Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 38)

động thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hiểu rõ thanh niên trí thức là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã đưa ra quan điểm vận động thanh niên nhằm phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã thể hiện cách nhìn nhận mới về vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Thanh niên phải được bảo đảm việc làm khi bước vào đời và được quan tâm giáo dục về nhân cách, bản lĩnh và lí tưởng theo phương châm “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Phải ý thức đầy đủ rằng chính thanh niên là lớp người có sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Mạnh dạn giao trách nhiệm cho thanh niên và thông qua các hoạt động xã hội mà đào tạo bồi dưỡng họ” [3, tr.116]. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ củng cố và phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng hướng mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo nhân dân vào các phong trào cách mạng.

Ngày 27 tháng 3 năm 1990, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám thông qua Nghị quyết 8B/ TW về: “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Đây là một nghị quyết vừa có tính cơ bản, chiến lược vừa có tính cấp bách, thể hiện các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng của Đảng trong thời kì đổi mới.

- Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. - Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

- Công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước các đoàn thể nhân dân.

Nghị quyết đề ra phương hướng đổi mới công tác quần chúng của các đoàn thể, Nhà nước và của Đảng.

* Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể và tổ chức quần chúng.

Nghị quyết chỉ rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các đoàn thể và tổ chức quần chúng bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… là những đoàn thể chính trị - xã hội của các giai cấp và tầng lớp nhân dân, do Đảng lãnh đạo, là người đại diện bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lí Nhà nước, là trường học xã hội chủ nghĩa của đoàn viên, hội viên là nòng cốt của phong trào cách mạng quần chúng.

Các đoàn thể đổi mới việc xây dựng tổ chức theo hướng coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, tích cực xây dựng cơ sở vững mạnh, thu hẹp diện yếu kém

Các hội là những tổ chức quần chúng rộng rãi, tuỳ đặc điểm riêng của từng hội mà tổ chức linh hoạt, có thể có quy mô toàn quốc, hoặc chỉ tổ chức ở địa phương và cơ sở. Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội cần cử những người có tín nhiệm vào hoạt động trong các hội quần chúng. Các cấp uỷ Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức, hướng dẫn các đoàn thể và tổ chức quần chúng hoạt động đúng hướng, đúng pháp luật và có hiệu quả cao.

* Tăng cường công tác quần chúng của bộ máy nhà nước.

Nghị quyết xác định: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Các cơ quan chính quyền, các cấp điều hành chức năng quản lí Nhà nước đồng thời

làm tốt công tác vận động quần chúng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng củng cố chính quyền. Việc bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền các cấp về công tác vận động quần chúng cần được coi trọng. Tiếp tục xây dựng các đoàn thể.

* Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đây là một nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách mạng.

Tháng 3 năm 1991, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 25 về: “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”. Nghị quyết đã nêu lên những quan điểm cơ bản về công tác thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trong mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người, xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để thanh niên phát huy nhân cách của mình và cống hiến nhiều nhất.

Đoàn kết và tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, vì lợi ích thiết thực của mọi tầng lớp thanh niên theo con đường xã hội chủ nghĩa, dân chủ và công bằng xã hội, vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ. Các tổ chức thanh niên, thiếu niên phải đa dạng theo nghề nghiệp, sở thích và các nhu cầu khác của thanh niên, xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh làm hạt nhân nòng cốt của phong trào thanh niên và làm lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc và của Đảng.

Phối hợp chặt chẽ các tổ chức của hệ thống chính trị- xã hội, phối hợp giữa gia đình, trường học và xã hội trong công tác thanh niên. Tổ chức phong trào hành động cách mạng của thanh niên phải đi đôi với việc Nhà nước xây

dựng và thực hiện các chính sách bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ của tuổi trẻ. Chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, thiếu niên là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và toàn xã hội.

Ngày 14 tháng 1 năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII họp và ra Nghị quyết: “Về công tác thanh niên trong thời kì mới”. Nghị quyết đánh giá một cách khách quan, khoa học thực trạng lực lượng và phong trào thanh niên cả về mặt mạnh và mặt yếu. Từ sự đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình thanh niên và công tác thanh niên, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khoá VII) đã xác định những phương hướng lớn trong chính sách thanh niên. Nghị quyết quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ, về ý nghĩa trọng đại của việc xây dựng thế hệ cách mạng kế tục sự nghiệp quang vinh của Đảng.

Hội nghị đã xác định những phương hướng lớn trong chính sách thanh niên:

Thực hiện chính sách đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu.

Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ. Đối với những tài năng trẻ - tài sản quý báu và niềm tự hào của dân tộc, của chế độ, Nghị quyết chỉ rõ: “Bồi dưỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên, sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ vào các vị trí xứng đáng với đức, tài của họ, nâng cao tỉ lệ cán bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí ở các cấp, các ngành”.

Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Thực hiện chủ trương đề ra trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khoá VII) về việc lập cơ quan phụ trách công tác thanh niên

của Chính phủ, ngày 12 tháng 6 năm 1993 chính phủ đã ban hành: “Nghị quyết 41 – CP về thành lập uỷ ban Thanh niên Việt Nam”, xác định chức năng, nhiệm vụ quản lí Nhà nước của Uỷ ban về công tác thanh niên. Điều 1 của Nghị định ghi rõ: Uỷ ban Thanh niên Việt Nam là cơ quan tổ chức phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đoàn thể nhân dân để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về thanh niên; giúp Chính phủ quản lí Nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên.

Ngay sau khi Nghị quyết lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã họp để nghiên cứu quán triệt và bàn biện pháp tổ chức thực hiện. Kế hoạch triển khai Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập trung vào các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về vai trò, trách nhiệm lớn của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện cuộc vận động củng cố và xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và vận động toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng.

- Tổ chức các phong trào hành động của Đoàn. Phát động hai phong trào lớn: phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”.

Mục tiêu của phong trào “Thanh niên lập nghiệp” là tổ chức động viên, khuyến khích thanh niên học tập, rèn luyện, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu lập thân, lập nghiệp để làm giàu cho gia đình, bản thân và đất nước.

Mục tiêu của phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” là giáo dục cho đoàn viên thanh niên ý thức và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng nhằm đấu tranh chống diễn biến hoà bình của kẻ thù, tích cực tham gia chống tham nhũng, buôn lậu, chống nghiện hút, mại dâm, văn hoá

phẩm đồi trụy và các tệ nạn xã hội khác, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới là sự thể hiện sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thế hệ trẻ và phát huy vai trò, sức mạnh của thế hệ trẻ trong cách mạng. Đảng đã đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên và đặt rất cao vị trí của công tác thanh niên trong sự nghiệp đổi mới. Đảng chủ trương phát huy lực lượng và tiềm năng to lớn của thanh niên, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để họ thực hiện sứ mệnh lịch sử của tuổi trẻ đi đầu và đưa đất nước tiến lên. Đó là những quan điểm của Đảng ta về công tác vận động quần chúng nói chung, thanh niên nói riêng và đồng thời cũng là những quan điểm vận động thanh niên trí thức. Các quan điểm trên của Đảng đã mở ra một thời kì phát triển mới cho công tác Đoàn và phong trào của thanh niên nước ta.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 38)