Các bước chính chế tạo cần trục container đặt trên tàu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ_Phạm Văn Triệu (Trang 28 - 30)

7. Các nội dung chính của luận án

1.1.4. Các bước chính chế tạo cần trục container đặt trên tàu

Các bước chính chế tạo cần trục container đặt trên tàu được trình bày trong sơ đồ khối Hình 1.13. Xuất phát từ yêu cầu về tải trọng, sức nâng và tầm với đối với cần trục container, người ta có thể chọn phương án mua sẵn hoặc chế tạo. Đối với chế tạo, đầu tiên phải tiến hành thiết kế cần trục theo yêu cầu về tải trọng và tầm với. Sau khi có thiết kế cần trục container thì tiến hành thiết kế pông tông thỏa mãn thiết kế của cần trục, thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 23:2016/BGTVT và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Trong quá trình thiết kế chi tiết pông tông, ta tiến hành thiết kế đồng thời các hạng mục chính, bao gồm: thiết kế thân vỏ (thiết kế về kết cấu, thiết kế tính năng, và trang thiết bị trên boong), thiết kế hệ thống (thiết kế các hệ thống phục vụ nói chung), và thiết kế hệ thống điều khiển cho cần trục. Như vậy, thiết kế hệ thống điều khiển cho cần trục là một bước quan trọng và không thể tách rời trong thiết kế cần trục container đặt trên tàu. Để có một hệ thống điều khiển hiện đại, đảm bảo được các yêu cầu điều khiển thì việc thiết kế phần cứng và phần mềm phải được thực hiện đồng thời. Chất lượng của hệ thống điều khiển ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc của cần trục. Khó khăn lớn nhất trong việc thiết kế hệ thống điều khiển không nằm ở việc thiết kế và chọn phần cứng mà nó nằm ở việc thiết kế phần mềm cho hệ thống. Hiệu quả của việc làm hàng thể hiện ở thời gian quay trở và độ chính xác khi nâng hạ hàng hóa. Hệ thống điều khiển phải đảm bảo đồng thời các yếu tố như độ chính xác của các cơ cấu dịch chuyển, nâng hạ hàng cũng như giữ cho góc lắc hàng nhỏ và triệt tiêu ở đích đến. Với cần trục container đặt trên tàu dưới tác động của sóng biển và tải trọng gió thì rất khó khăn để thực hiện việc điều khiển. Vai trò của thuật toán điều khiển tích hợp

16

vào hệ thống rất quan trọng, nó giúp cho hệ thống làm việc hiệu quả và chính xác hơn ngay cả khi chịu kích động của các yếu tố nhiễu gây bất lợi trong quá trình làm việc. Hệ thống điều khiển tự bảo vệ trong các trường hợp như quá tải, góc lắc tàu lớn hơn giá trị cho phép khi cần trục làm việc ngoài biển cũng như trường hợp mất điện đột ngột khi đang nâng hạ hàng. Khi quá tải và góc lắc tàu lớn thì hệ thống điều khiển sẽ không cho phép thực hiện lệnh làm việc. Hệ thống cần trục sử dụng một công tắc thường đóng để bảo vệ mất điện đột ngột.

Hình 1.13. Các bước chính chế tạo cần trục container đặt trên tàu Yêu cầu về sức nâng và tầm với cần trục container Cần trục container Mua sẵn Chế tạo Thiết kế cần trục container

Thiết kế pông tông

Thiết kế chi tiết

Thiết kế hệ thống Thiết kế thân vỏ

Yêu cầu đăng kiểm Yêu cầu cần trục Thiết kế hệ thống điều khiển cần trục

17

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ_Phạm Văn Triệu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)