu tín dụng cá nhân chủ yếu của khách hàng bao gồm các nhu cầu chủ yếu sau đây:

- Vay sinh viên, du học;

- Vay mua xe gắn máy, xe hơi;

- Vay mua nhà, sửa nhà, thẻ tín dụng;

- Dùng cho đồ dùng gia đình, mua xe mới, đổi nhà mới; - Chữa bệnh, du lịch.

Trước nhu cầu đi lao động nước ngoài ngày càng đông, năm 2009 Ngân hàng Nông nghiệp đã đưa sản phẩm cho vay mới đó là Cho vay ngƣời lao động Việt Nam đi lao động ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Ngoài những nhu cầu tiêu dùng cá nhân như trên thì một bộ phận cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ những nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng đã đưa ra các hình thức cho vay kinh doanh như:

- Cho vay mua nhà, đất, xây dựng nhà hàng, khách sạn, văn phòng, nhà xưởng,... phục vụ kinh doanh;

- Cho vay phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh; - Cho vay cổ phần hoá, mua cổ phiếu, trái phiếu ; - Cho vay góp vốn kinh doanh;

- Cho vay xuất khẩu lao động;

- Cho vay sản xuất, kinh doanh khác.

Mỗi một sản phẩm cho vay cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp đều có quy định cụ thể về đối tượng vay vốn, thời gian vay vốn, số tiền vay tối đa.

* Về điều kiện vay vốn: các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đều đưa ra các điều kiện sau đây:

- Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (KT3) tại nơi Ngân hàng nông nghiệp có trụ sở.

- Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời hạn vay vốn.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của ngân hàng nông nghiệp.

- Có vốn tự có tham gia vào mục đích vay vốn. - Trong độ tuổi lao động.

- Có giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Ngoài những điều kiện chung như trên thì mỗi sản phẩm có thêm các điều kiện gắn liền với đặc thù của từng sản phẩm, cụ thể như:

Đối với vay mua ô tô trả góp có thêm điều kiện: khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho xe ô tô trong suốt thời gian vay vốn và chỉ định NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là người thụ hưởng duy nhất, không hủy ngang.

Đối với cho vay du học có thêm điều kiện: thực hiện mọi giao dịch chuyển tiền phục vụ cho quá trình học tập tại Ngân hàng Nông nghiệp.

Cho vay chứng khoán có quy định cụ thể các loại chứng khoán cho vay đầu tư.

Cho vay tín chấp: chỉ với khách hàng làm việc tại các cơ quan, đơn vị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 71)