7. Các nội dung chính của luận án
1.1.3. Trang thiết bị chính tại cảng container
Đối với cảng biển, hệ thống trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng nhất để phát triển dịch vụ cảng biển. Ngày nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo đường biển ngày càng lớn, lượng hàng hóa thông qua các cảng ngày càng tăng, do đó các cảng biển cần phải nâng cao chất lượng các trang thiết bị phục vụ. Điều này làm tăng năng suất và sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Đối với cảng container, các trang thiết bị chính phục vụ xếp dỡ hàng hóa tại các cảng này gồm có: Cẩu giàn QC, cẩu chân đế và cẩu sắp xếp container.
Cẩu giàn QC: Đây là loại cần trục lớn đặt tại các cầu tàu trực tiếp xếp dỡ hàng từ các tàu container lên bờ và ngược lại (Hình 1.9). Cẩu giàn QC hiện đại hiện nay có thể nâng hai container song song cùng lúc giúp sản lượng hàng hóa thông qua lớn hơn so với cẩu đơn. Mặt khác, trong quá trình làm việc, cẩu giàn QC cần không gian làm việc nhỏ do không phải quay trở, do đó ít ảnh hưởng đến các khu vực xếp dỡ lân cận.
Cẩu chân đế: Đây là loại có thể dùng để cẩu container và hàng rời (Hình 1.10). Đặc điểm nổi bật của loại cẩu này là khả năng quay trở 180o dễ dàng và linh hoạt nên có thể chọn vị trí nhấc và đặt container mà không cần di chuyển. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loại cần cẩu này khi quay trở nó cần một khoảng không gian lớn giữa các phương tiện làm việc cùng lúc. Mặt khác, do phải quay trở nên tốc độ làm việc của nó chậm hơn rất nhiều so với cẩu giàn QC. Do đó, nó ít được dùng trong các cảng container và chỉ được sử dụng trong các cảng bốc xếp hàng rời và một số loại hàng đặc biệt khác.
Cẩu sắp xếp container: Đây là loại cẩu hoạt động trong cảng có chức năng xếp dỡ container từ cảng lên các xe container và ngược lại. Loại cẩu này không có khả năng xếp dỡ container từ tàu lên bờ và ngược lại. Có hai loại cẩu sắp xếp container trong các cảng là cẩu RTG và cẩu RMG. Cẩu RMG (Hình 1.11) hoạt động bằng điện trong khi đó cẩu RTG (Hình 1.12) chạy bằng dầu diesel.
15
Hình 1.11. Cẩu RMG Hình 1.12. Cẩu RTG