Đánh giá của khách hàng về dịch vụ cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 44)

Ngoài những chỉ tiêu định lượng như trên thì việc phát triển tín dụng cá nhân còn được đánh giá qua chỉ tiêu định tính, đó chính là: Sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ cho vay cá nhân.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2

với dân số 1,4 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1320USD/người (năm 2009).

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy.Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2008 - 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

3.2. Sơ lƣợc về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nhánh tỉnh Phú Thọ

Thực hiện cơ chế đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1988 về chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân

hàng 2 cấp, ngày 01/10/1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú được thành lập, với địa bàn hoạt động và mạng lưới ban đầu là tiếp nhận toàn bộ 10 chi nhánh ngân hàng nhà nước các huyện bàn giao sang, địa bàn thành phố, thị xã được giao cho Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Công thương. Tình hình hoạt động ban đầu vô cùng khó khăn do vốn tự có thấp, hệ thống cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, dư nợ thì hầu hết là nợ xấu (đến 95%), các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã có tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng hướng của lãnh đạo ngân hàng, sự nỗ lực cố gắng và đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú đã đứng vững và dần phát triển, hoạt động kinh doanh được vực dậy và bắt đầu từ năm 1992 đã có lãi. Năm 1997, Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. NHNo&PTNT Vĩnh Phú giải thể, thành lập NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Mạng lưới hoạt động

Trải qua nhiều gian khó, với xuất phát điểm thấp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phấn đấu vươn lên, và ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Điển hình là trong năm 2009, đánh dấu sự phát triển và đột phá trong hiện đại công nghệ ngân hàng của cả hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích tới khách hàng trong phạm vi tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 15 chi nhánh loại 3, các chi nhánh tại các huyện, thị xã đặt tại trung tâm huyện và thị xã là: Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao và 3 chi nhánh loại 3 trên địa bàn thành phố Việt Trì là: Thanh Miếu, Vân Cơ, Gia Cẩm và 35 phòng giao dịch, địa bàn huy động vốn, tổ công tác lưu động và các điểm trực thu lãi theo định kỳ hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ đặt tại thành phố Việt Trì, là trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị của tỉnh. Việt Trì mặc dù không phải là thị trường thực sự lớn về diện tích, dân số và thu nhập của dân cư, nhưng lại có nhiều ngân hàng hoạt động, do đó sự cạnh tranh diễn ra ngày càng sôi động và gay gắt. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện để Chi nhánh khẳng định thương hiệu và nâng cao vị thế, cũng như hoàn thiện hơn trong các công tác hoạt động của ngân hàng, đáp ứng ngày càng phong phú, đa dạng cũng như đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng khi đến với ngân hàng.

3.2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ được tổ chức theo mô hình ngân hàng cấp 1 hạng II (ngân hàng cấp 1 tức là ngân hàng của tỉnh; hạng I,II,III... là phân theo xếp loại tài chính, mức lương, quyền lợi… theo thứ tự giảm dần) thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được phép thành lập các chi nhánh loại 3.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoài ban lãnh đạo, còn có 8 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Phòng tín dụng: Tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược khách

hàng bằng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hướng đầu tư tín dụng. Đồng thời phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật và danh mục khách hàng, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục cũng như lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Đây cũng là nơi tiến nhận và thực hiện các chương trình dự án của Chính phủ và Nhà nước đối với chính sách mở rộng tín dụng cho ngành nông nghiệp của tỉnh.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin

giao dịch cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, và các hoạt động khác. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

Phòng dịch vụ và Marketing: Nghiên cứu và xây dựng các chiến

lược khách hàng, cũng như tìm hiểu và nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng đê đáp ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT VN chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ: Tiến hành kiểm tra công tác

điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, cũng như việc giám sát các quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối với

các ngân hàng trong khu vực cũng như các ngân hàng trên thế giới mà NHNo&PTNT Việt Nam có quan hệ. Đồng thời tiến hành thực hiện các nhiệm vụ báo cáo chuyên đề, các nhiệm vụ khác do Giám Đốc chi nhánh giao.

Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và

thanh toán theo đúng quy định, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu, chi quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn. Đồng thời tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liều và các báo cáo, cũng như thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Là nơi nghiên cứu và đề xuất các

chiến lược khách hàng, huy động vốn tại địa phương cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán, cân đối nguồn vốn, sử dụng và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.

