Một số giải pháp cơ bản để phát huy hơn nữa vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 51)

trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá, sức khoẻ nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy để xây dựng, phát huy hơn nữa vai trò của thanh niên trí thức, phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi sự quan tâm của của tất cả các cấp, các ngành. Ở đây, tôi đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ nhận thức lí luận chính trị của thanh niên

trí thức bằng việc đẩy mạnh học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên trí thức.

Thanh niên trí thức là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong lịch sử nhân loại, thanh niên trí thức luôn là lực lượng xung kích trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập, họ được kế thừa những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại. Họ là những người nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt thời cuộc, họ năng động và dễ thích ứng với diễn biến. Thanh niên trí thức là người nắm bắt những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Chúng ta đang bước vào nền kinh tế tri thức, vì vậy, thanh niên trí thức sẽ là chủ nhân của nền kinh tế này. Họ là người đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Thanh niên trí thức có trách nhiệm to lớn đối với đất nước. Để thanh niên trí thức thực sự là chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp họ ý thức được nghĩa vụ đối với đất nước, ý thức được con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.

Đất nước ta đang trong quá trình chuyển mình sang một giai đoạn mới, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. Điều này, đang tạo ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách cho nước ta. Vấn đề là làm sao hoà nhập mà không hoà tan, hoà nhập để phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mặt khác, chúng ta thấy rằng thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước bên cạnh những kết quả to lớn mà chúng ta đạt được như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được nâng cao, bộ mặt đất nước thay đổi, nhưng chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế, tiêu cực do tác

động của mặt trái kinh tế thị trường, biểu hiện rõ nhất là vấn đề tha hoá đạo đức, sự xuống cấp đạo đức, lối sống đặc biệt là tầng lớp cán bộ, thanh niên trí thức. Một bộ phận thanh niên trí thức vì nhu cầu, lợi ích trước mắt, vì chạy theo đồng tiền mà đánh mất mình, nhiều người sống buông thả rơi vào nghiện ngập, xa rời mục tiêu lí tưởng cộng sản… Đây là một nguy cơ to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có lập trường vững vàng, giúp họ hình thành nhân cách con người mới, giúp họ ý thức được việc học tập, nâng cao kiến thức và thấy được vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đó là điều kiện, là cơ sở để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bên cạnh việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay chúng ta cần phải quan tâm giáo dục các tri thức khoa học nhằm đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, giúp họ nắm bắt được các tri thức mới, đặc biệt làm chủ các tri thức khoa học, công nghệ. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ.

Đổi mới công tác giáo dục cũng là giải pháp cần thiết từ trước đến nay, việc giáo dục thanh niên nói chung chưa thực sự phù hợp với đặc điểm, đặc tính của thế hệ trẻ. Cần phải nhận thức công tác giáo dục thanh niên ngày nay có những khó khăn nhất định do lịch sử chi phối vì vậy cần phải tìm ra những con đường mới để họ tiếp cận chân lí khoa học bằng chính sự tìm tòi, sáng tạo của bản thân. Trong đó, trước hết phải bắt đầu từ chủ nghĩa yêu nước và phải coi đó là con đường chủ đạo và có hiệu quả lớn nhất. Đồng thời phải kết hợp giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống cách mạng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong

thanh niên. Nội dung giáo dục phải toàn diện: Giáo dục phải phục vụ đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Đảm nhiệm trách nhiệm cao cả này là sự kết hợp của ba môi trường đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Thông qua công tác giáo dục mà thanh niên trí thức tiếp thu được các kiến thức của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đó chính là kim chỉ nam, là nguồn lực, là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy thanh niên trí thức tham gia tích cực, sáng tao và tự giác trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ hai: Đổi mới phương thức hoạt động trong các tổ chức của thanh

niên.

