hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, thế hệ trẻ Việt Nam đã không ngừng học tập, sáng tạo, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà. Để thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng đã tin cậy, giao phó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được triệu tập từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 11 năm 1987. Đại hội tập trung chỉ đạo thực hiện 4 chương trình
* Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình, mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
* Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.
* Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc * Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kĩ thuật.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V là đại hội của thế hệ trẻ biểu thị quyết tâm đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kì mới.
Bên cạnh đó, tuổi trẻ Việt Nam đã thực hiện nhiều phong trào và đạt được nhiều thành tích. Hai phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được triển khai rộng khắp, góp phần cổ vũ hàng triệu thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
Phong trào “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” đã được triển khai trong các trường học thông qua các hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, các loại hình câu lạc bộ, các cuộc thi, các giải thưởng, các quỹ khuyến học, khuyến tài… góp phần động viên và cổ vũ học sinh, sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời tạo nên phong trào học tập nâng cao kiến thức, trình độ nghề nghiệp của thanh niên trong và ngoài trường.
Tháng 6 năm 1996, Đảng tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, và nhấn mạnh nước ta đang chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Đại hội cũng xác định mục tiêu: “Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”
Để thực hiện nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra, tháng 12 năm 1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 2, thông qua hai nghị quyết qua trọng: Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
nhiệm vụ đến năm 2000” và Nghị quyết “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”
Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 có ý nghĩa lớn đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Nó tạo cơ hội và tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện nhu cầu học tập, vươn lên nhằm đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ học vấn và tay nghề cao, có đạo đức và nhiệt tình cách mạng, có khả năng đảm đương và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo đảm sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tháng 1 năm 1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tiến hành. Đại hội xác định: Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, xung kích thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội tiếp tục phát triển hai phong trào “Thanh niên lập
nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên một tầm cao mới và đề ra 7 chương trình
hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược cách mạng của đất nước
- Chương trình giáo dục lí tưởng cho thanh niên, tham gia xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Chương trình thanh niên học tập, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ.
- Chương trình thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình dự án trọng điểm quốc gia
- Chương trình thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội
- Chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Chương trình hội nhập quốc tế thanh niên và tăng cường công tác quốc tế của Đoàn.
Thực hiện chủ trương trên, thanh niên trí thức đã ra sức học tập, nghiên cứu khoa học. Trong khối trường học, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng đông. Nhiều hoạt động bổ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học được tổ chức như: Hội thảo phương pháp học tập, Hội nghị nghiên cứu khoa học, Hội nghị Olympic các môn học. Năm 2001các cấp bộ Đoàn đã thành lập và duy trì hoạt động được 23.996 câu lạc bộ học thuật, thu hút 872.682 lượt sinh viên tham gia. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên đạt giải thưởng cao. Từ năm 1997 đến năm 2002 trên cả nước có 1650 công trình sinh viên nghiên cứu khoa học được tuyển chọn tham dự giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, trong đó có 897 công trình đã đoạt giải. Năm 2000 – 2001, quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam đã trao giải thưởng cho 296 công trình đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học [23, tr.205 - 206]
Bên cạnh việc đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, các cấp bộ Đoàn đã triển khai sâu rộng các hoạt động định hướng hỗ trợ học tập cho sinh viên như giới thiệu nhà ở, việc làm, toạ đàm, trao đổi việc làm duy trì và phát huy các loại quỹ “Hỗ trợ tài năng trẻ”, “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Quỹ tín dụng sinh viên”, các giải thưởng: Giải thưởng Lí Tự Trọng, Sao Tháng Giêng, học bổng Nguyễn Thái Bình… Những hoạt động này có tác dụng trực tiếp đến việc khuyến học, khuyến tài trong thanh niên. Thực tế hiện nay tỉ lệ học sinh, sinh viên khá giỏi, số học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế ngày càng cao, phong trào học thêm ngoại ngữ, tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ: năm 2002 các cấp bộ Đoàn đã thành lập và duy trì
3745 câu lạc bộ khoa học kĩ thuật trẻ nhằm đưa nhanh những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
Thanh niên viên chức đô thị tích cực học tập nâng cao trình độ rèn luyện, nâng cao tay nghề, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới. Cán bộ ngành giao thông vận tải đưa ra phong trào CAT (chất lượng – an toàn – tiết kiệm), ngành xây dựng có phong trào CTH (chất lượng - tiến độ - hiệu quả), phong trào ATH (an toàn - tiết kiệm - hiệu quả) của thanh niên ngành than… Trong thời gian 1997 đến 2001 thanh niên khối viên chức có 19905 đề tài sáng kiến kĩ thuật… số đoàn viên thanh niên đi học Trung cấp, Cao đẳng và Đại học tại chức ngày càng tăng.
Chương trình “Thanh niên tình nguyện thực hiện chương trình dự án trọng điểm quốc gia” đã động viên đông đảo đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của đất nước và điạ phương, tiêu biểu là dự án:
Dự án tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi. Dự án tham gia xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn, miền núi.
Dự án y, bác sĩ trẻ tình nguyện.
Việc triển khai thực hiện chương trình: “Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia” đã khẳng định vai trò của các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức trong nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định tính thiết thực và hiệu quả của phong trào thanh niên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng uy tín của Đoàn thanh niên trong xã hội.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII quyết định đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: “Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, phong trào
“Vì người bạn tòng quân”. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” là hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện phát triển rộng rãi, tính giáo dục, tính xã hội, tính nhân đạo ngày càng sâu sắc. Phong trào: “Giành ba đỉnh cao quyết thắng” của thanh niên quân đội thực sự là phong trào hành động cách mạng mang tính quần chúng rộng rãi có nội dung toàn diện, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên quân đội tham gia góp phần xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Phong trào “Thi đua thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy” trở thành phong trào nòng cốt, xuyên suốt mọi hoạt động của Đoàn Thanh niên Công an.
Để thực hiên nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đoàn Thanh niên đã triển khai thực hiện cuộc vận động: “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”. Mục đích của cuộc vận động là nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh thiếu niên về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời huy động tuổi trẻ cả nước chi viện, trợ giúp, phát huy nội lực, tiềm năng tại chỗ của tuổi trẻ địa phương tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, góp phần nâng cao thực hiện chính trị ở những địa bàn trọng điểm.
Trong những năm gần đây, phong trào “Thanh niên tình nguỵên” phát triển rộng rãi, mạnh mẽ. Khởi đầu cho phong trào là chiến dịch ánh sáng văn hoá mùa hè 1994 của 700 sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn chính thức phát động tuổi trẻ cả nước phong trào “Thanh niên tình nguyện” coi đây là “đột phá khâu” nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, các chương trình dự án do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Nội dung của phong trào “Thanh niên tình nguyện” là xung phong đảm nhận và thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, các việc khó, việc mới, khâu trọng yếu như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia xoá đó, giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tình nguyện làm thêm, tình
nguyện học tập, lao động sáng tạo, hăng hía tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng.
Phong trào “Thanh niên tình nguyện” được diễn ra với những loại hình đa dạng, phong phú. Cùng với các hoạt động tình nguyện tại chỗ, các địa phương, đơn vị đều tổ chức các đội hình thanh niên tình nguyện, tập trung vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hoạt động tư vấn và giúp đỡ mùa thi, tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chuyển giao tiến bộ khoa học, kĩ thuật, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân, tham gia xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh chống các tện nạn xã hội, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
Các “Chiến dịch ánh sáng văn hoá mùa hè”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”… được duy trì hoạt động có hiệu quả ở khắp các địa phương, cơ sở. Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè được 100% tỉnh, thành Đoàn hưởng ứng. Trong chiến dịch năm 2002 cả nước đã thành lập đợt y, bác sĩ trẻ tình nguyện với 11. 884 đội viên, tổ chức 2.193 buổi khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 230.390 người, trị giá trên 2,6 tỷ đồng. Tổ chức 3.033 đợt tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kĩ thuật cho 148.388 người, giúp đỡ 165.449 trẻ em đặc biệt khó khăn, mở 2.777 lớp xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thành lập 15.332 đội sinh viên tình nguyện với 54.858 đội viên tham gia hướng dẫn thí sinh trong mùa tuyển sinh, 2.539 đội nhóm thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông [23, tr.215]
Ngoài ra, còn có các phong trào, hành động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như: “Áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn nghĩa tình ấm lòng mẹ”, chăm sóc phụng duỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng. Bên cạnh đó, một số hội ngành nghề của thanh niên đã được thành lập như: Hội doanh nghiệp trẻ, Hội thầy thuốc trẻ, Hội kiến trúc sư trẻ… Các
phong trào của thanh niên đã khơi dậy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện mới, thực sự tạo cơ hội, môi trường để thanh niên thể hiện mình, phát huy tinh thần xung phong, tình nguyện đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, đóng góp sức lực của tuổi trẻ, tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Và trong thời gian gần đây, thế hệ trẻ Việt Nam đã tham gia vào nhiều cuộc thi thế giới và khu vực như: Olympic quốc tế về toán học, hoá học, vật lí, cuộc thi Robocon Châu Á – Thái Bình Dương. Trong các cuộc thi này, Việt Nam đã đạt được những thành tích cao.
Từ các phong trào hành động cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam được trưởng thành về mọi mặt: trình độ văn hoá, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Niềm tin của Đảng vào thế hệ trẻ được củng cố và nâng cao, số thanh niên ưu tú được kết nạp vào Đảng ngày càng tăng theo thời gian.