Phòng hành chính nhân sự: Với nhiệm vụ xây dựng chương trình

đốc việc thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời triển khai các chương trình giao ban nội bộ ngân hàng và các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam khác trực thuộc trên địa bàn, cũng là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần của các cán bộ, công nhân viên.

3.1.2.3. Nhân sự của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh Phú Thọ

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của chi nhánh

Đơn vị: người Cán bộ Trình độ Số lƣợng Tỷ trọng (%) Thạc sỹ 3 0,49 Đại học và Cao đẳng 417 67,47 Trung cấp 158 25,57

Sơ cấp chưa qua đào tạo 40 6,47

Tổng cán bộ 618 100

(Nguồn: Báo cáo các năm 2009, 2010, 2011)

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động và khó khăn, nhiều doanh nghiệp giảm biên, nhưng ngân hàng với mạng lưới hoạt động gồm 1 hội sở chính, 15 chi nhánh loại ba, 35 phòng giao dịch, ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm 50 cán bộ năm 2009 và 32 cán bộ trong năm 2010 vừa qua, làm tổng số cán bộ công nhân viên chức trong ngân hàng tăng lên và hiện nay là 618 người, trong đó: Cán bộ nữ là 386 người (chiếm 62,45%) trong tổng số cán bộ; cán bộ có trình độ Thạc sỹ: 03 (chiếm 0,49%), cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng 417 người (67,5 %), cán bộ có trình độ trung cấp 158 người (25%), cán bộ có trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo 40 người (6,47%). Qua cơ cấu nhân lực như trên ta thấy nguồn nhân lực này vừa góp phần giải quyết

công ăn việc làm cho xã hội, vừa bổ sung cho ngân hàng một đội ngũ cán bộ trẻ, tài năng và đầy nhiệt huyết.

3.3. Tình hình kết quả kinh doanh đạt đƣợc tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua

Nếu như các doanh nghiệp sản xuất tìm cách tối thiểu hóa chi phí và tăng doanh thu để tăng lợi nhuận thì ở ngân hàng thương mại kết quả kinh doanh của hai nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng lại đóng vai trò quan trọng và quyết định tới lợi nhuận của ngân hàng, bởi huy động vốn tạo ra nguồn vốn để các ngân hàng duy trì các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, khi đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng ta cần chú ý tới 2 hoạt động này.

Như ta đã biết, năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với ngành ngân hàng khi mà khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Việt Nam, lạm phát biến động thất thường và tăng cao, làm cho nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khủng hoảng. Để bình ổn nền kinh tế thị trường, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thay đổi lãi suất một cách chóng mặt, với sự đánh dấu tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử, đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, áp dụng lãi suất trần trong cho vay, cuộc chạy đua về lãi suất huy động vốn có lúc đạt tới mức 18%/năm. Cuối năm 2008, chính sách tiền tệ được nới lỏng một cách thận trọng, dấu hiệu phục hồi nền kinh tế đã xuất hiện vào năm 2009, tháng 2/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tiền tệ ổn định với mức vốn huy động, cho vay hợp lý, tạo

điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng. Những tháng đầu năm 2010 hoạt động ngân hàng tưởng chừng như dần ổn định, nỗ lực duy trì lãi suất 11% của hiệp hội ngân hàng đã không thành khi cuối năm dấu hiệu lạm phát gia tăng, các ngân hàng lại tăng lãi suất huy động. Hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ đã vượt qua những khó khăn ấy và đạt được những kết quả đáng mừng về huy động vốn và tín dụng, cụ thể:

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi nhánh Phú Thọ năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lƣợng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số lƣợng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số lƣợng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1. Huy động vốn 2.686 26,72 3.273 21,85 3.680 12,44 2. Dư nợ tín dụng 3.495 28,81 4.322 23,66 5.125 18,58 3. Thu từ kinh doanh

ngoại hối 3,4 0,98 2,24 -34,12 10,5 368,75

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng năm 2009, 2010, 2011 đều tăng, nhưng tốc độ tăng của huy động vốn không đáp ứng kịp tốc độ tăng của tín dụng, cụ thể là:

- Về huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 3680 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 12,445 so với năm 2010. Tốc độ tăng năm 2010 so với năm 2009 là 21,85%, tương ứng tăng từ 2686 tỷ đồng năm 2009 lên 3273 tỷ đồng năm 2010, như vậy tốc độ tăng trưởng năm 2011 thấp hơn năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 44)