Thanh niên trí thức được tập hợp trong các tổ chức của thanh niên Việt Nam nói chung. Các tổ chức của thanh niên như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam… cần phải đổi mới phương thức hoạt động của mình nhằm thu hút, tập hợp càng đông, rộng rãi thanh niên để giáo dục và rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Tìm tòi và tổ chức nên những phong trào mới, đa dạng các hình thức hoạt động của thanh niên mang ở tầm vĩ mô quốc gia, ở các ngành, các tỉnh và đăc biệt là các cơ sở sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm từng vùng miền, từng lĩnh vực thanh niên đang sinh sống, công tác. Những hoạt động, những tổ chức đó là nơi giáo dục và học tập của thanh niên về tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng, văn hoá lối sống. Cũng từ các phong trào đó mà đào tạo, rèn luyện mà lựa chọn đựơc cán bộ trẻ. Thanh niên là tuổi trẻ, tuổi trẻ là sáng tạo, bước vào thế kỉ mới với những tiến bộ không ngừng của khoa học, công nghệ, trong thời đại bùng nổ thông tin, dưới sự lãnh đạo của Đảng thanh niên cần sáng tạo hơn nữa các hình thức tổ chức và hoạt động của mình, tạo ra các điều kiện giao lưu quốc tế, giao lưu văn hoá để tuổi trẻ tiếp nhận những giá trị văn hoá mới, theo đó có điều kiện nâng cao

nhận thức, định hướng sáng tạo văn hoá, khai thác tiềm năng vốn có của thanh niên.

Thứ ba: Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhân

tài và phát huy tính năng động, sáng tạo tích cực của thanh niên trí thức. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, thanh niên trí thức trong xã hội có sự khác nhau về trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, tư tưởng chính trị… Tuy nhiên, dù ở chế độ nào họ cũng là lực lượng đại diện cho trí tuệ đương thời, cho trình độ lao động phức tạp, lao động sáng tạo và là lực lượng quan trong thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của mỗi dân tộc. Vì vậy phải có chính sách phù hợp, động viên và khích lệ thanh niên trí thức, chuyên gia đầu ngành, các cán bộ khoa học kĩ thuật làm giàu trí tuệ, khả năng phát minh sáng chế khoa học.

Thanh niên trí thức rất cần được tin cậy và sử dụng đúng người, đúng việc, được tôn vinh và bảo đảm môi trường tự do cho lao động, sáng tạo. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần phải có chính sách thu hút nhân tài, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, “hao mòn chất xám” làm tài sản quốc gia “thâm hụt” không thể phát triển. Đảng và Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để xây dựng và phát triển thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên trí thức nói riêng ngang tầm với dân tộc và thời đại. Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực thanh niên trí thức, Nhà nước cần có chính sách đào tạo, bố trí,sử dụng đãi ngộ.

Quan tâm đến quyền lợi chính đáng của thanh niên trí thức, tạo điều kiện lao động, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, học tập, tạo điều kiện cho họ làm việc, nghiên cứu khoa học – công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm đầu thế kỉ XX, nhân loại đang đứng trước những khó khăn, thách thức quyết liệt của sự biến đổi phức tạp của tình hình chính trị,

xung đột vũ trang trên thế giới trong thế kỉ này không phải do các vấn đề địa lí, sắc tộc, tôn giáo mà còn tập trung vào việc giành giật các nguồn tài nguyên vì các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần. Ngày nay, nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế, tăng hàm lượng chất xám vào các sản phẩm nhằm nâng cao đời sống con người. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của thanh niên trí thức. Nhà nước cần phải đưa thanh niên trí thức đi học ở một số nước có trình độ khoa học, công nghệ phát triển.

