ngừng học tập, có chí tiến thủ, xung phong gương mẫu trong mọi công việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ, đồng thời, Người luôn nhìn nhận thanh niên nói chung và thanh niên trí thức nói riêng như là một chủ thể đang phát triển, đang nhập cuộc và đang được tiếp tục hoàn thiện. Người chỉ ra ưu điểm của lớp người trẻ tuổi là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Song bên cạnh đó vẫn còn khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh “cá nhân”, bệnh “anh hùng” [17, tr.97]. Chính vì vậy mà theo Bác, thế hệ trẻ hôm nay muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì yếu tố tự giác, rèn luyện của bản thân là hết sức quan trọng. Sự rèn luyện, tu dưỡng bản thân của thanh niên phải được thể hiện trên mọi phương diện: Rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi và nâng cao trình
độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện ý chí và lòng dũng cảm, rèn luyện thân thể… Và thanh niên trí thức luôn là người đi đầu, tự giác trong việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình.
Người nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này có nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Và thế hệ thanh niên, nhất là thanh niên trí thức lại là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, do vậy thế hệ trẻ trước tiên phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” [21, tr.305]. Người nêu rõ những chuẩn mực đạo đức làm định hướng cho sự rèn luyện của thế hệ trẻ: “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân”; “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là kiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm để xây dựng nước nhà” [21, tr.106]. Người còn nhắc thế hệ trẻ phải chống tâm lí tự tư, tự lợi, chỉ lo cho lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lí ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo, giả dối khoe khoang.
Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên khi giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi thì bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụ trước. Người viết: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã làm những gì
cho mình. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?” [18, tr.455]. Khi làm bất cứ việc gì thanh niên cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã.
Người luôn căn dặn thế hệ trẻ: “Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập” [18, tr.398]. Người chỉ rõ, sự nghiệp cách mạng đòi hỏi những con người có văn hoá. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định thanh niên phải học văn hoá, chính trị, kĩ thuật, trong đó cần phải chú ý học lí luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Như vậy, chúng ta thấy rằng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta rất cần đến thanh niên trí thức hay thanh niên trí thức là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Người nói: “Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học” [18, tr.398]. Bởi học để yêu Tổ qốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức, học: “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu, nước mạnh” [18, tr.399]
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thế hệ trẻ muốn xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước thì phải có chí tự động, tự cường, tự lập. Phải có khí khái ham làm việc chứ không ham địa vị. Phải có quyết tâm đã làm việc gì thì phải làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kì được, phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp. Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để đấu tranh cho kì được thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do.
Hồ Chí Minh luôn động viên thế hệ trẻ phải có quyết tâm lớn. Sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, khó khăn, đầy hi sinh gian khổ, thanh niên là một lực lượng to lớn, thanh niên trí thức là lực lượng quan trọng của cách mạng vì vậy thế hệ trẻ phải có quyết tâm lớn thì mới đưa cách mạng
đến thắng lợi. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm cách mạng. Từ kinh nghiệm quý báu của cuộc đời hoạt động của mình, Người khẳng định nếu có quyết tâm cách mạng thì khó khăn đến bao nhiêu con người ta đều vượt qua được. Người đã đưa ra một chân lí, phương châm sống và hành động của thế hệ trẻ:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển