Đánh giá liposom gắn PEG tạo thành

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo liposom doxorubicin gắn PEG (Trang 35 - 38)

3.1.2.1. Kích thước tiểu phân và sự phân bố kích thước tiểu phân

Kích thước tiểu phân trung bình và phân bố kích thước tiểu phân của các liposom tạo thành được xác định bằng thiết bị Zetasizer ZS90 như trình bày ở mục 2.3.2.1. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1 và phụ lục 1.

Bảng 3.1. Kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân của các mẫu liposom gắn PEG và liposom không gắn PEG

Mẫu liposom PDI

Kích thước trung bình theo đường kính (nm) Phân bố KTTP theo thể tích (%) Độ rộng pic (nm)

Trước khi tải thuốc

Liposom 0,074 108,9 100 34,98

PEG-liposom 0,081 100,6 100 33,12

Liposom sau khi tải thuốc

Liposom

doxorubicin 0,110 135,8 100 51,53

PEG-liposom

doxorubicin 0,179 124,9 100 70,18

Nhận xét:

- Với liposom trước khi tải thuốc: Không có sự khác biệt đáng kể giữa liposom gắn và không gắn PEG sau khi sử dụng phương pháp đẩy qua màng để làm nhỏ kích thước và đồng nhất hóa tiểu phân. Chỉ số đa phân tán (PDI) tương đối thấp (PDI <0,3) ở cả hai mẫu liposom, cho thấy hai hệ liposom tạo thành là khá đồng nhất. Đa số các liposom tạo thành có kích thước khoảng 100 nm.

- Sau quá trình tải thuốc, kích thước trung bình của 2 mẫu liposom tăng lên: khoảng 27 nm với liposom không gắn PEG và khoảng 25 nm với liposom gắn PEG. Tuy nhiên, 2 mẫu liposom doxorubicin đều có kích thước tiểu phân nhỏ hơn 200 nm. Chỉ số PDI cũng tăng lên tương ứng với sự tăng của độ rộng pic nhưng vẫn nhỏ hơn 0,3 nên hệ liposom tạo thành tương đối đồng nhất.

3.1.2.2. Thế zeta

Thế zeta được xác định bằng thiết bị Zetasizer ZS90 như trình bày trong mục 2.3.2.2 . Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2 và phụ lục 2.

Bảng 3.2. Thế zeta và độ di chuyển của các mẫu liposom gắn PEG và liposom không gắn PEG

Mẫu liposom Thế zeta

(mV)

Độ di chuyển (Mobility) (µm.cm/V.s)

Trước khi tải thuốc

PEG-liposom - 10,1 - 0,7921

Sau khi tải thuốc

Liposom doxorubicin - 40,1 - 3,140

PEG-liposom doxorubicin - 8,88 - 0,6963

Nhận xét:

Các liposom không gắn PEG (trước và sau tải thuốc) có thế zeta tương đối tốt (|Z| > 30 mV) cho thấy khả năng ổn định của hệ là khá cao. Thế zeta của liposom gắn PEG rất thấp, - 10,1 mV trước khi tải thuốc và - 8,88 mV sau khi tải thuốc. So với liposom không gắn PEG, liposom gắn PEG di chuyển chậm hơn và giá trị tuyệt đối của thế zeta do đó cũng giảm.

3.1.2.3. Hiệu suất liposom hóa doxorubicin

3.1.2.3.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn doxorubicin hydroclorid

Dung dịch chuẩn doxorubicin hydroclorid (DOX) được pha trong NaCl 0,9% với các nồng độ 0,1; 0,15; 0,2; 0,25; 0,3; 0,35; 0,4 mg/ml. Pha loãng 10 lần các dung dịch trên bằng Triton X-100 1% rồi tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 480 nm. Kết quả mối tương quan giữa độ hấp thụ (DS-DOX) và nồng độ dung dịch DOX (CS-DOX) được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ của doxorubicin hydroclorid trong môi trường NaCl 0,9% và Triton X-100 1% (tt/tt)

CS-DOX

(mg/ml) 0,01 0,015 0,02 0,025 0,03 0,035 0,04

DS-DOX 0,201 0,299 0,403 0,507 0,608 0,711 0,824

Chú thích: CS-DOX: Nồng độ của dung dịch DOX (mg/ml)

DD-DOX: Độ hấp thụ của dung dịch DOX tại bước sóng 480nm.

Từ kết quả trên, chúng tôi dựng đồ thị thể hiện sự tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ DOX trong môi trường NaCl 0,9% và Triton X-100 1%. Đồ thị được biểu diễn trong hình 3.1.

Hình 3.1. Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ doxorubicin hydroclorid trong môi trường NaCl 0,9% và Triton X-100 1%

Nhận xét:

Từ đồ thị ta thấy trong nồng độ DOX khảo sát (từ 0,01 – 0,04 mg/ml), độ hấp thụ phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ DOX. Đường chuẩn thu được dạng đường thẳng, có phương trình hồi quy là y = 20,7x – 0,009 với hệ số tương quan R = 0,999 ≈ 1. Do vậy, có thể sử dụng phương pháp đo quang ở bước sóng 480 nm với khoảng nồng độ trên để định lượng DOX.

3.1.2.3.2. Hiệu suất liposom hóa doxorubicin

Doxorubicin được tải vào lõi nước của liposom nhờ sự chênh lệch nồng độ amoni sulfat. Doxorubicin tự do (không được liposom hóa) được loại đi bằng phương pháp thẩm tách. Nồng độ doxorubicin toàn phần của mẫu liposom trước và sau khi thẩm tách loại doxorubicin tự do được xác định dựa vào phương trình hồi quy thiết lập được trong mục 3.1.2.3.1. Hiệu suất liposom hóa doxorubicin được tính theo công thức (1) ở mục 2.3.2.4. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hiệu suất liposom hóa của mẫu liposom gắn PEG và liposom không gắn PEG

Mẫu liposom Trước loại DOX tự do Sau loại DOX tự do Hiệu suất (%) Độ hấp thụ Nồng độ (mg/ml) Độ hấp thụ Nồng độ (mg/ml) (%) Liposom 0,481 1,894 0,430 1,697 89,60 PEG-liposom 0,483 1,901 0,397 1,569 82,54 Nhận xét:

Hiệu suất liposom hóa doxorubicin của hai mẫu liposom đều khá cao. Có sự chênh lệch nhỏ giữa hiệu suất liposom hóa của 2 mẫu liposom: mẫu PEG-liposom có hiệu suất thấp hơn (82,54% so với 89,60%).

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo liposom doxorubicin gắn PEG (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)