Trong đường lối phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Nhiệm vụ ấy
được xác định trên cơ sở phân tích những tác dụng cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nền kinh tế đất nước hiện nay.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội. Đó là một quá trình thực hiện chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát thấp, nền nông nghiệp lạc hậu. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học – công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra cơ sở vật chất làm biến đổi về chất lượng sản xuất, nhờ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực- nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng, lãnh thổ hợp lí theo hướng chuyên canh tập trung, làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền trở nên thống nhất hơn.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trên cơ sở đó củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Đặc biệt góp phần tăng cường sức mạnh quyền lực và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế của nhà nứơc. Ngoài ra, công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng- an ninh.
Tóm lại, thành tựu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ mọi mặt của đất nước. Chính vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đến thắng lợi thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực… Trong các yếu tố đó thì nguồn nhân lực giữ vai trò cơ bản nhất, quyết định nhất và đặc biệt là tầng lớp thanh niên trí thức đối với sự