II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC 1 Các dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
1. Các dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa
1.1.Tài trợ phát hành thư tín dụng
Trong thương mại quốc tế, khoảng cách địa lý giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ở xa nhau đã dẫn đến những trở ngại, khó khăn cho quá trình giao dịch. Nhà xuất khẩu không có đầy đủ thông tin về năng lực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà nhập khẩu vì vậy họ không yên tâm khi bán hàng cho nhà nhập khẩu. Tương tự như vậy nhà nhập khẩu lo ngại khi đă thanh toán, nhưng đến lúc nhận hàng có thể hàng thiếu về số lượng, chất lượng không đảm bảo, hay thậm chí là không có hàng nếu như nhà xuất khẩu cố tình lập bộ chứng từ giả mạo để lừa đảo.
Xuất phát từ những mối quan ngại đó, phương thức tín dụng chứng từ đã ra đời nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại nêu trên, góp phần tạo ra sự tin tưởng giữa các bên và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển hơn nữa
Theo đó, phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ở đây là ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi) số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
Hình 1: Sơ đồ mô tả các bên tham gia trong quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
Cụ thể theo các bước như sau:
(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương
(2) Người nhập khẩu làm đơn đề nghị mở thư tín dụng và các thủ tục tín dụng cần thiết đến ngân hàng phát hành để được phát hành thư tín dụng
83
Ngân hàng thông báo Advising Bank
Người hưởng lợi
Beneficiary Người yêu cầuApplicant Ngân hàng phát hành Issuing Bank 3 6 7 1 5 6 4 2 3
(3) Ngân hàng phát hành tiến hành mở thư tín dụng thông qua ngân hàng thông báo (4) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng
(5) Người thụ hưởng tiến hành giao hàng cho người yêu cầu
(6) Người thụ hưởng xuất trình chứng từ qua ngân hàng thông báo để gửi đi đòi tiền ngân hàng phát hành
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(8) Người nhập khẩu thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phát hành nếu bộ chứng từ có bất đồng, trường hợp bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp người nhập khẩu sẽ phải thanh toán
Như vậy, theo phương thức tài trợ này ngân hàng phát hành sẽ thay mặt nhà nhập khẩu cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu trong một thời hạn xác định nếu như nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng
Để được tài trợ nhà nhập khẩu sẽ lập đơn yêu cầu mở thư tín dụng và toàn bộ hồ sơ cần thiết gửi cho ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng sẽ kiểm tra nội dung đơn mở với hợp đồng nhập khẩu và thẩm định tình hình tài chính của nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng, hợp đồng nhập khẩu và đơn mở phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng chấp nhận tài trợ cho vay để phát hành thư tín dụng
Trong nhiều trường hợp, tùy vào điều kiện xếp hạng tín dụng của khách hàng, tính chất của hàng hóa nhập khẩu, trước khi phát hành thư tín dụng, ngân hàng sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định trị giá thư tín dụng hoặc sẽ được vay toàn bộ 100% trị giá thư tín dụng.
1.2. Tài trợ bảo lãnh nhận hàng
Bảo lănh ngân hàng là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong thư bảo lănh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Ngân hàng không bảo lănh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm
vi số tiền trong thư bảo lănh. Bảo lănh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện với bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù. Bảo lănh nhận hàng là một trong những dịch vụ của bảo lănh ngân hàng.
Bảo lănh nhận hàng là cam kết của ngân hàng được phát hành khi bộ chứng từ nhập khẩu gốc, vận đơn gốc chưa về đến ngân hàng, cho bên nhận bảo lănh (thường là các hãng tàu, các công ty dịch vụ vận tải), cam kết với bên nhận bảo lănh rằng bên được bảo lănh là người nhận lô hàng hợp pháp. Trong trường hợp có tranh chấp về người nhận lô hàng nói trên thì ngân hàng bảo lănh phải thực hiện các nghĩa vụ đă cam kết trong bảo lănh đă phát hành.
Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu có thể lấy hàng hóa trước khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, giảm thiểu chi phí lưu kho bãi, đảm bảo chất lượng hàng hóa
1.3. Xác nhận thư tín dụng
Trong thương mại quốc tế khi nhà XK không thật sự tin tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng phát hành L/C, họ yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán ( xác nhận) của một ngân hàng khác, phải là một ngân hàng có uy tín. Ngân hàng tài trợ bằng cách ký xác nhận vào L/C đă được mở, giá trị và thời hạn hiệu lực của L/C. Thực chất của việc ký xác nhận L/C là một nghiệp vụ bảo lănh cho uy tín của ngân hàng phát hành. Nhà XK không bị rủi ro khi sử dụng loại L/C xác nhận.
Khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C, thì sẽ được ngân hàng xác nhận thanh toán giá trị L/C như cam kết, sau đó ngân hàng phát hàng sẽ hoàn lại số tiền cho ngân hàng xác nhận.
Ngân hàng xác nhận thường có mối quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành và có thể cấp cho ngân hàng phát hành một hạn mức tín dụng, đó là cơ sở để ngân hàng quyết định có đồng ý xác nhận L/C. Hoặc ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng phát hành phải ký quỹ xác nhận L/C, mức ký quỹ xác nhận có thể lên đến 100% giá trị L/C, thêm vào đó ngân hàng phát hành L/C phải trả một mức phí xác nhận L/C rất cao. Ngân hàng xác nhận được thu phí xác nhận L/C theo mức quy
định, thông thường do nhà xuất khẩu chịu.
1.4. Tài trợ phát hành các loại thư tín dụng đặc biệt 1.4.1. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C). 1.4.1. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C).
Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn với giá trị tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích lũy (non-cumulative revolving L/C), còn nếu được phép cộng dồn thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy ( cumulative revolving L/C)
Trường hợp sử dụng: đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh gây ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán. Bởi nếu mỗi lần mua hàng lại phải ký hợp đồng, mở một L/C mất nhiều thời gian để ký kết hay làm thủ tục mở L/C, người bán thì không chủ động đầu ra còn người mua thì cũng không chủ động về nguồn hàng
Lợi thế của L/C tuần hoàn là tạo điều kiện tốt cho nhà NK mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Hơn nữa, bên mua cũng không muốn nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc vì phải tính đến chi phí lưu kho,bảo quản và việc quay vòng vốn. Đồng thời nhà NK khi mở L/C tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các loại L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, giúp nhà NK không bị ứ đọng vốn, không bị tính phí mở L/C nhiều lần. Nhà XK không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà XK có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.
L/C tuần hoàn được sử dụng phổ biến trong buôn bán với các bạn hàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau.
Thông thường có 3 cách tuần hoàn như sau:
Tuần hoàn tự động: L/C sau có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của ngân hàng phát hành cho nhà nhập khẩu biết.
Tuần hoàn bán tự động: nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đă sử dụng hết mà ngân hàng phát hành không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.
Tuần hoàn hạn chế: là chỉ khi nào ngân hàng phát hành thông báo cho người bán thh L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
1.4.2.Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).
Rủi ro đối với nhà NK là khi nhà XK nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng là rất lớn. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho nhà NK, ngân hàng mở L/C dự pḥng sẽ cam kết với nhà NK sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đă đề ra. L/C như thế gọi là L/C dự phòng. Hiện tại loại L/C khá phát triển ở Mỹ trong quan hệ một bên là người đặt hàng (người mua) và một bên là người sản xuất (người bán). Những khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền đặt cọc, tiền ứng trước hay phí mở L/C...chiếm từ 10 đến 15% giá trị đơn đặt hàng. Việc bảo đảm hoàn trả số tiền đó cho người đặt hàng khi người sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế.
Thư tín dụng dự phòng không mang tính chất là phương thức thanh toán hàng hóa XNK, mà chỉ có tính chất đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện đúng hợp đồng.
1.5.Tài trợ thanh toán bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện là sẽ giao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện quy định khác
Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu
87 Ngân hàng thu Collecting Bank Ngân hàng chuyển Remitting Bank 7 4 6 5 7 3 1 2 Người trả tiền Drawee Người hưởng lợi
Hình 2: Sơ đồ mô tả các bên tham gia trong quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(1) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương (2) Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu
(3) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ đòi tiền ra ngân hàng chuyển nhờ thu gồm có lệnh nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa
(4) Ngân hàng chuyển gửi bộ chứng từ đến ngân hàng đại lý của mình nhờ thu hộ (5) Ngân hàng thu hộ thông báo bộ chứng từ về cho nhà nhập khẩu
(6) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán lấy bộ chứng từ thì ngân hàng thu hộ sẽ trả chứng từ cho nhà nhập khẩu đi lấy hàng
(7) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền cho ngân hàng chuyển sau khi trừ đi phí để ngân hàng chuyển báo có vào tài khoản cho người xuất khẩu
Trong trường hợp này, đóng vai trò là ngân hàng thu hộ, các NHTM sẽ tài trợ cho các nhà nhập khẩu bằng hình thức cấp tín dụng để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Cụ thể, khi nhận được chỉ dẫn nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài, NHTM sẽ tiến hành thông báo nội dung nhờ thu cho nhà nhập khẩu. Sau khi nhà nhập khẩu hoàn tất thủ tục tín dụng, ngân hàng sẽ trả bộ chứng từ gốc cho nhà nhập khẩu để đi lấy hàng, đồng thời thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu