vậy mới rút ngắn quá trình công nghiệp hoá. Hiện đại hoá có thể được hiểu là quá trình chuyển biến từ “xã hội cổ truyền sang “xã hội hiện đại”trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong đó đặc biệt là hiện đại hoá về kinh tế như; mức độ phân công lao động ngày càng gia tăng, sử dụng các kĩ thuật quản lí, các công nghệ mới, sự lớn mạnh của các hệ thống thương mại và các phương tiện giao dịch thương mại.
Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá là một tất yếu với tất cả các quốc gia đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì việc gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá sẽ cho phép nước ta tranh thủ ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Điều này cho thấy rằng công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá là một tất yếu khách quan.
2.1.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. ta.
Mỗi phương thức sản xuất của xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất – kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất, thoả mãn nhu cầu xã hội.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta thì nhiệm vụ quan trọng nhất là phải xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Để thực hiện đựơc những nhiệm vụ này
nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp phát triển
Chủ nghĩa xã hội tồn tại và phát triển cũng cần có một nền kinh tế tăng trưởng cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu chủ nghĩa xã hội về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Cơ sở vật chất – kĩ thuật đó phải tạo ra được một năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội đựơc thiết lập chưa hoàn thiện. Vì vây, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tất yếu, khách quan để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế như hiện nay đặc biệt với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão đã đặt ra nhiều thời cơ thuận lợi. Đồng thời cũng có nhiều khó khăn và thách thức thì việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một tất yếu để chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi nhằm tránh tụt hậu với nền kinh tế thế giới. Đồng thời hạn chế những khó khăn, thử thách đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.