Xây dựng mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ_Phạm Văn Triệu (Trang 88 - 90)

7. Các nội dung chính của luận án

4.1.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm

Hệ thống cần trục container được thiết kế với chiều cao 1 m, chiều rộng 1 m, chiều dài 1.6 m, cho phép nâng hạ và chuyển tải với tải trọng hàng tối đa là 20 kg. Xe con được dẫn động bởi động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha dịch chuyển trên dầm chính của cần trục container. Dầm chính được dẫn động bởi động cơ xoay chiều ba pha để thay đổi vị trí làm hàng của cần trục container và động cơ điện một chiều dẫn động quay tời để thay đổi chiều dài cáp nâng. Cũng giống như bài toán mô phỏng, quá trình thực nghiệm cả ba cơ cấu này sẽ được thực hiện đồng thời để nâng cao hiệu quả và giảm thời gian làm hàng. Mô hình hệ thống cần trục container trong phòng thí nghiệm được mô tả trong Hình 4.1. Dưới tác động của đế kích động, cần trục sẽ liên tục dao động. Cần trục sẽ rung lắc và mất ổn định nếu các cơ cấu không được điều khiển chính xác. Bộ điều khiển sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu điều khiển và phải giữ cho hệ thống ổn định trong suốt quá trình cần trục container làm việc.

Đế kích động bản chất là robot song song sáu bậc tự do, tạo chuyển động theo sáu phương khác nhau gồm ba phương tịnh tiến theo trục (Ox, Oy, Oz) và ba góc quay (roll, pich, yaw) (Hình 4.3). Đế kích động đã được chế tạo và đưa vào thực nghiệm như mô tả trên Hình 4.2. Đế Gough-Stewart được điều khiển bởi Kit chính Arduino MEGA 2560 và sáu Kit phụ Arduino UNO. Các Kit phụ có vai trò điều khiển chuyển động của từng khớp thông qua điều khiển tốc độ và chiều quay các động cơ điện một chiều tại mỗi trục nâng. Kit chính truyền dữ liệu của các biến khớp theo thời gian thực tới các Kit phụ để phối hợp chuyển động của chúng thông qua giao thức I2C. Các Kit Ardruino là board mạch tích hợp vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn.

76

Hình 4.1. Hệ thống cần trục container trong phòng thí nghiệm

Hình 4.2. Đế kích động Gough-Stewart tạo dao động sóng

Hình 4.3. Dịch chuyển của đế kích động trong không gian 3 chiều

Như vậy, hệ thống có năm tín hiệu ra cần được điều khiển gồm chuyển vị dầm chính, chuyển động của xe con, chiều dài cáp nâng hàng, và hai góc lắc hàng theo hai phương. Trong khi đó, chỉ có ba tín hiệu điều khiển gồm lực kéo (mô men) của ba động cơ dẫn động xe con, dẫn động dầm chính, và nâng/hạ container. Mặt khác, điều

Trục nâng Đế kích động Kit phụ Arduino UNO Cần trục container Xe con Dầm chính PC Tủ điều khiển cần trục Mã hàng Quạt Đế kích động sáu bậc tự do Tủ điều khiển đế kích động Vi điều khiển NI MyRIO-1900

77

kiện làm việc của cần trục container ở ngoài khơi rất phức tạp: cần trục container còn chịu kích động của sóng biển, gió, và khởi động cùng lúc ba cơ cấu. Điều khiển một hệ thống với điều kiện làm việc phức tạp như trên, đồng thời, số tín hiệu điều khiển nhỏ hơn số tín hiệu ra thường gặp nhiều thách thức và khó hơn nhiều so với hệ đủ cơ cấu chấp hành.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ_Phạm Văn Triệu (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)