Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng thực bào máu có nhiễm EBV và đánh giá đáp ứng điều trị (Trang 56 - 58)

- Thiếu máu: Theo bảng 3.12, tỷ lệ BN có thiếu máu (Hb < 11g/dl) là 94,3%, chỉ có 5,7% BN không thiếu máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Henter JI (1991) 94% [31]. Trong đó, thiếu máu nặng chiếm tỷ lệ thấp (5,7%), thiếu máu vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (58,5%) và thiếu máu nhẹ 30,2%. Thiếu máu là triệu chứng phổ biến của HLH. Tuy nhiên, biểu

hiện này thay đổi theo tiến triển của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm chẩn đoán xác định đa số BN đã có biểu hiện thiếu máu nhưng chủ yếu là thiếu máu mức độ vừa và nhẹ.

- Giảm BCĐNTT: giảm BCĐNTT được xác định khi BCĐNTT < 1G/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có giảm BCĐNTT chiếm tỷ lệ 66%, giảm BCĐNTT mức độ nặng (< 0,5 G/l) chiếm tỷ lệ cao nhất 34%, mức độ vừa (0,5-1 G/l) chiếm tỷ lệ 20,8% và mức độ nhẹ (1-1,5 G/l) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,3%. Giảm số lượng BCĐNTT < 1G/l chiếm tỷ lệ 56,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của các tác giả khác, BCĐNTT < 1G/l chiếm tỷ lệ từ 58 – 100% [6], [17], [34].

- SLTC giảm: Theo Chen CJ (2003) thì SLTC giảm là một chỉ điểm hữu hiệu cho rằng bệnh đang trong giai đoạn hoạt động bởi vì SLTC tăng rất sớm khi bệnh thuyên giảm và SLTC giảm khi bệnh tái phát. Tỷ lệ BN có SLTC < 100 G/l trong nghiên cứu của chơng tôi là 75,4%. SLTC giảm gặp ở các mức độ khác nhau: từ rất nặng (< 20 G/l), nặng (20 - < 50 G/l cho đến vừa (50- < 100 G/l)và nhẹ (100 - < 150 G/l). Theo bảng 3.14, SLTC giảm chủ yếu ở mức độ vừa (39.6%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Chen CJ tỷ lệ BN có SLTC giảm < 100 G/llà 82% [17].

- Giảm ít nhất 2 trong 3 dòng máu ngoại vi: Theo bảng 3.11, tỷ lệ giảm ≥ 2/3 dòng máu ngoại vi là 71,7%. Kết quả này tương tự hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Toàn (2008) 82% [7].

4.3.2. Sự thay đổi các xét nghiệm đông máu

Theo bảng 3.15, biểu hiện rối loạn đông máu trong HLH rất nặng nề: tỷ lệ BN có giảm PT (54,7%), APTT kéo dài (35,8%), Fibrinogen giảm (45,3%).

- Tỷ lệ PT (% ) và thời gian PT (s): Đây là xét nghiệm đánh giá sự thay

đổi của con đường đông máu ngoại sinh, tỷ lệ PT giảm trong trường hợp giảm hoạt tính các yếu tố tham gia vào con đường đông máu ngoại sinh (II, V, VII,

X), thể hiện tình trạng giảm đông. Nghiên cứu của chúng tôi có 29/53 (54,7%) BN có PT giảm dưới 70% và 26/53 (49,1%) BN có PT (s) kéo dài > 15s. Trong đó có 6 BN rối loạn đông máu nặng với tỷ lệ PT < 10%. Tỷ lệ Prothorombin giảm trong HLH do giảm các yếu tố II, V, VII, X và fibrinogen bị tiêu thụ hoặc bị giảm sản xuất tại gan do các tế bào gan bị suy, hoại tử cấp.

- APTT:

Xét nghiệm APTT để đánh giá con đường đông máu nội sinh, là thời gian phục hồi calci của một huyết tương nghèo tiểu cầu mà trong đó có sẵn cephalin và kaolin. APTT được coi là kéo dài khi trị số này dài hơn so với chứng 8-10 giây [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 19/53 (35,8%) BN có APTT kéo dài. Trong đó có 6 BN không xác định được trị số APTT vì APTT không đông. Trong HLH, rối loạn đông máu thường ở cả hai con đường nội sinh và ngoại sinh, gây ra các biểu hiện xuất huyết nặng trên lâm sàng.

- Fibrinogen:

Fibrinogen là một glycoprotein có cấu trúc đặc biệt, do đó có ái lực rất mạnh với phức hợp Glycoprotein IIb/IIIa trên màng tiểu cầu làm các tiểu cầu có thể ngưng tập với nhau. Chúng tôi thấy có 24/53 BN có fibrinogen giảm ≤ 1.5 g/l chiếm tỷ lệ 45,3%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Arico M là 79/122 (65%). Sự khác biệt này có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. Giảm fibrinogen trong HLH là do sự hoạt hóa plasminogen tăng cao bởi các đại thực bào bị hoạt hóa quá mức [15].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng thực bào máu có nhiễm EBV và đánh giá đáp ứng điều trị (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w