Như vậy, thanh niên trí thức là người thông minh, tự tin, có năng lực … song bên cạnh đó, họ cũng là những người trẻ tuổi rất bồng bột, tự phát, dễ lây nhiễm thói hư tật xấu nên dễ bị kẻ thù lợi dụng điểm yếu này để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để phát huy vai trò của thanh niên trí thức, để thanh niên trí thức có điều kiện cống hiến hết khả năng của mình cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì Đảng và Nhà nước phải có chính sách thích hợp để thu hút, tập hợp nhân tài, có chính sách phát hiện, đào tạo, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức. Bên cạnh đó, thanh niên trí thức cần nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đưa đất nước tiến cùng nhịp bước khẩn trương của thời đại, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Cùng với việc tu dưỡng đạo đức công dân, đạo đức cán bộ, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, một đòi hỏi hết sức cấp bách là nâng cao năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đặc biệt là bản lĩnh tự tin, không né tránh những vấn đề liên quan đến chính trị, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân và Tổ quốc. Khắc phục hạn chế của thanh

niên trí thức đó là tâm lí e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, nôn nóng, chủ quan…. Có được sự phối hợp chặt chẽ của các giải pháp trên, đội ngũ thanh niên trí thức chắc chắn sẽ có được những cống hiến to lớn cho Tổ quốc vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

KẾT LUẬN

Trải qua mấy thập kỉ, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua tư tưởng của Người, chúng ta thấy rõ được vị trí, vai trò của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Họ chính là lực lượng để đưa dân tộc ta bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu, đưa nước ta có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới. Họ là những người có vinh dự lớn và cũng có trách nhiệm lớn đối với vận mệnh của dân tộc, là người phát huy thành quả cách mạng lên tầm cao mới.

Trong 25 năm đổi mới vừa qua, một thế hệ thanh niên “8X” đã ra đời và từng bước trưởng thành. Có thể nói ít có thời kì nào mà tuổi trẻ Việt Nam lại có cơ hội và vai trò to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, khi mà kinh tế thị trường đang ngày càng hiện thực, làm biến đổi nhiều mặt đời sống xã hội, với sự phát triển tích cực thì cũng đã xuất hịên, ngày càng gia tăng lối sống thực dụng ích kỉ. Trong bối cảnh đó, chính số đông thanh niên lại là lực lượng đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Hàng chục ngàn thanh niên trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn miền núi, hàng ngàn các doanh nhân, doanh nghiệp trẻ đang hăng hái, trăn trở góp phần tạo nên “Thương hiệu Việt” và nhiều bạn trẻ khác đang khởi nghiệp bằng chính bàn tay, khối óc dám nghĩ, dám làm và biết làm của mình.

Hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, khả năng cách mạng của thanh niên trí thức đã chứng minh thanh niên trí thức là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng, họ là nguồn nhân lực lao động có chất lượng, là đội quân xung kích cách mạng trong lao động, công tác trong các ngành mũi nhọn, then chốt của đất nước. Họ là thế hệ kế tục sự nghiệp

cách mạng của Đảng của dân tộc, bên cạnh đó họ còn là lớp người sáng tạo, xây dựng xã hội mới. Để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, trên cơ sở đó tiếp tục ban hành và thực hiện những chính sách thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển của thế hệ trẻ trên nhiều lĩnh vực: đời sống, lao động, học tập và rèn luyện. Như vậy, chúng ta không chỉ coi trọng giáo dục toàn diện: “Đức, Trí, Thể, Mĩ” mà còn phải biết tập hợp, đoàn kết tất cả thanh niên trí thức, phát huy sức trẻ và trí tuệ của thanh niên trí thức là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay. Đó là việc làm, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân, toàn xã hội và bản thân mỗi gia đình và bản thân Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng phải cố gắng tự đổi mới mình để phát huy ảnh hưởng trong giới trẻ, tập hợp đông đảo thanh niên. Bên cạnh đó, thanh niên trí thức cũng phải nhận thức rõ, đầy đủ về vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân, phải ra sức học tập, tu dưỡng rèn, luyện đạo đức sao cho xứng đáng với sự tin tưởng, kì vọng của Bác, của Đảng, của Nhà nước và của toàn thể nhân dân.

Chúng ta có thể thấy rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì thanh niên trí thức Việt Nam vẫn là người phản ánh, thể hiện rõ nhất hình ảnh của dân

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)